Lý do chọn đề tài

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 26 - 27)

Việt Nam – Lào là hai quốc gia luôn được biết đến với tình cảm “anh em gắn bó keo sơn” với nhau. Cả hai nước luôn cùng nhau xây dựng và thiết lập mối quan hệ hữu nghị đoàn kết. Đặc biệt là hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Để duy trì được mối quan hệ bền vững ấy là nhờ vào ngoại giao nhưng bên cạnh đó là quá trình đồng hành suốt chiều dài lịch sử cho đến những giai đoạn hình thành nhà nước. Giữa hai nước luôn thắt chặt tình hữu nghị vì hai nước có chung đường biên giới với nhau vô cùng dài, điều đó tạo nên một sự gắn kết mà có lẽ không Quốc gia nào có được. Có thể nói dọc biên giới Lào – Việt thì các tỉnh thành Việt Nam giáp Lào rất nhiều. Cụ thể: Đường biên giới chung dài 2.337 km. Sau đây là danh sách các tỉnh của Lào và Việt Nam có biên giới chung với nhau, xếp theo vị trí từ Bắc xuống Nam. Điện Biên (giáp với các tỉnh Lào từ Bắc xuống Nam: Phongsali, Luangprabang). Sơn La (giáp với các tỉnh Lungprabang, Huaphanh). Thanh Hóa (giáp với tỉnh Huaphanh). Nghệ An (giáp với các tỉnh Hua Păng, Xiengkhuang, Borikhamxay). Hà Tĩnh (giáp với các tỉnh Borikhamxay, Khammuane). Quảng Bình (giáp với tỉnh Khammuane). Quảng Trị (giáp với tỉnh Savannakhet). Thừa Thiên - Huế (giáp với các tỉnh Saravane, Sekong). Quảng Nam (giáp với tỉnh Sekong). Kon Tum (Sekong, Attapeu) - (Ðak G'lei,). Qua đây ta có thể thấy rõ cả hai nước giáp với nhau rất nhiều tỉnh thành. Lào – Việt với địa hình nằm chung trong khối Đông Nam Á, cùng dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn. Với địa hình có thể nói “núi liền núi, sông liền sông” thì không thể nào tránh khỏi sự giống nhau hoặc có một vài nét tương đồng về văn hóa, tập tục và quan trọng hơn có một số điểm tương đồng về ngôn ngữ. Bởi vì, cả hai nằm trong khối ngôn ngữ Nam Á, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me và Tày Thái, có một bộ phận ngôn ngữ Hán Tạng. Chính vì vậy, giữa hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt là điều tất yếu. Những điểm tương đồng ngôn ngữ giúp hai Quốc gia có thể trao đổi giao lưu với nhau một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc trao đổi ngôn ngữ có thể làm tăng sự đa dạng và phong phú ngôn ngữ giữa hai quốc gia. Nhận thấy được tầm quan trọng trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ để giao lưu, tôi đã tiến hành nghiên cứu và đối chiếu từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Lào nhằm thấy được những nét tương đồng và khác biệt về nghĩa từ vựng và cách xưng hô giữa hai ngôn ngữ.

Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, học hỏi tôi nhận thấy rằng giữa Lào và Việt Nam đều là những quốc gia có rất nhiều thành phần dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn

biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Chính vì thế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu từ xưng hô của hai ngôn ngữ này. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn muốn cung cấp những nét tương đồng và khác biệt về từ vựng và việc sử dụng từ xưng hô giữa hai ngôn ngữ. Qua đó, chúng tôi góp phần nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt trong hệ thống từ vựng nói chung và từ xưng hô nói riêng trong ngôn ngữ giữa hai nước vốn có truyền thống “anh em” gắn bó lâu đời. Cũng là một người làm về chính trị và có trách nhiệm tạo mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Lào – Việt, tôi luôn mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, ngôn ngữ giữa hai nước nhằm đáp ứng được nhu cầu giao tiếp giữa các vùng miền của hai đất nước.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)