Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 98 - 108)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.2. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh xã hội

(1) Cơ hội việc làm cho người dân địa phương

Khi cung ứng dịch vụ thu gom và vận chuyển CTRSHĐT ở phường Nhân Chính, HTX Thành Công đã đem lại cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2016, số lượng nhân công địa phương làm việc ở HTX là 37 người trên tổng số 59 lao động, tương đương 62.7% tổng số lao động của HTX đang cung ứng dịch vụ trên địa bàn phường. Phần lớn lao động địa phương làm ở HTX là thành viên hội phụ nữ của các tổ dân phố và phường. Trong thời gian đầu, HTX Thành Công ký hợp đồng theo hình thức bán thời gian. Dần dần, do nhu cầu khối lượng công việc nhiều hơn và cũng để đảm bảo tính chuyên nghiệp khi cung ứng dịch vụ thu gom, HTX ký kết hợp đồng chính thức với lực lượng lao động nàỵ

Bảng 3.7: Tỷ lệ lao động địa phương ở tổđội thu gom xã Sài Sơn năm 2016 Thôn Dân số (người) Số người trong tổ thu gom (người) Lao động địa phương trong tổ thu gom (người)

Tỷ lệ lao động địa phương/Số người trong tổ thu gom (%)

Thôn Thụy Khuê 4.359 5 4 80.00

Thôn Đa phúc 4.032 4 4 100.00

Thôn Khánh Tân 1.779 3 3 100.00

Thôn Năm trại 2.166 4 4 100.00

Thôn Phúc Đức 5.764 14 11 78.57

Thôn Sài khê 1.967 2 2 100.00

Tổng số 20.067 32 28 87.50

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của UBND và tổ thu gom xã Sài Sơn

Ở xã Sài Sơn, mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng cũng tạo việc làm cho một số người dân trong xã. Tại thời điểm điều tra, có 28 trên tổng số 32 lao động trong tổ thu gom rác thải là người dân địa phương, chiếm 87.5%. Người lao động sẽđược ký một thỏa thuận lao động với CBOs để ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên. Tuy số lao động không nhiều nhưng trong tương lai, khi nhu cầu về dịch vụ thu gom tăng lên, số lượng việc làm được kỳ vọng sẽ mở rộng.

(2) Thu nhập của người lao động ở đơn vị cung ứng dịch vụ CTRSHĐT

Kết quả chung của khác nhiều mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng trên thế giới đều cho thấy lương của công nhân thu gom CTRSH là tương đối thấp (Anschutz, J., 1996). Lý giải cho tình trạng này, các nghiên cứu chỉ rõ doanh thu của hoạt động thu gom chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn: tiền phí sử dụng dịch vụ thu gom của hộ gia đình và nguồn thu từ bán các vật liệu tái chế. Cả hai nguồn thu này đều không cao vì với mức thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển, hộ gia đình khó có thể tăng mức chi trả phí; và các vật liệu tái chế thường được thu mua với giá rất rẻ. Nếu không tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác nữa thì lương của lao động thu gom là rất thấp.

Trong mô hình ở Nhân Chính và Sài Sơn, thu nhập trung bình của người lao động ước tính lần lượt là 5.100.000 VNĐ/ người/ tháng và 1.600.000VNĐ /người/tháng. Ngoài ra, họ có thể có thêm thu nhập bằng cách bán các vật liệu tái chế. Phỏng vấn sâu ở Nhân Chính và Sài Sơn cho thấy mức thu nhập thêm này dao động khoảng 50.000- 70.000VNĐ/ tháng. Tổng của 2 nguồn thu này chỉ bằng 60-70% so với thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở 2 khu vực. Một số người lao động đã chia sẻ: tuy mức thu nhập không cao, ít có điều kiện tích lũy nhưng công việc, thu nhập của họ khá ổn định, đây là có thể coi là một thuận lợi so với nhóm ngành lao động khác.

(3) Chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ thu gom được đánh trên 2 góc độ: (i) tần suất thu gom; (ii) thời điểm thu gom và (iii) lượng rác thải được thu gom.

Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của hộ gia đình về dịch vụ thu gom CTRSHĐT Mức độ hài lòng Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời Phần trăm (%) Số người trả lời Phần trăm (%) 1. Mức độ hài lòng của hộ gia đình về tần suất thu gom CTRSHĐT

Rất hài lòng 94 26,26 20 13,70

Hài lòng 127 35,47 32 21,92

Bình thường 89 24,86 51 34,93

Không hài lòng 36 10,06 37 25,34

Hoàn toàn không hài lòng 12 3,35 6 4,11

Tổng số 358.00 100.00 146 100.00

Điểm trung bình 3,712 3,157

2. Mức độ hài lòng của hộ gia đình về thời điểm thu gom CTRSHĐT

Rất hài lòng 97 27,09 26 17,80

Hài lòng 109 30,45 39 26,71

Bình thường 76 21,23 54 36,99

Không hài lòng 61 17,04 17 11,64

Hoàn toàn không hài lòng 15 4,19 10 6,85

Tổng số 358 100.00 146 100.00

Điểm trung bình 3,592 3,369

3. Mức độ hài lòng của hộ gia đình về khối lượng CTRSHĐT được thu gom

Rất hài lòng 47 13,13 20 13,70

Hài lòng 128 35,75 28 19,18

Bình thường 95 26,54 52 35,62

Không hài lòng 63 17,60 35 23,97

Hoàn toàn không hài lòng 25 6,98 11 7,53

Tổng số 358 100.00 146 100.00

Điểm trung bình 3,304 3,075

Có thể nhận thấy mức độ hài lòng của người dân ở Nhân Chính về tần suất, thời gian, và khối lượng thu gom cao hơn so với cư dân ở Sài Sơn. Điều này bắt nguồn từ chất lượng dịch vụ mà HTX Thành Công cung cấp ở Nhân Chính có nhiều điểm ưu việt hơn so với dịch vụ mà tổ/đội ở Sài Sơn cung ứng. Tần suất thu gom được thực hiện Nhân Chính là 1 lần/ ngày, với khung giờ cố định là 18 giờ. Trong khi đó, tần suất thu gom ở Sài Sơn là 2-3 lần/ tuần với thời gian thu gom không cố định. Lượng rác thải được thu gom trong ngày ở Nhân Chính cũng được thực hiện triệt để hơn. Còn ở Sài Sơn, do địa bàn trải rộng, nhân lực thu gom thiếu, phương tiện thu gom thô sơ nên ở những khu vực xa, ngõ nhỏ, lượng rác bị bỏ lại không được thu gom khá nhiềụ So với Nhân Chính, các mức điểm trung bình thấp hơn ở Sài Sơn là những chỉ báo cho thấy sự chưa hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong số nguyên nhân cốt lõi là năng lực tài chính và nguồn nhân lực còn hạn chế của nhà cung ứng dịch vụ. Hình thức tổ/ đội thu gom ở Sài Sơn có nguồn lực nhỏ bé, hình thành một cách tự nguyện nên không thể cung ứng dịch vụ CTRSHĐT với quy mô rộng, tần suất và chất lượng như ở Nhân Chính. Kết quả phỏng vấn sâu một số thành viên trong tổ/đội thu gom cho thấy: do nguồn thu nhập ít ỏi (1.600.000 đồng/ người/ tháng) nên họ không có động lực để cải tiến dịch vụ. Về phía hộ gia đình ở Sài Sơn, họ cho rằng chất lượng dịch vụ như vậy gây ra 2 vấn đề. Một là, do tần suất thu gom ít nên lượng rác tồn đọng lại khá lớn. Trung bình, lượng rác thải của một gia đình là 2 - 5 kg/ ngàỵ Với thời gian như vậy, khá nhiều hộ gia đình phải mang rác để ngoài đường, đầu ngõ do túi chứa rác có mùị Điều này làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và tiềm ẩn những yếu tố rủi ro đối với sức khỏẹ Hai là, thời gian thu gom không cố định nên hộ gia đình không biết chính xác thời điểm thu gom. Do vậy, các hộ gia đình thường để rác ở ngoài cửa, ảnh hưởng đến cảnh quan và lối đi lại do ngõ trong thôn chật hẹp. Hộ gia đình mong muốn tăng tần suất và ấn định thời gian thu gom trong ngày để giảm lượng rác thải tồn đọng và sẵn lòng đóng góp mức phí cao hơn cho nhà cung cấp dịch vụ. Điều này gợi mở hướng thay đổi khi cung ứng dịch vụ CTRSHĐT theo quan điểm thị trường, cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và thiết lập mức giá dịch vụ tương ứng với chất lượng.

(4) Sự tham gia của cộng đồng trong mô hình QLCRSHĐT

Đối với mô hình QLDVCĐ nói chung và QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng nói riêng, sự tham gia của hộ gia đình đóng vai trò rất lớn đến sự thành công của mô hình (Anschutz, J., 1996). Họ hoặc là đại diện của họ sẽ có quyền sẽ tham gia giai đoạn thành

lập, vận hành và duy trì mô hình quản lý. Theo lý thuyết, sự tham gia của hộ gia đình trong QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độđược thông báo, tham vấn, cùng ra quyết định, cùng thực hiện và cùng quản lý.

Trong 2 mô hình nghiên cứu, sự tham gia của hộ gia đình được đánh giá thông qua 5 mức độ: hoàn toàn không thường xuyên, không thường xuyên, bình thường, thường xuyên và rất thường xuyên với thang điểm 1, 2, 3, 4 và 5.

- Sự tham gia của hộ gia đình ở cấp độ được thông báo

Nhận thông báo là cấp độ tham gia đầu tiên của hộ gia đình. Hộ gia đình nhận được câu hỏi về mức độ thường xuyên nhận được các thông báo của UBND phường/xã. Nội dung được thông báo tới hộ gia đình là các quy định của thành phố, UBND phường hoặc xã; các vấn đề về an ninh trật tự, thông báo về tiêm chủng hoặc các vấn đề về cung ứng/sử dụng điện, nước trong cộng đồng. Kết quả cho thấy, khoảng 70% hộ gia đình ở Nhân Chính được thông báo thường xuyên và rất thường xuyên các vấn đề ở địa phương. Tỷ lệ này ở Sài Sơn còn cao hơn với trên 80% hộ gia đình được thông báọ Cách thức nhận thông báo của hộ gia đình chủ yếu là thông qua qua đài phát thanh ở phường/xã, các bản tin ở tổ dân phố hoặc trong thôn. Riêng ở Sài Sơn, một số hộ cho biết họ nhận được thông tin từ chia sẻ của hàng xóm. Đây là một điểm khác biệt về văn hóa giữa 2 địa bàn nghiên cứụ Văn hóa cộng đồng làng xã ở Sài Sơn có thể giúp các hộ gia đình dễ dàng chia sẻ thông tin với với nhau hơn so với cách sống có phần biệt lập của các hộ gia đình trong nội thành nhưở Nhân Chính.

Bảng 3.9: Mức độ thường xuyên nhận các thông tin vềđặc điểm dịch vụ thu gom CTRSHĐT Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời Tỷ lệ (%) S ố người trả lời Tỷ lệ (%) - Rất thường xuyên 66 18,43 40 27,40 - Thường xuyên 162 45,25 67 45,89 - Bình thường 81 22,63 21 14,38

- Không thường xuyên 34 9,50 13 8,91

- Hoàn toàn không thường xuyên 15 4,19 5 3,42

Tổng 358 100,00 146 100,00

Điểm trung bình 3,642 3,849

Tuy nhiên, các thông tin mà hộ gia đình nhận được về dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT lại không caọ Điều này được thể hiện trong bảng 3.9. Cụ thể, hơn 60% hộ gia đình ở Nhân Chính và 70% hộ gia đình ở Sài Sơn thường xuyên (rất thường xuyên) nhận được thông tin về địa điểm, thời gian thu gom và vận chuyển. Phương thức truyền đạt thông tin chủ yếu là qua các buổi họp tổ dân phố/ thôn hoặc qua giấy thông báo của tổ dân phố. Có đến 15% hộ gia đình ở Nhân Chính không thường xuyên (hoàn toàn không thường xuyên) nhận được thông báọ Tỷ lệ này ở Sài Sơn là ít hơn, khoảng 12%. Không nhận được thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tuân thủ các quy định về dịch vụ thu gom, vận chuyển của hộ gia đình.

- Sự tham gia của hộ gia đình ở cấp độ được tham vấn

Ở mức độ này, hộ gia đình được phỏng vấn về mức độ thường xuyên tham gia các cuộc họp của tổ dân phố hoặc thôn; và mức độ thường xuyên được tham vấn/hỏi ý kiến về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thu gom/vận chuyển CTRSHĐT.

Bảng 3.10: Mức độ thường xuyên được tham vấn về dịch vụ thu gom CTRSHĐT Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời T ỷ lệ (%) S ố người trả lời T ỷ lệ (%) - Rất thường xuyên 56 15,64 41 28,08 - Thường xuyên 137 38,27 58 39,73 - Bình thường 86 24,02 24 16,44

- Không thường xuyên 55 15,36 15 10,27

- Hoàn toàn không thường xuyên 24 6,71 8 5,48

Tổng 358 100,00 146 100,00

Điểm trung bình 3,407 3,746

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Có thể thấy gần 70% hộ gia đình ở Sài Sơn thường xuyên (rất thường xuyên) được tham vấn và hỏi ý kiến về các dịch vụ QLCTRSHDT; trong khi tỷ lệ này ở Nhân Chính là 50%. Nội dung được hỏi ý kiến và tham vấn ở Sài Sơn khá đa dạng. CBOs sẽ đưa ra một số phương án khác nhau về đặc điểm của dịch vụ thu gom như: tần suất thu gom, địa điểm thu gom và đặc biệt là mức phí thu gom. Hộ gia đình được hỏi ý kiến về mức độ phù hợp của những đặc điểm này và sẽ biểu quyết theo nguyện vọng của đa số hộ gia đình. Ở Nhân Chính, các hộ gia đình cho rằng họ ít được tham vấn, hỏi ý kiến về dịch vụ thu gom. Theo họ, trên thực tế các đặc điểm

của dịch vụ này là cốđịnh, ít có thể thay đổi vì dịch vụđã được thiết kế dựa trên thỏa thuận giữa Sở Xây dựng Hà Nội, HTX Thành Công và CBOs.

- Sự tham gia của hộ gia đình ở cấp độ thảo luận, góp ý kiến

Ở cấp độ này, hộ gia đình sẽ nhận được câu hỏi về mức độ thường xuyên tham gia thảo luận, góp ý kiến và đóng góp vào quá trình ra quyết định các vấn đề liên quan đến dịch vụ CTRSHĐT.

Kết quảđiều tra cho thấy 60% hộ gia đình ở Sài Sơn thường xuyên (rất thường xuyên) trao đổi và có mức độ ảnh hưởng đến thiết kế/vận hành dịch vụ CTRSHĐT. Thông qua phỏng vấn sâu, một số hộ gia đình đã chia sẻ: quy mô cộng đồng trong từng thôn là tương đối nhỏ, họ thường xuyên trao đổi với nhau thông qua các buổi nói chuyện giữa các hộ gia đình hoặc trong các buổi họp thôn. Nếu cần quyết định về dịch vụ thu gom, họ sẽ trao đổi và thảo luận với nhau nhiều lần để đi đến sự đồng thuận. Điều này có phần trái ngược với tình huống ở Nhân Chính khi chỉ có 33% hộ gia đình cho rằng họ thường xuyên thảo luận, trao đổi để có thể ảnh hưởng đến dịch vụ thu gom, vận chuyển. Hộ gia đình nhận thấy là họ có thể tác động đến một vài điểm nhỏ trong dịch vụ: như tuyến đường thu gom, địa điểm tập trung rác thải trong phường. Tuy nhiên, theo họ thì những đặc điểm then chốt như phí vệ sinh, tần suất và thời gian thu gom là không thể thay đổi được theo quy định của UBND Thành phố và Sở Xây dựng Hà Nộị Bảng 3.11: Mức độ thường xuyên thảo luận và góp ý kiến về các dịch vụ QLCTRSHĐT Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời T ỷ lệ (%) S ố người trả lời T ỷ lệ (%) - Rất thường xuyên 35 9.78 28 19.18 - Thường xuyên 88 24.58 60 41.10 - Bình thường 119 33.24 35 23.97

- Không thường xuyên 92 25.70 17 11.64

- Hoàn toàn không thường xuyên 24 6.70 6 4.11

Tổng 358 100.00 146 100.00

Điểm trung bình 3,050 3,595

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả - Sự tham gia của hộ gia đình ở cấp độ cùng thực hiện

Sau khi tham gia vào quá trình quyết định, cộng đồng sẽ cùng tham gia vào việc thực hiện các quyết định đó. Mức độ này có thểđược đánh giá dưới góc độ thực hiện các quy định về dịch vụ CTRSHĐT.

Bảng 3.12: Mức độ thường xuyên cùng thực hiện các quy định về QLCTRSHĐT Nhân Chính Sài Sơn Số người trả lời T(%) ỷ lệ Strố ngả lườời i T(%) ỷ lệ - Rất thường xuyên 62 17,32 29 19,86 - Thường xuyên 84 23,46 48 32,88 - Bình thường 119 33,24 30 20,55

- Không thường xuyên 67 18,72 24 16,44

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)