3. Mục tiêu nghiên cứu
3.4.3. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh môi trường
• (1) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom
Tỷ lệ thu gom CTRSHĐT là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc thực thi của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng trên khía cạnh môi trường. Do sự giới hạn của số liệu, tỷ lệ này được tác giả tính toán trên dựa trên cơ sở xác định khối lượng thu gom và khối lượng chất thải phát sinh trong 2 mô hình.
Bảng 3.15: Tỷ lệ thu gom CTRSHĐT tại phường Nhân Chính và xã Sài Sơn năm 2016
Danh mục Nhân Chính Sài Sơn
Khối lượng CTRSHĐT phát sinh (tấn/năm) 17.836,24 6.299,05 Khối lượng CTRSHĐT thu gom (tấn/năm) 15.000,27 4.946,63
Tỷ lệ thu gom (%) 84,1 78,53
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của HTX Thành Công và Tổ đội thu gom ở Sài Sơn
Xét theo không gian, có thể nhận thấy là tỷ lệ thu gom CTRSHĐT ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn là khá cao so với toàn quốc. Theo Bộ TN&MT (2011), tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị đạt 80% và ở các huyện ngoại thành dao động từ 60 - 70%. Xét theo thời gian, tỷ lệ thu gom ở thời điểm hiện tại trong mô hình Nhân Chính đều cao hơn so với tỷ lệ 70% - thời điểm HTX Thành Công chưa cung ứng dịch vụ thu gom và cao hơn rất nhiều so với khoảng thời gian URENCO 4 tham gia QLCTRSHĐT. Kết quả tương tự như vậy đối với trường hợp của Sài Sơn, trước khi thực hiện mô hình QLDVCĐ, tỷ lệ thu gom ở xã là khá thấp, khoảng 30-40% (Kết quả từ phỏng vấn sâu đại diện HTX Thành công và tổ/đội cung cấp dịch vụ) .
Nếu so sánh với "Các chỉ số tiêu chuẩn của hệ thống QLCTRSHĐT bền vững và tổng hợp" có thể nhận thấy tỷ lệ thu gom trong 2 mô hình được xếp ở mức trung bình (medium). Đây là một chỉ báo tích cực về kết quả thực thi của mô hình dưới góc độ môi trường. Điều này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu một số hộ gia đình. Các hộ đều cho rằng lượng rác thải tồn đọng trên hè phố, trong cộng đồng dân cư, trong các khu vực công cộng, trong ao hồđã giảm đáng kể, hạn chế khả năng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất. CTRSHĐT được thu gom sẽ làm giảm nguồn trung gian gây bệnh và tạo cảnh quan đẹp cho cộng đồng.
• (2) Tỷ lệ CTRSHĐT thu gom được xử lý/ chôn lấp vệ sinh
Theo lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững, chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến nguyên tắc "tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường". Theo Rushbrook, P.và cộng sự (1999), xử lý CTR thu gom bằng phương pháp không phù hợp là do sự tin tưởng sai lầm rằng đó là phương pháp xử lý rẻ nhất. Tuy nhiên, thực tếđã cho thấy chất hòa tan và chất bẩn lơ lửng trong nước rỉ rác sẽ là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm; và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườị Vì vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, CTRSHĐT không chỉ cần được thu gom và vận chuyển triệt để, mà cần phải được xử lý trong các bãi chôn lấp vệ sinh hoặc có kiểm soát.
Theo Báo cáo của Sở xây dựng (2016), công nghệ xử lý CTRSHĐT ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh. Tổng khối lượng xử lý theo công nghệ chôn
lấp hợp vệ sinh chiếm khoảng 90% lượng CTRSHĐT được thu gom. Số liệu này cũng phù hợp với thống kê của HTX Thành Công khi tính toán số liệu CTRSHĐT được xử lý hợp vệ sinh trên tổng lượng CTRSHĐT được thu gom ởđịa bàn Nhân Chính.
Tại Sài Sơn, xử lý CTRSHĐT trên các bãi chôn lấp vệ sinh là một yếu điểm trong hệ thống QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Phân đoạn vận chuyển thứ cấp và xử lý được thực hiện bởi Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai theo hợp đồng ký kết giữa công ty và Phòng TN - MT huyện Quốc Oaị Với tần suất vận chuyển 2-3 lần/ tuần, chỉ có một phần khối lượng CTRSHĐT được vận chuyển đến khu xử lý Xuân Sơn, Sơn Tâỵ Một phần rác thải được xử lý bởi hình thức chôn lấp và đốt trên một khu đất rộng, cách xa khu vực dân cư. Vì vậy, theo Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, tỷ lệ CTRSHĐT thu gom được xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh ước tính chỉđạt 60%.
• (3) Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT
Chỉ tiêu này cũng được gắn liền với lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững, trong đó đặc biệt nhấn mạnh phạm vi hộ gia đình có thể tiếp cận với dịch vụ CTRSHĐT. Khi tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận với dịch vụ càng cao, khả năng gây ra tác động xấu đến môi trường càng thấp. Theo số liệu HTX Thành Công và tổ thu gom ở xã Sài Sơn, 100% hộ gia đình ở hai (2) địa bàn nghiên cứu được cung ứng và có khả năng tiếp cận với dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT. Điều này cho thấy hệ thống QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng được thiết kế khá tốt, đem lại cơ hội cải thiện chất lượng môi trường.
•(4) Tỷ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động tái chế CTRSHĐT
Tái sử dụng/ tái chế CTRSH là một chỉ số quan trọng để phân tích khía cạnh môi trường của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Dưới góc độ kinh tế, tái sử dụng/tái chế chất thải là hoạt động đem lại nguồn thu cho hộ gia đình, tiết kiệm chi phí thu gom/vận chuyển và chôn lấp cho xã hộị Dưới góc độ môi trường, khả năng phục hồi chất thải sẽ làm giảm ngoại ứng tiêu cực từ hoạt động chôn lấp rác thảị Theo DiGregorio, M. (1997), tỷ lệ tái chế rác thải ở Hà Nội là khá cao, từ 18 - 22%; tuy nhiên, khu vực phi chính thức thường đảm nhận trách nhiệm nàỵ Kết quả điều tra 2 địa bàn nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng tái sử dụng/ tái chế của hộ gia đình là rất cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Cụ thể là tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào phân đoạn tái chế CTRSHĐT ở Sài Sơn là 34,98%, tỷ lệ này ở Nhân Chính là 26,70%. Một số hộ gia đình cho biết, thu nhập từ hoạt động tái chế dao động 30.000 - 40.000 đồng/tháng. Trong khi đó, kết quả phỏng vấn sâu hộ gia đình ở Nhân Chính cho thấy họ không tham gia vào hoạt động phân loại, tái chế CTRSHĐT vì công việc này tốn nhiều thời gian trong khi thu nhập đem lại là không đáng kể.