Tính toán chỉ số tổng hợp bền vững

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 120 - 123)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.5.3. Tính toán chỉ số tổng hợp bền vững

Bảng 3.18: Chỉ số tổng hợp bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn

Mô hình Nhân Chính Mô hình Sài Sơn

1. Chỉ tiêu về kinh tế 0.595 0.586

2. Chỉ tiêu về xã hội 0.605 0.629

3. Chỉ tiêu về môi trường 0.752 0.684

4. Chỉ tiêu về thể chế/quản lý 0.750 0.550

Chỉ tiêu tổng hợp chung 0.676 0.612

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Hình 3.8: Chỉ số tổng hợp bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của 2 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội đã đưa ra một bức tranh đa chiều với những nhận định cụ thể về tính bền vững ở từng khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý/thể chế.

Mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính:

Với chỉ số thành phần 0.752, có thể nhận thấy mô hình quản lý ở Nhân Chính đạt sự bền vững cao nhất về môi trường. Điều đó bắt nguồn từ các kết quả hết sức khả quan mà những chỉ tiêu thành phần đạt được. Tỷ lệ thu gom, tỷ lệ CTRSHĐT được xử lý ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đạt mức cao là những chỉ báo tốt đẹp đánh giá hiệu quả mà mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng đem lại dưới góc độ môi trường. Bên cạnh đó, tỷ lệ 100% hộ gia đình được cung ứng và có khả năng tiếp cận với dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT là những điều kiện nền tảng để giảm thiểu tác động tiềm ẩn của CTRSHĐT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Khía cạnh bền vững thứ 2 đem lại cho mô hình Nhân Chính là thể chế/ quản lý. Nguyên tắc căn bản trong mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng là tự tổ chức, tự tài trợ và tự quản lý. Do vậy, tính minh bạch, cơ chế giám sát và chế tài là hết sức cần thiết để xác định rõ ràng vai trò và quyền lợi của các bên liên quan. Kết quả phân tích cho thấy mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/ HTX ở phường Nhân Chính mang tính minh bạch và pháp lý rất caọ Qua đó, các chủ thể có thể xác định quyền lợi, nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình để mô hình được vận hành một cách liên tục, không chồng chéo và kiểm soát được chất lượng dịch vụ. Tuy vậy, các quy định về giám sát và chế tài cần phải được hoàn thiện và mang tính thực thi trên thực tếđểđảm bảo hoạt động bền vững của mô hình.

Kết quả tính toán chỉ tiêu cũng cho thấy "mảng tối" trong mô hình QLCTRSHĐT ở phường Nhân Chính, đó là khía cạnh xã hội và kinh tế. Về khía cạnh xã hội, mặc dù có những ưu điểm về tạo việc làm cho lao động địa phương, nhưng 2 chỉ tiêu thể hiện sự kém bền vững là (i) thu nhập của người lao động và (ii) sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSHĐT. Với mức lương 5.100.000 đồng/ tháng, bằng 70% thu nhập bình/ người ở Hà Nội, có thể nhận thấy thu nhập của người thu gom không phải là caọ Theo Anschütz (1996) mức thu nhập thấp bắt nguồn từ khả năng sinh lời thấp của dịch vụ mà họ cung ứng. Đây là bài toán khó đối với các nước đang phát triển khi mức thu gom (phí vệ sinh) đang bị giới hạn bởi các quy định của Chính phủ và sự chưa sẵn lòng chi trả của cộng đồng. Nhân tố thứ 2 hết sức đáng lo ngại là mức độ tham gia hệ thống QLCTRSHĐT của cộng đồng còn khá mờ nhạt. Cộng đồng nên có động cơđể giải quyết các vấn đề chung của họ. Điều này cho phép họ trở thành các tác nhân phát triển của riêng họ thay vì hưởng lợi từ sự hỗ trợ bên ngoàị Theo Moningka, Laura

(2000), chìa khóa thành công của QLCTR ở bất kỳ khu đô thị nào là sự hợp tác và tham gia của cộng đồng. Có thể thấy, mức độ tham gia thấp của các hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của mô hình QLDVCĐở Nhân Chính.

Đứng ở vị trí kém bền vững nhất trong mô hình phường Nhân Chính là khía cạnh kinh tế với chỉ số thành phần là 0,595, trong đó chỉ tiêu "Tỷ lệ thu hồi chi phí" là nhân tố chính gây ra sự kém bền vững. Tính kém bền vững thể hiện ở chỗ: không cân bằng giữa lợi ích và chi phí từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ. Chi phí thực tế để thu gom, vận chuyển CTRSHĐT cao, trong khi nguồn thu lại quá ít, không đủ bù đắp chi phí. Nếu không thu hồi chi phí, nhà cung ứng dịch vụ không thể tái đầu tư, mở rộng và nâng cấp chất lượng dịch vụ. Khi chất lượng dịch vụ thấp lại làm giảm sự WTP của người sử dụng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ thấp sẽ tiềm ẩn các nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe và thành phần môi trường.

Mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Sài Sơn

Tương tự như mô hình Nhân Chính, bền vững về môi trường là điểm sáng trong bức tranh về mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Sài Sơn. Tỷ lệ thu gom cao so với mặt bằng khu vực ngoại thành; 100% hộ gia đình được cung ứng dịch vụ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình tham gia tái chế cao là những nhân tố tích cực cho thấy mô hình QLCTRSHĐT ở Sài Sơn đạt kết quả thực thi tốt trên khía cạnh môi trường. Điểm trừ trong khía cạnh môi trường là tỷ lệ CTRSHĐT thu gom được xử lý ở các bãi chôn lấp vệ sinh là khá thấp, chỉ đạt 60%. Điều này cho thấy chu trình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Sài Sơn đang bị cắt khúc, phân mảng. Phân đoạn xử lý cần được cần kết nối chặt chẽ với phân đoạn thu gom và vận chuyển để tạo ra hiệu quả tổng thể cho hệ thống QLCTRSHĐT.

Nhân tố thứ 2 đóng góp cho sự bền vững là khía cạnh xã hộị Kết quả này có sự đóng góp ấn tượng của 2 chỉ tiêu "Cơ hội việc làm cho người dân địa phương"' và "Nhận thức của cộng đồng". Tuy nhiên, khía cạnh xã hội ở Sài Sơn còn chứa đựng những yếu tố chưa bền vững đó là: chất lượng dịch vụ. Đây là nhân tố then chốt vì đứng dưới góc độ thị trường, dịch vụ CTRSHĐT được coi là "hàng hóa". Nếu hộ gia đình không hài lòng với chất lượng dịch vụ, họ sẽ không sẵn lòng chi trả cho dịch vụ. Điều đó ảnh hưởng đến nguồn thu vốn đã khá hạn hẹp của nhà cung ứng. Dưới góc độ môi trường, chất lượng dịch vụ thấp có thể gây ra chi phí sức khỏe, môi trường cho xã hộị Đây là một điểm quan trọng cần khắc phục trong mô hình QLDVCĐở Sài Sơn.

Nếu như khía cạnh kinh tế là điểm yếu nhất trong mô hình Nhân Chính thì thể chế/quản lý lại là điểm trừ lớn trong mô hình ở Sài Sơn. Sự thiếu bền vững trong thể chế/quản lý được bắt nguồn từ việc mô hình không có hệ thống giám sát và chế tài xử phạt trong cộng đồng. Mặc dù có biên bản ghi nhớ quyền và nghĩa vụ của các bên nhưng trong mô hình lại không có hệ thống giám sát việc thực thị Điều này có thể đưa đến nhiều thách thức khi kiểm soát chất lượng dịch vụ cung ứng, và sự tuân thủ của người sử dụng dịch vụ. Thiếu chế tài xử phạt cũng làm cho các chủ thể không có ý thức thay đổi hành vi của mình khi vi phạm. Điều này ảnh hưởng rất lớn khi vận hành mô hình.

Như vậy, có thể nhận thấy điểm chung nổi bật của 2 mô hình QLDVCĐở thành phố Hà Nội là đạt được sự bền vững về khía cạnh môi trường. Mặc dù chỉ số bền vững về môi trường ở Sài Sơn thấp hơn, nhưng kết quả này cũng phản ánh được sự thay đổi tích cực về môi trường, về sức khỏe cộng đồng khi triển khai mô hình này ở các khu vực ven đô. Tuy vậy, điểm khó khăn mà 2 mô hình đang gặp phải đó là sự kém bền vững về kinh tế, trong đó nhân tố chính là tỷ lệ thu hồi chi phí thấp. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào để cân bằng bài toán thu và chi; làm thế nào để tăng nguồn thu phí (tăng mức phí và tỷ lệ nộp phí) để bù đắp khoản chi phí cung ứng dịch vụ. Liệu cộng đồng có sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện dịch vụ CTRSHĐT hay không vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)