Từ xưng hô là danhtừ thân tộc

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 53 - 63)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Từ xưng hô là danhtừ thân tộc

2.2.1. Khảo sát, đối chiếu

2.2.1.1. Danh từ thân tộc ngôi thứ nhất

Với từ xưng hô là danh từ thân tộc đã có nhiều bài nghiên cứu đề cập đến. Trong luận án tiến sĩ “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt”, tác giả Trương Thị Diễm viết vào năm 2002 đã cho thấy các từ chỉ quan hệ thân tộc vừa có chức năng miêu tả vừa có chức năng xưng hô. Trong đó, từ xưng hô có nguồn gốc là danh từ thân tộc của tiếng Việt cũng góp phần vào vốn từ tiếng Việt. Trong tiếng Việt có 25 danh từ thân tộc:

1. Kỵ - bố và mẹ của cụ 2. Cụ - bố và mẹ của ông bà 3. Ông – bố của cha mẹ 4. Bà – mẹ của cha mẹ 5. Cha – bố của con cái 6. Mẹ - mẹ của con cái 7. Bác - Anh trai của bố 8. Chú - Em trai của bố

9. Cô -Em gái của bố

10. Cậu -Em trai của mẹ 11. Dì - Em gái của mẹ 12. Thím –Vợ của bác 13. Mợ - Vợ của cậu 14. Dượng – Chồng của cô 15. Anh – Amh trai của các em 16. Chị - Chị gái của các em

17. Em – emtrai, em gái của anh chị 18. Con – con cái của bố mẹ

19. Cháu – con của con 20. Chắt – cháu của con 21. Chút – cháu của chắt

22. Vợ - Phụ nữ đã kết hôn gọi là vợ

23. Chồng – Đàn ông đã kết hôn gọi là chồng 24. Dâu – Vợ của con trai

25. Rể - Chồng của con gái

Trên đây đều là những danh từ thân tộc chỉ chức danh, vai vế của từng thành viên trong gia đình hay quan hệ họ hàng của tiếng Việt. Từ ngữ chỉ chức danh qua quá trình giao tiếp có thể là nguyên nhân tối giản khi nói, mà những danh từ chỉ chức danh trở thành từ xưng hô. Trong gia đình mỗi thành viên đều có chức danh của mình, khi gọi đối tượng cần gọi chức danh đi kèm với tên, ví dụ: “cô Út ơi!”. Từ “cô” là danh từ chỉ chức danh, từ “Út” là tên của đối tượng. Nhưng vì trong gia đình chỉ có một người “cô” nên thay vì gọi luôn cả tên khi nói, thì người giao tiếp chỉ cần gọi danh từ thân tộc người đối diện cũng hiểu người nói đang muốn nhắc đến mình.

Có thể thấy cấu trúc xã hội đầu tiên tạo nên cách xưng hô thân tộc là dòng họ. điều này được nước ta tiếp thu từ Trung Quốc vào thời kì Bắc thuộc (phong kiến phương Bắc). Khi giao tiếp việc sử dụng danh từ thân tộc kèm với tên gọi thì có thể xác nhận được đối tượng đang nói đến. Nhưng vì nhận thấy cách gọi này khá dài và không cần thiết, bên cạnh đó nó tạo ra khoảng cách giữa những người giao tiếp với nhau. Chính vì vậy thay vì gọi tên và chức danh thì người Việt chỉ lấy danh từ chỉ thân tộc để gọi tên đối tượng. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách và tạo sự thân mật giữa các cá nhân, thúc đẩy mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, từ đó giúp đỡ lẫn nhau giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Tiếng Việt có 25 danh từ thân tộc, tuy nhiên ở mỗi danh từ thân tộc trên còn chia theo nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì sự đang dạng nên chúng tôi chỉ tiến hành phân tích từ xưng hô theo hai yếu tố trên là: huyết thống, nam nữ sự phân tích

này xét ở cả hai bên nội và ngoại. Trong đó bên nội là chung huyết thống với bố của chúng ta, bên ngoại là chung huyết thống với mẹ.

Xét theo huyết thống trong gia đình thì chúng ta có trên 5 cấp bậc: kỵ, cố, ông bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt, chút, chít.

- Kỵ : là từ được chúng ta dùng để chúng ta gọi những người sinh ra “cố” của mình. Từ “kỵ” được dùng để chỉ cho cả bên nội và bên ngoại. Với những người có cấp bậc lớn như vậy trong xưng hô của người Việt chỉ dùng danh từ thân tộc xưng hô, thay cho gọi bằng tên cùng với danh từ thân tộc. Điều này là phép lịch sự và là tôn kính với bậc trên. Nếu ta gọi tên thì đồng nghĩa với việc coi thường người được nói đến, không lịch sự.

- Cố: là từ được chúng ta dùng để gọi người sinh ra ông, bà của mình. Từ “cố” cũng được dùng chung cho cả bên nội và bên ngoại. Với từ ‘cố” ta dùng để chỉ chung cho cả hai giới giới tính nam và nữ. Vì đây là người lớn tuổi và có chức vị lớn trong gia đình nên khi nói ta cũng chỉ cần dùng danh từ thân tộc để xưng hô, thay cho tên của người được nói đến. Đây cũng là phép lịch sự của các bậc nhỏ tuổi hơn khi xưng hô với người lớn tuổi. Cấp bậc lớn thì không được dùng tên để xưng hô vì điều này là cho người được xưng khó chịu.

- Ông: là danh từ chỉ chức danh người sinh ra bố, mẹ mình, có giới tính là nam. Với người sinh ra bố mình thì có chức danh là “ông nội”, người sinh ra mẹ mình thì gọi là “ông ngoại”. Khi con cháu muốn xưng hô với “ông” thì không được gọi tên nên danhtừ thân tộc được thay cho tên. Trong gia đình những thành viên là con, cháu thường gọi chức danh chứ không đi kèm với tên.

- Bà: là danh từ chỉ chức danh của người sinh ra bố, mẹ mình, có giới tính là nữ. Cũng tương tự như “ông” người sinh ra bố mình được gọi là “bà nội”, người sinh ra mẹ mình được gọi là “bà ngoại”. Những thành viên trong gia đình khi gọi “ông”, “bà” thường dùng danh từ thân tộc chứ không đi kè với tên của “ông”, “bà”.

Trong trường hợp khi cuộc hội thoại chỉ có mình ông, bà của bên nội hoặc bên ngoại thì người cháu trong gia đình chỉ cần gọi người đó là “ông”, “bà”. Còn với trường hợp có ông bà nội ngoại hai bên cùng có tại cuộc hội thoại thì người cháu cần gọi rõ “ông ngoại”, “ông nội”, “bà ngoại”, “bà nội” để tránh nhầm lẫn với người nghe. Danh từ xưng hô này không phải một mình người cháu dùng để gọi “ông”, “bà” của mình mà ngay cả bố mẹ của chúng ta đôi khi cũng dùng cách gọi này để gọi ông bà mà đúng hơn họ phải gọi là bố mẹ. Cách gọi này trong xưng hô của tiếng Việt hiểu là gọi thế con.

- Bố: là danh từ thân tộc chỉ người sinh ra chúng ta, có giới tính là nam. Bố là danh từ chung, tuy nhiên theo từng vùng miền người Việt sẽ có cách gọi khác nhau. Với từ bố người miền nam gọi là “tía”, “bố”, “cha”. Người miền trung thì gọi là “cha”, “bọ”, “ba”. Người miền bắc gọi là “thầy”, “bố”. Những danh từ thân tộc

được kể trên đều chỉ chung cho một người, nhưng tùy vào từng vùng miền và truyền thống trong gia đình mà người Việt có cách gọi phù hợp. Trong gia đình khi con cái gọi bố của mình thì chỉ cần dùng danh từ thân tộc để xưng hô, không cần phải gọi kèm với tên. Vì “bố” trong gia đình chỉ có một người, trường hợp có bố nuôi thì người con sẽ gọi kèm tên với danh từ thân tộc để tránh nhầm lẫn.

- Mẹ: là danh từ thân tộc chỉ người sinh ra chúng ta, có giới tính là nữ. Cũng như từ “bố” thì với nghĩa của từ trên người Việt cũng có những danh từ thân tộc khác tùy vào từng vùng miền. Miền nam thì gọi “mẹ” là “má”, “mẹ”. Miền trung thì gọi là “mạ”, “mẹ”. Miền bắc cũng có những cách gọi khác như “u”, “bầm”, “bu”. Những danh từ thân tộc trên đều là đặc trưng riêng của từng vùng miền để chỉ người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Khi con trong nhà gọi “mẹ” thì người Việt dùng danh từ thân tộc chỉ quan hệ này để gọi thay cho tên. Không cần đi kèm tên của “mẹ” thì người mẹ vẫn biết con đang gọi mình. Đây là cách quy ước có từ ông bà ta để lại.

- Con: trong gia đình người Việt con cái đều được đặt tên và với gia đình một con thì có thể dùng từ “con” là danh từ thân tộc để gọi. Từ con là từ dùng chung cho người được bố mẹ sinh ra. Tuy nhiên, với những gia đình đông con có thể dùng chức vị của con để gọi như “chị”, “em”, “anh” … để gọi con của mình. Ttrong gia đình người con được sinh ra trước có giới tính là nam thì được những người con sau gọi là “anh”, còn có giới tính nữ thì được gọi là “chị”. Và tương đương với “anh”, “chị” thì có danh từ thân tộc là “em” chỉ người nhỏ tuổi trong gia đình.

- Cháu: là con của mình được bố mẹ mình gọi là cháu. Cũng tương tự như những trường hợp trên, trong gia đình khi gọi “cháu” có thể dùng danh từ thân tộc để xưng hô mà không cần gọi tên. Chỉ khi nào gia đình đó có nhiều cháu thì lúc đó dùng danh từ thân tộc đi kèm với tên để gọi, tránh nhầm lẫn. Danh từ thân tộc này sẽ kết hợp với danh từ ông bà để chỉ chức vị: ông - cháu, bà - cháu. Với cháu cũng có cháu bên nọi, cháu bên ngoại. Con của con trai thì được gọi là “cháu nội”, con của con gái thì được gọi là “cháu ngoại”. Đôi khi trong xưng hô ông bà không gọi danh từ thân tộc “cháu” mà chẳng hạn như dùng từ “con”. Cách xưng này thể hiện sự thân mật, âu yếm. Nếu chỉ có bố, mẹ mới dùng từ con thì lúc này ông bà đã hạ bậc của mình xuống ông bà - cháu khiến họ gần gũi, thân thiết. Lúc này tôn ti đã được nhường chổ cho tình cảm của con người, và đa số người dân Việt đều dùng cách xưng hô này khi giao tiếp.

Các bậc chắt, chút ít xuất hiện trong xưng hô vì rất hiếm có các quan hệ Cố- chắt, Kỵ-Chút hoặc chít. Trong gia đình người Việt cấp bậc luôn được đề cao trong giao tiếp. Với cấp bậc nhỏ nhất như “chắt”, “chút”, “chít” thì vai trên có thể gọi tên của đối tượng thay cho danh từ thân tộc. Cũng có trường hợp ngược lại là dùng

danh từ thân tộc để gọi đối tượng khi xưng hô. Nhưng vì vai vế của bề trên rất cao trong gia đình mà tuổi thọ của con người thì ngắn nên ít có gia đình người Việt nào có thể có trên 5 thế hệ cùng sống trong một gia đình. Nên cách xưng hô này cũng ít dùng đến.

Ngoài những cấp bậc huyết thống trong gia đình được kể đến như trên ta có những mối quan hệ trong gia đình khác như: bác, chú, thím, o, dượng, … chúng tôi cũng tiến hành giải thích cách dùng các danh từ thân tộc này.

- Bác: là anh trai của bố mình. Trong giao tiếp khi muốn gọi anh trai của bố mình thì người Việt có danh từ thân tộc là “bác”. Và danh từ thân tộc này cũng thay cho tên khi xưng hô, chỉ cần dùng danh từ này thì người nghe sẽ biết đối phương đang gọi mình. Trừ trường hợp trong gia đình bố có nhiều anh trai thì theo cách xưng hô chung là dùng danh từ thân tộc đi kèm với tên riêng để xưng hô.

- Chú: là em trai của bố. Tương tự như trên thì khi muốn giao tiếp với em trai của bố, chúng ta chỉ cần dùng danh từ thân tộc trong xưng hô thay cho tên riêng của chú.

- Cô: là em gái hoặc là chị gái với bố mình. Đối với người miền nam thì em gái hoặc chị gái bố được gọi là “cô”. Với người miền trung thì gọi là “o”, người miền bắc lại có hai cách gọi khác nhau, chị gái gọi là “bác”, em gái gọi là “cô”. Khi giao tiếp người ta dùng danh từ thân tộc này để xưng hô thay cho tên riêng.

- Cậu: là anh trai hoặc em trai của mẹ mình. - Dì: là em gái hoặc là chị gái của mẹ.

Người Việt chỉ có một danh từ thân tộc này để dùng trong xưng hô cho hai đối tượng. Khác với bên bố thì có hai cách gọi hoàn toàn khác nhau theo vai vế. Khi xưng hô thì người giao tiếp có thể dùng danh từ thân tộc này thay cho gọi tên riêng của đối tượng.

- Thím: là vợ của bác mình, là chị dâu của bố.

- Dượng: là chồng của cô, o mình, là anh rể, em rể của bố hoặc mẹ mình. Danh từ thân tộc này dùng cho cả hai bên nội ngoại của gia đình mình.

- Mợ: là vợ của cậu, là chị dâu hoặc là em dâu của mẹ mình. Người miền trung có cách gọi khác đó là “mự”.

- Vợ: là danh từ để gọi người phụ nữ trong một cuộc hôn nhân. Trong gia đình thì người được kết hôn với người phụ nữ trên thì được gọi họ là vợ. danh từ này thay cho tên khi xưng hô. Ngoài từ vợ ta có các danh từ khác như: bà xã, mình, bà nhà tôi.

- Chồng: là danh từ để gọi người đàn ông trong một cuộc hôn nhân. Người kết hôn cùng với ngườn phụ nữ thì được người vợ gọi là chồng. Ngoài danh từ đó ra ta có các cách gọi khác cũng là danh từ trong xưng hô như: ông xã, mình, ông nhà tôi.

Người bố, mẹ trong gia đình gọi cô gái ấy là “con dâu”. Thay vì xưng hô bằng tên của cô gái thì cách gọi là con tạo nên sự gắn kết, gần gũi trong gia đình. Từ “dâu” để người ta biết cố này là vợ của con trai.

- Rể: là danh từ để gọi người đàn ông trong cuộc hôn nhân với con gái của mình.

Cũng tương tự như với danh từ “dâu” thì “rể” cũng có cách xưng hô như vậy. dùng danh từ để xưng hô thay cho gọi tên.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát cách xưng hô của người Việt với các danh từ thân tộc. Qua khảo sát chúng tôi thấy hầu hết tất cả các gia đình của người Việt đều dùng danh từ thân tộc khi xưng hô. Họ ít khi sử dụng tên riêng của đối tượng được nói đến để xưng hô với nhau. Họ chỉ dùng danh từ thân tộc để xưng hô. Điều này vừa ngắn gọn trong lúc nói còn có thể tọa được mối quan hệ gắn bó thân thết giữa các thành viên trong gia đình.

Đối với người Lào thì cách xưng hô bằng danh từ thân tộc cũng có nét tương đồng như với người Việt. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu và tiến hành khảo sát.

Trong tiếng Lào có danh từ thân tộc như sau: 1. ທວດ Thuột - bố và mẹ của ông bà 2. ປ ື່ ù – bố của cha

3. ພ ື່ ເຖ ້ ຳ Phò thậu – bố của mẹ 4. ຍື່ຳ Nhà – mẹ của cha

5. ແມື່ເຖ ້ ຳ Mè thậu – mẹ của mẹ 6. ພ ື່ Phò – bố của con cái

7. ແມື່ Mè - mẹ của con cái

8. ລ ງ Lung - Anh trai của bố và mẹ 9. ປ້ຳ pả - Chị gái của bố và mẹ 10. ອຳວ Ao - Em trai của bố 11. ອຳ A - Em gái của bố

12. ນ້ຳບື່ຳວ Nạ bào - Em trai của mẹ

13. ນ້ຳສຳວ Nạ sáo - Em gái của mẹ

14. ອຳໃພ້ A phảy – Vợ của chú

15. ນ້ຳໃພ້ Nạ phảy - Vợ của cậu

16. ອ້ຳຍ Aỉ – Amh trai của các em 17. ເອ ້ ອຍ Ưởi - Chị gái của các em

18. ນ້ອງ Nọng – emtrai, em gái của anh chị 19. ລ ກ Lục – con cái của bố mẹ

20. ຫ ຳນ Lán – con của con 21. ເຫ ັ ນ Lến – cháu của con 22. ຫ ້ ອນ Lọn – cháu của chắt

23. ເມຍ Mia - Phụ nữ đã kết hôn gọi là vợ 24. ຜ ວ Phúa – Đàn ông đã kết hôn gọi là chồng 25. ໃພ້ Phảy – Vợ của con trai

26. ເຂ ຍ Khới - Chồng của con gái

+ Bên Nội gồm:

- Ông nội, bà nội : là bên họ của bố sẽ gọi là : ປ ື່ [Pù], ຍື່ຳ [nhà], - Anh trai của bố sẽ gọi là ລ ງ lung = bác trai

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)