3. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình quản lý dựa vào
Theo Steve R.Doe và M.Sohail Khan (2004), có 3 nhóm yếu tố cơ bản tác động đến sự thành công của mô hình QLDVCĐ, bao gồm: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng; (ii) nhóm yếu tố liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, và (iii) nhóm yếu tố liên quan đến khả năng tạo sức ép của cộng đồng hay cảm nhận về sự sở hữụ Bên cạnh đó, kết quả thực tiễn cho thấy một số yếu tố khác cũng có tác động đáng kể đến hoạt động của mô hình QLDVCĐ, như: chính sách của chính phủ, năng lực của cộng đồng. Như vậy, để tạo nền tảng thành công cho mô hình QLCDVCĐ, sự hiện diện của 4 nhóm yếu tố này rất quan trọng.
• (i) Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng
-Ngoài những đặc trưng cơ bản về quy mô hộ gia đình, trình độ, độ tuổi của chủ hộ, hoạt động kinh tế; nhóm các yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng bao gồm một số yếu tố khác, như: năng lực người đứng đầu, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục địa phương. Có thể thấy, sự thành công của mô hình QLDVCĐ phụ thuộc nhiều vào năng lực của người lãnh đạọ Cộng đồng là một tập hợp người dân; vì vậy, để đảm bảo khả năng quản lý đúng đắn, họ cần phải được hỗ trợ về mặt thiết chế, như: có người lãnh đạo định hướng phù hợp và xây dựng quy tắc đặc thù cho từng vấn đề quản lý.
-Những quy chế trong QLDVCĐ chỉ có thểđược cộng đồng chấp nhận và thực hiện một cách tự giác và nghiêm chỉnh nếu quy chế đó trở thành văn hóa, phong tục, tập quán. Trong một sốđiều kiện nhất định, phong tục tập quán có khả năng thay thế pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể, nhất là trong quá trình tự quản ở cộng đồng dân cư. Nếu quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở vĩ mô thì phong tục, tập quán lại đi vào chi tiết, cụ thể tại cộng đồng địa phương. Vì vây, các phong tục bản địa dễ áp dụng, phù hợp thực tiễn và cũng dễ dàng được cộng đồng chấp thuận. Do mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng của người dân qua nhiều thế hệ và có sự điều chỉnh trong cuộc sống hiện tại nên các thành viên cộng đồng rất tin tưởng vào sự công bằng, chính xác của các quy tắc xử sự này, nhất là khi những phong tục, tập quán được ghi lại thành hương ước.
• (ii) Nhóm các yếu tố liên quan đến sự tham gia:
-Khởi động các nỗ lực dựa vào cộng đồng: Theo các nhà nghiên cứu, sự tham gia ban đầu của cộng đồng được hỗ trợ bởi một số yếu tố. Có lập luận cho rằng các nỗ lực BVMT ở cơ sở thường bắt đầu bằng một cuộc khủng hoảng môi trường được đông đảo người dân nhận thức và đòi hỏi phải có sự quan tâm của cơ quan chính phủ. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của một cá nhân am hiểu về lĩnh vực môi trường sẽđóng vai trò khởi nguồn cho các nỗ lực dựa vào cộng đồng. Cá nhân đó sẽ tác động đến nhận thức của người dân và tạo dựng lại niềm tin cho họ vào các nỗ lực BVMT dựa vào cộng đồng.
-Tham vấn cộng đồng và vai trò của tham vấn trong QLDVCĐ: Mục đích của quá trình tham vấn cộng đồng là đảm bảo cho các bên bịảnh hưởng được tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về mô hình QLDVCĐ. Việc xác định nhóm cộng đồng được tham vấn và hình thức tham vấn phù hợp là yếu tố quan trọng tác động đến thành công của dự án dựa vào cộng đồng. Bởi lẽ, thông qua tham vấn, các bên liên quan có thể tìm ra tiếng nói chung và cùng hành động vì sự thành công của mô hình quản lý.
-Khuyến khích sự tham của cộng đồng: Tham gia của người dân là một phần của việc trao sức mạnh và thông qua đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của họ. Tham gia vừa là phương tiện, vừa là mục đích của quá trình phát triển. Ở góc độ phương tiện, sự tham gia góp phần sử dụng các nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu quản lý. Ở góc độ mục đích, tham gia được hiểu là sự cố gắng trao quyền cho người dân để tăng cường sự phát triển của chính họ, làm cho sự phát triển đó có ý nghĩạ Trong quá trình này, người dân nâng cao được vai trò của mình trong việc đưa ra các sáng kiến phát triển hơn là dựa vào các mục tiêu đã được quyết định trước đó.
•(iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến sở hữu:
- Trao quyền cho các thành viên trong cộng đồng: trao sức mạnh cho cộng đồng có vai trò then chốt quyết định đến sự thành công của mô hình quản lý vì nó làm gia tăng sức mạnh cho nhóm người dễ bị tổn thương. Bản chất của việc trao quyền là giúp người dân có thể đưa ra quyết định đối với những nhu cầu của chính họ, qua đó có thể tăng cường ảnh hưởng đối với các quyết định liên quan đến tương laị Việc trao quyền còn đảm bảo tiếng nói của cộng đồng, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội đểđòi hỏi quyền lợi cho mọi thành viên trong cộng đồng.
-Xây dựng, duy trì sự liên kết và quan hệ đối tác giữa các bên liên quan: Trong cộng đồng, cần phải tạo dựng sự liên kết giữa các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự,
khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Hợp tác giữa các bên liên quan là cách tốt nhất để khai thác lợi thế so sánh, là cách hiệu quả để biết được trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên, tránh sự chồng chéo trong nhiệm vụ và giảm thiểu rủi rọ Cốt lõi của mối quan hệ hợp tác này là sự chia sẻ trách nhiệm cho đến khi mục tiêu của mô hình quản lý đạt được. Do đó, hợp tác vừa là chất xúc tác giúp tìm ra một chiến lược sáng tạo, vừa là chìa khóa để thực hiện thành công mô hình QLDVCĐ.
•(iv) Nhóm các yếu tố hỗ trợ:
-Vai trò của khuôn khổ chính sách: Đây là việc làm vô cùng cần thiết để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. Thực tế cho thấy điều chỉnh chính sách liên quan đến mô hình QLDVCĐ thường diễn ra chậm hơn và mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh nàỵ
-Nâng cao năng lực của cộng đồng: Mục đích của nâng cao năng lực là tăng cường khả năng của các cá nhân, nhóm và tổ chức vượt qua những khó khăn nhằm tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình phát triển. Để nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng, cần công khai, minh bạch các thông tin, như: cộng đồng có thểđược hưởng những lợi ích gì và đóng góp chi phí gì. Sau đó phải xây dựng được sự độc lập và dựa vào các tổ chức của cộng đồng để quản lý hiệu quả.