Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 59 - 64)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền

tích tính bn vng ca mô hình qun lý cht thi rn sinh hot đô th da vào cng đồng

2.3.1.1. Quy trình xây dựng chỉ tiêu

Quy trình xây dựng chỉ tiêu được thực hiện theo trình tự dưới đây:

Hình 2.2: Quy trình xây dựng chỉ tiêu

Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả

Bước 1: Quy trình xây dựng chỉ tiêu được bắt đầu bằng việc xác định mục tiêụ Trong bối cảnh nghiên cứu, các chỉ tiêu được xây dựng để phân tích tính bền

Xác định mục tiêu xây dựng chỉ tiêu

Tổng quan tài liệu và lựa chọn khung lý thuyết để phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng

Đề xuất chỉ tiêu và tham vấn ý kiến của các chuyên gia

vững của mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý.

Bước 2: Bằng cách tổng quan các nghiên cứu, 3 khung lý thuyết được tác giả lựa chọn để xây dựng các chỉ tiêu, bao gồm: (i) lý thuyết về QLCTR tổng hợp và bền vững; (ii) lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng; và (iii) lý thuyết về hành động tập thể. Lý thuyết về QLCTR tổng hợp và bền vững cung cấp nền tảng về mục tiêu, nguyên tắc và các khía cạnh để đạt được tính bền vững cho hệ thống QLCTR. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng cho biết các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng. Lý thuyết về hành động tập thể nhấn mạnh đến cách thức tổ chức và cung ứng hàng hóa CTRSHĐT trong phạm vi cộng đồng. Do vậy, việc tích hợp 3 cơ sở lý thuyết sẽ giúp tác giả xây dựng các chỉ tiêu để phân tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng.

Bước 3: Dựa trên khung lý thuyết ở bước 2, các chỉ tiêu được đề xuất dựa trên 4 khía cạnh mà lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững đưa rạ Với từng khía cạnh, các chỉ tiêu được xác định cụ thể như sau:

- Khía cạnh kinh tế: Để mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng có thể vận hành một cách lâu dài thì chi phí và doanh thu phải được tính toán đầy đủ. Nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng chỉ tiêu: (1) "Chi phí quản lý một tấn CTRSHĐT" và chỉ tiêu (2) "Doanh thu từ hoạt động QLCTRSHĐT". Chỉ tiêu thứ (3) "Tỷ lệ thu hồi chi phí của dịch vụ QLCTRSHĐT" được chiết xuất từ nguyên tắc "lượng hóa đầy đủ các chi phi phí và lợi ích". Chỉ tiêu thứ (4) "Tỷ lệ hộ gia đình nộp phí" được đề xuất để xác định doanh thu của dịch vụ thu gom CTRSHĐT. Dựa trên nguyên tắc "thiết lập mức phí phù hợp cho mọi thành viên trong cộng đồng", chỉ tiêu thứ (5) "Sự phù hợp của mức phí" được xây dựng đểđánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ.

- Khía cạnh xã hội: Nguyên tắc "Tối đa khả năng tạo việc làm/thu nhập trong cộng đồng" được đề xuất thành 02 chỉ tiêu: (1) "Cơ hội việc làm cho người dân địa phương" và (2) "Thu nhập của lao động địa phương ởđơn vị cung ứng dịch vụ". Nguyên tắc "Các dịch vụ cung ứng phải làm thoải mãn/hài lòng người sử dụng" được xây dựng thành chỉ tiêu thứ (3) "Chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT". Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên sự hài lòng của hộ gia đình với tư cách là người sử dụng dịch vụ. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng gợi mở cho việc đề xuất chỉ tiêu thứ 4 "Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSHĐT".

- Khía cạnh môi trường: Nguyên tắc của Lý thuyết QLCTR bền vững và tổng hợp đã chỉ rõ: QLCTR hiệu quả phải tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến môi

trường, tăng cường khả năng tái chế và tái sử dụng chất thảị Nguyên tắc này sẽ được cụ thể hóa bằng 03 chỉ tiêu: (1) "Tỷ lệ CTRSHĐT được thu gom"; (2) "Tỷ lệ CTRSHĐT thu gom được xử lý/chôn lấp vệ sinh"; (3) "Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ CTRSHĐT". Nguyên tắc tăng cường khả năng tái chế/ tái sử dụng CTR được chiết xuất thành chỉ tiêu "Tỷ lệ tái sử dụng/tái chế CTRSHĐT".

- Khía cạnh thể chế/quản lý: Chỉ tiêu (1)"Tính minh bạch" được gắn liền với nguyên tắc "quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên quan" trong Lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững. Ba chỉ tiêu tiếp theo, bao gồm chỉ tiêu (2) "Giám sát", (3) "Chế tài" và (4) "Cơ chế giải quyết xung đột trong cộng đồng" được kết nối với các nguyên tắc về thể chế khi xây dựng và vận hành mô hình QLDVCĐ của Ostrom. Chỉ tiêu cuối cùng "Hệ thống văn bản hỗ trợ hoạt động QLDVCĐ" được chiết xuất theo nguyên tắc "Tồn tại khung pháp lý hỗ trợ hoạt động của mô hình QLCTR".

Sau khi thiết lập, quy trình lựa chọn các chỉ tiêu được thực hiện theo phương pháp Delphị Đây là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến để lựa chọn các chỉ tiêu thông qua sự đồng thuận của các chuyên giạ Kỹ thuật Delphi có tính vô danh và tính phản hồị Các chuyên gia được lựa chọn trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý dựa trên các nghiên cứu của họ. Kết quả có 6 chuyên gia được lựa chọn để tham vấn ý kiến với 2 nội dung cơ bản. Một là, phần đánh giá của các chuyên gia đối với các chỉ tiêu được đề xuất. Ý kiến đánh giá được cho điểm theo các mức từ 1 đến 5 điểm, tương ứng là rất không đồng ý, không đồng ý, đồng ý, rất đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Các chỉ tiêu có điểm trung bình 3,5 trở lên được lựa chọn cho vòng phỏng vấn thứ 2. Hai là, phần bổ sung chỉ tiêu của chuyên gia hoặc các ý kiến đóng góp. Các chỉ tiêu từ kết quả tham vấn lần được tính toán và tổng hợp để tiếp tục gửi đến các chuyên giạ Vòng tham vấn tiếp theo được thực hiện tương tự với 6 chuyên gia tham gia đánh giá và lựa chọn.

Bước 4: Đề xuất các chỉ tiêu

Sau khi tham vấn ý kiến của chuyên gia, các chỉ tiêu được cân nhắc xem xét để đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ, phản ánh được một hay nhiều khía cạnh bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Có 01 chỉ tiêu được chỉnh sửa do ít có khả năng thu thập số liệụ Đó là chỉ tiêu "Tỷ lệ tái chế, tái sử dụng CTRSHĐT", được thay bằng chỉ tiêu "Tỷ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động tái chế CTRSHĐT". Hai chỉ tiêu bị loại bỏ là ''chi phí trên 1 tấn CTRSH" và "Doanh thu". Chỉ tiêu "Nhận thức của cộng đồng về tác động tiềm ẩn của CTRSHĐT" được bổ sung. Lý do là có khá nhiều nghiên

cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi và ý thức của hộ gia đình trong lĩnh vực môi trường. Tổng hợp lại có 3 chỉ tiêu về kinh tế, 5 chỉ tiêu về xã hội, 4 chỉ tiêu về môi trường và 5 chỉ tiêu về thể chế/quản lý. So với các bộ chỉ tiêu đã được xây dựng đểđánh giá hệ thống QLCTR, điểm khác biết của bộ chỉ tiêu này là nhấn mạnh đến vai trò, sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống QLCTRSHĐT (chỉ tiêu thứ 4 trên khía cạnh xã hội). Bên cạnh đó, bộ chỉ tiêu cũng thể hiện rõ nét các nguyên tắc về mặt thể chế khi xây dựng và vận hành mô hình QLDVCĐ (chỉ tiêu thứ 1,2,3 và 4 trên khía cạnh thể chế/quản lý. Như vậy, yếu tố "dựa vào cộng đồng" được khai thác và đưa vào hệ thống chỉ tiêu để phù hợp với việc phân tích tính bền vững của mô hình QLDVCĐ. Bảng 2.3.dưới đây thể hiện các chỉ tiêu được tổng hợp và đề xuất.

2.3.1.2. Đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng

Chỉ tiêu Định nghĩa

1. Cácch tiêu trên khía cnh kinh tế

1. Tỷ lệ thu hồi

chi phí của dịch vụ QLCTRSHĐT

Tỷ lệ giữa doanh thu trên tổng chi phí của dịch vụ QLCTRSHĐT.

2. Tỷ lệ hộ gia đình nộp phí. Tỷ lệ phần trăm hộ đóng phí so với tổng số hộ được hưởng dịch vụ QLCTRSH.

3. Sự phù hợp của mức phí. - Mức độ hài lòng của hộ gia đình về mức phí; - Mức độ hài lòng của hộ gia đình về phương thức thu phí.

2. Các ch tiêu trên khía cnh xã hi

1.Cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Tỷ lệ phần trămngười dân địa phương tham gia lao động tại đơn vị cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT. 2.Thu nhập của lao động địa

phương ở đơn vị cung ứng dịch vụ CTRSHĐT.

Thu nhập bình quân của người dân địa phương tại đơn vị cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT.

3.Chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT.

- Mức độ hài lòng của hộ gia đình về tần suất thu gom CTRSHĐT;

- Mức độ hài lòng của hộ gia đình về thời điểm thu gom CTRSHĐT;

- Mức độ hài lòng của hộ gia đình về khối lượng CTRSHĐT được thu gom.

Chỉ tiêu Định nghĩa

4.Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSHĐT

- Sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ được thông báo;

- Sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ được tham vấn; - Sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ thảo luận, góp ý kiến; - Sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ cùng thực hiện; - Sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ cùng chịu trách nhiệm và quản lý. 5. Nhận thức của cộng đồng về tác động tiềm ẩn của CTRSHĐT - Nhận thức của hộ gia đình về tầm quan trọng của hệ thống QLCTRSHĐT đối với cộng đồng. - Mức độ quan tâm của hộ gia đình về ảnh hưởng của CTRSHĐT đến thành phần môi trường. - Mức độ quan tâm của hộ gia đình về ảnh hưởng của CTRSHĐT đến sức khỏe cộng đồng.

3. Các ch tiêu trên khía cnh môi trường

1. Tỷ lệ CTRSHĐT được thu gom Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng CTRSHĐT được thu gom với tổng lượng CTRSHĐT phát sinh. 2. Tỷ lệ CTRSHĐT được xử

lý/chôn lấp vệ sinh

Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng CTRSHĐT được chôn lấp hợp vệ sinh trên tổng lượng CTRSHĐT được thu gom.

3. Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT

Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình được cung cấp dịch vụ thu gom trên tổng số hộ gia đình trên địa bàn. 4. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia tái chế

CTRSHĐT.

Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình tham gia tái chế trên tổng số hộ gia đình trên địa bàn.

4. Các ch tiêu trên khía cnh th chế/qun lý

1.Tính minh bạch trong mô hình Có văn bản quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs), cộng đồng và chính quyền địa phương. 2.Giám sát trong cộng đồng - Có cơ chế giám sát được thể hiện bằng văn bản

Chỉ tiêu Định nghĩa

phương có quyền giám sát chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT;

- Có cơ chế giám sát được thể hiện bằng văn bản cho phép chính quyền địa phương, CBOs và nhà cung cấp dịch vụ có quyền giám sát sự tuân thủ của hộ gia đình.

3.Chế tài trong cộng đồng - Chế tài được thể hiện bằng văn bản áp dụng cho hộ gia đình không tuân thủ các quy định QLCTRSHĐT trong cộng đồng;

- Chế tài được thể hiện bằng văn bản áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ không tuân thủ các quy định về cung ứng dịch vụ QLCTRSHĐT trong cộng đồng. 4.Cơ chế giải quyết xung đột

trong cộng đồng

Có thể tự giải quyết xung đột giữa nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng.

5.Hệ thống văn bản hỗ trợ hoạt động quản lý dựa vào cộng đồng

- Có luật/ chiến lược quốc gia về QLCTR.

- Có luật/ văn bản của chính phủ khuyến khích sự tham gia của Doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong BVMT.

- Có cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm trực tiếp việc thực hiện, phối hợp, giải quyết các vấn đề về QLCTR.

- Có luật/ văn bản về QLCTR dựa vào cộng đồng.

Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả

2.3.2. Phương pháp phân tích và x lý s liu để tính toán th nghim ch stng hp bn vng cho mô hình qun lý cht thi rn sinh hot đô th da

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)