3. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.4. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là phương tiện để tác động đến quá trình ra quyết định có liên quan tới cuộc sống của người dân, đồng thời là cách thức để chuyển giao quyền lực chính trị. Từ nhận định trên, sự tham gia của cộng đồng có thểđược hiểu là sự tham gia vào một công việc, một chính sách, một dự án mà các tổ chức, cơ quan đề ra nhằm đem lại lợi ích chung cho mọi ngườị Theo Dower, M. (2004), sự tham gia của cộng đồng được chia thành 5 cấp độ như sau:
- (i) Cấp độ được thông báo/ cung cấp thông tin: Đây là mức độ thấp nhất của sự tham giạ Cộng đồng được cung cấp thông tin về các hoạt động dự kiến nhưng họ không được quyền đưa ra ý kiến để làm thay đổi chúng. Mục tiêu của việc thông báo là để thuyết phục cộng đồng về các quan điểm của nhà lãnh đạo theo cách tiếp cận “từ trên xuống” (top-down) và cộng đồng phải tuân thủ những quan điểm nàỵ
- (ii) Cấp độ được tham vấn /hỏi ý kiến: Cộng đồng nhận được thông tin về hoạt động dự kiến và được hỏi ý kiến để biết quan điểm của họ về những hoạt động đó. Những ý kiến tham vấn của cộng đồng được xem xét trong quá trình ra quyết định chính sách nhưng không nhất thiết được tiếp thu và đưa vào quá trình ra quyết định.
- (iii) Cấp độ cùng thực hiện: Đây là mức độ tham gia cao hơn mức được tham vấn/hỏi ý kiến. Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm và được tham gia vào quá trình ra quyết định.
- (iv) Cấp độ đối tác: Ở cấp độ này, cộng đồng được tham gia vào quá trình thực hiện các quyết định và chia sẻ trách nhiệm để thực hiện các quyết định đó.
- (v) Cấp độ chủ trì. Đây là mức độ cao nhất cho sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các quyết định mà họ lựa chọn. Vai trò của các chuyên gia, các cơ quan hay nhà đầu tư là hỗ trợ cộng đồng bằng cách cung cấp thông tin, kỹ năng và nguồn lực để giúp cộng đồng thực hiện tốt các quyết định. Mức độ tham gia này thể hiện cách tiếp cận hoàn toàn "từ dưới lên", trái ngược với cách tiếp cận "từ trên xuống".
Hình 1.3: Các mức độ tham gia của cộng đồng
Nguồn: Dower, 2004, "Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về phát triển nông thôn toàn diện", NXB Nông nghiệp, Hà Nội