3. Mục tiêu nghiên cứu
4.3.1. Khuyến nghị về cơ chế chính sách
• Chính phủ cần ban hành một văn bản pháp quy chuyên biệt về XHH trong lĩnh vực QLCTR, trong đó xem xét cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, vai trò của cộng đồng; cơ chế phối kết hợp giữa cộng đồng với các chủ thể khác trong mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng, gồm: nhà cung ứng dịch vụ, chính quyền địa phương. Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008 làm khuôn khổ chung cho chính sách XHH và Nghị định 38/2015/NĐ-CP về QLCTR có đối tượng điều chỉnh là CTR nói chung. Để tạo khuôn khổ pháp lý chính thức cho mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng, một văn bản pháp lý tích hợp hai (2) Nghịđịnh trên là điều hết sức cần thiết.
Theo tác giả, văn bản pháp quy chuyên biệt về XHH trong QLCTR nên được Chính phủ ban hành dưới hình thức Nghị định. Nghị định này sẽ có đối tượng điều chỉnh là cộng đồng; các tổ chức cung ứng dịch vụ môi trường, như DN/HTX, tổ/độị Bên cạnh việc đề cập đến các vị trí, vai trò, cơ chế phối hợp của cộng đồng; văn bản này sẽ tập trung đề cập các chính sách khuyến khích tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường; cách thức quản lý tài chính của các tổ chức cung ứng dịch vụ môi trường; và quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ nàỵ Văn bản cũng sẽ đề cập đến phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện, sự phối hợp giữa các bộ ngành, các địa phương với các tổ chức cung ứng dịch vụ và cộng đồng. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh tồn tại nhiều "khoảng trống" trong quản lý nhà nước về QLCTR dựa vào cộng đồng
• Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm tạo lập thị trường cung ứng dịch vụ CTR nói chung và CTRSHĐT nói riêng. Ởđây, các phân đoạn trong quy trình QLCTR cần phải được nhìn nhận dưới góc độ cấu trúc thị trường để kêu gọi sự tham gia của các chủ thể trong nền kinh tế với tư cách là nhà cung ứng. Điểm then chốt trong chính sách tạo lập thị trường là cần mở rộng cung ứng bởi lẽ khối lượng và nhu cầu đối với dịch vụ CTRSHĐT sẽ tiếp tục gia tăng theo nhịp tăng trưởng kinh tế xã hội ởđô thị cả về chiều rộng (về quy mô) và cả về chiều sâu (gia tăng mức sống, chất lượng cuộc sống).
Để tạo lập thị trường, Chính phủ cần ban hành một văn bản pháp quy để quy định các khuôn khổ cho các hoạt động thị trường. Trong đó, các chính sách cần phải bao hàm các nội dung sau:
- (i) Chính sách phải thể hiện được quan điểm của Nhà nước cam kết đối xử bình đẳng đối với mọi chủ thể khi tham gia vào thị trường;
- (ii) Quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khi cung ứng dịch vụ CTR;
- (iii) Ban hành các ưu đãi về cơ sở vật chất, về tài chính, đất đai đối với các dịch vụ môi trường có sự khác biệt vềđịa bàn;
- (iv) Đưa ra các quy định về Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường như ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ CTR, cơ chế giám sát, kiểm trạ
• Chính phủ cần tiếp tục ban hành các văn bản, chính sách quản lý tạo môi trường thuận lợi để phát triển dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các chính sách đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phân đoạn xử lý CTR nói chung và CTRSHĐT nói riêng. Đây là khâu yếu nhất trong QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng do cộng đồng và các đơn vị phối hợp không thể cung ứng dịch vụ này bởi những rào cản về công nghệ, vốn và nguồn lực con ngườị