Khuyến nghị về nâng cao nhận thức cộng đồng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 156 - 157)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.3.4. Khuyến nghị về nâng cao nhận thức cộng đồng

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng là giải pháp cần thiết và đặc biệt quan trọng để đạt được sự thành công cho mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng. Sự chuyển đổi trong nhận thức người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của họ, về tầm quan trọng của hệ thống QLCTRSHĐT còn chưa rõ nét. Vai trò mờ nhạt của cộng đồng ở mô hình quản lý tại phường Nhân Chính và những nhận định chưa đầy đủ về tác động của CTRSHĐT đến các thành phần môi trường ở Sài Sơn là những minh chứng cụ thể về sự thiếu hụt trong nhận thức của cộng đồng. Hậu quả của sự lệch lạc trong nhận thức đã và đang tạo ra những yếu tố không bền vững cho mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng.

Nghiên cứu nhiều học giả cho thấy mức độ nhận thức của cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin mà họ tiếp cận. Giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng bao gồm: (i) đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, (ii) cải thiện hình thức và cách truyền đạt; và (iii) mở rộng phạm vi nhóm đối tượng mục tiêụ

Đa dạng hóa nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Có thể nhận thấy nội dung tuyên truyền về vai trò của cộng đồng và tầm quan trọng của hệ thống QLCTR còn rất thiếu vắng trong đời sống người dân. Các nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu hệ thống pháp luật như Nghị định hoặc các thông tư hướng dẫn. Để việc tuyên truyền đạt đúng mục tiêu và thực sự là nguồn thông tin chất lượng với hộ gia đình, nội dung tuyên truyền cần khẳng định:

- Mục đích của QLCTRSH dựa vào cộng đồng là vì sức khỏe của người dân

đặc biệt là đối với với người nghèo/người có thu nhập thấp; và vì mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài các lợi ích về sức khỏe, môi trường sống, nội dung tuyên truyền có thể lồng ghép các lợi ích cộng đồng được thụ hưởng như: cơ hội việc làm, thu nhập ổn định. Khi lợi ích của cộng đồng là động lực cho hoạt động của mô hình thì họ sẽ nỗ lực để cùng nhau thảo luận, tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng của mô hình.

- Khẳng định vai trò đặc biệt của cộng đồng trong mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Cộng đồng tham gia với tư cách là người sử dụng dịch vụ; tư vấn, góp ý để hoàn thiện dịch vụ; giám sát chất lượng dịch vụ; cùng thực hiện và quản lý dịch vụ;. Với nhiều mức độ, vai trò tham gia khác nhau, cộng đồng là chủ thể quan trọng quyết định sự tồn tại và thành công của mô hình.

Cải thiện hình thức và cách tuyên truyền nâng cao nhận thức

Một số hộ gia đình cho rằng cách thức tuyên truyền hiện nay qua các phương tiện bảng tin, phát thanh là khá khô cứng, khó nhớ và khó áp dụng. Một trong những biện pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng là lựa chọn nội dung tuyên truyền thiết

thực, chuyển tải bằng ngôn ngữ đời thường thông qua các phương tiện thông tin, tổ chức các chương trình như "sáng kiến 3R", hoặc tiến hành các cuộc thi liên quan đến chủđiểm môi trường.

Với đặc thù bận rộn của người dân đô thị, lựa chọn phương pháp tuyên truyền sống động, thời điểm thích hợp, hình thức đa dạng là những cách thức quan trọng để đạt hiệu quả trong tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Mở rộng đối tượng, mục tiêu tuyên truyền

Hiện tại, các chương trình tập huấn hoặc tuyên truyền đang hướng nhiều đến đối tượng phụ nữ, những người được kỳ vọng sẽ tham gia mạnh mẽ trong QLCTRSHĐT. Tuy vậy, để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đối tượng tiếp theo cần được chú trọng tuyên truyền là thế hệ thanh niên, những người sẽ kế tục và phát huy các mô hình QLCTRSHĐT trong tương laị

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng không phải là một giải pháp tạm thời, hoặc ngắn hạn; hơn thế, giải pháp này cần được nhìn nhận, đánh giá và thiết kế thực hiện với tầm nhìn dài hạn. Giải pháp này đòi hỏi sự tác động liên tục tới các nhóm đối tượng khác nhau về tuổi, giới tính, thu nhập trong toàn bộ cộng đồng. Đây không phải là công việc đơn giản vì nó liên quan rất lớn đến thói quen, lối sống, văn hóa và trình độ giáo dục của người dân. Do vậy, giải pháp giáo dục tuyên truyền phải sự kiên nhẫn, linh hoạt và sáng tạo để truyền tải các thông tin đến cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)