Từ xưng hô là danhtừ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4. Từ xưng hô là danhtừ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

2.4.1. Khảo sát, đối chiếu

Trong giao tiếp xưng hô con người không chỉ dùng tên riêng, danh từ thân tộc hay dựa vào độ tuổi cấp bậc để xưng hô gọi đối tượng. Bên cạnh đó, có thể dùng đến các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô trong giao tiếp với nhau.

Cách xưng hô này phần lớn dựa vào công việc và vị trí ngoài xã hội của mỗi người. Người nói tôn trọng con người và nghề nghiệp của những người trong cuộc hội thoại. Ngoài ra khi giao tiếp sử dụng danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp sẽ khiến cho cuộc hội thoại trở nên trang trọng và nghiêm túc hơn. Trong quá trình giao tiếp ở các cơ quan, nơi làm việc mỗi người đều giữ cho mình một chức vụ, cấp bậc. Chức vụ thường đi kèm với danh từ chỉ chức vụ hay danh từ chỉ nghề nghiệp cho mình. Vì vậy, con người dùng các chức vụ của đối tượng hay nghề nghiệp của đối tượng được nói đến để gọi tên. Khi người tham gia trong cuộc hội thoại đóng vai trò là người có vai trên, cấp bậc cao thì họ sẽ cố gắng thể hiện mình sao cho xứng đáng với vai trò là người có địa vị. Ngược lại với những người có vai vế nhỏ hơn thì họ sẽ ăn nói có chừng mực và bày tỏ thái độ tôn trọng với người có vai vế trong xã hội. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy hầu hết ở các nước đều dùng đến cách xưng hô này. Đối với người Lào và người Việt thì cũng không ngoại lệ.

Với người Việt, các danh từ chỉ nghề nghiệp luôn được thay đổi qua thời gian. Qua các thời kì của lịch sử hình thành đất nước danh từ ngày càng phong phú hơn. Nhiều năm trước đây khi còn trong chế độ phong kiến không có nhiều nghề nghiệp, chủ yếu là làm nông nên danh từ chức vụ, nghề nghiệp ít được nhắc đến hay có tên gọi. Chỉ tồn tại một số nghề như bác sĩ, thầy giáo, tài xế, … Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triễn đã có nhiều ngành nghề mới được ra đời. Chính vì vậy các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp cũng phong phú, ví dụ như: kĩ sư, bác sĩ, tài xế, giáo viên, thư kí, phóng viên, thợ mộc, trợ lí, lao công, …

Trên thực tế những danh từ chỉ nghề nghiệp tự thân chúng không thể dùng để xưng hô, nếu muốn dùng thì những danh từ này cần phải được đi kèm (kết hợp) với các danh từ thân tộc như chú, bác, anh, chị, em, …. ở đằng trước. Đối với nghề nghiệp là tài xế thì ta có cách xưng hô như: bác tài xế, anh tài xế. Với nghề nghiệp

là thư kí hay trợ lí cũng tương tự như vậy: anh thư kí, cô thư kí, anh trợ lí, cô trợ lí. Khi giao tiếp đối với các danh từ chỉ nghề nghiệp thường được đối tượng trong cuộc cho đi kèm với danh từ thân tộc.

Khác với những từ chỉ nghề nghiệp thì những từ chỉ chức vụ như thầy giáo, cô giáo, lớp trưởng, bí thư, giám đốc, … thì không cần phải có danh từ thân tộc đi kèm. Khi giao tiếp xưng hô chỉ cần gọi chức vụ đó thì đối tượng giao tiếp biết đối tượng đang gọi mình. Đối người có chức vụ thì thường kết hợp giữa từ chức vụ với tên riêng: Hiệu trưởng Lan, giám đốc Nam. Trong các cuộc họp cơ quan thường có từ đồng chí đi trước tên riêng: Đồng chí Trường, đồng chí Hạnh…

Với cách xưng hô này không cần phân biệt độ tuổi của đối tượng giao tiếp để xưng hô. Chỉ cần gọi chức vụ cũng đảm bảo được phép lịch sự trong xưng hô. Chúng ta hoàn toàn có thể nói “lớp trưởng ơi!”, “thưa thầy giáo”, giám đốc, … Trong hội thoại, khi sử dụng các chức vụ để xưng hô thì các nhân vật trong cuộc hội thoại thường lựa chọn những từ xưng hô sao cho phù hợp với cuộc giao tiếp và đúng với chức vụ người giao tiếp có.

Với cách xưng hô này dù là danh từ chỉ chức vụ hay nghề nghiệp thì khi giao tiếp các đối tượng không cần phải dùng tên gọi để đi kèm, nhắc đến. Bên cạnh các chức vụ, nghề nghệp dùng để xưng hô trong giao tiếp được nhắc đến ở trên thì cũng cần chú ý đến từ “đồng chí”. Đồng chí là một danh từ Hán Việt dùng để chỉ những người có cùng chung một chí hướng về chính trị trong quan hệ với nhau. Đây không phải là từ dùng để chỉ chức vụ hay là nghề nghiệp. Nhưng những người cùng công tác, làm việc cùng một cơ quan hay môi trường quân đội thì có thể dùng từ này để xưng hô với nhau. Trước đây từ đồng chí chỉ được dùng trong môi trường quân đội. Nó dùng để chỉ những người có cùng chung chí hương bảo vệ Tổ quốc như: Đảng phái, tổ chức, đoàn thể, … Nhưng ngày nay thì ở Việt Nam danh từ xưng hô đó không còn bó hẹp trong môi trường Quân đội mà những người cùng làm trong công ty, người bạn. Những cuộc họp mang tính cộng đồng: hội đồng nhân dân, đoàn thể, … người ta cũng sử dụng từ đồng chí để xưng hô. Với danh từ đồng chí khi xưng hô ta không cần có danh từ thân tộc đi kèm mà chỉ cần xưng đồng chí, không cần phải dựa vào tuổi tác hay cấp bậc.

Trong giao tiếp xưng hô, ngoài những danh từ thân tộc, đại từ xưng hô thì người Lào cũng có các danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp. Là một đất nước với nền kinh tế có thể được xem là khó khăn so với các nước bạn, nhưng không vì thế mà Lào không có các ngành nghề hay các cơ quan tổ chức như những các nước khác. Được xây dựng với chế độ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng”, với đảng chính trị hợp pháp là Đảng nhân dân cách mạng Lào thì đất nước cũng có chủ tịch nước, cũng có các cơ quan chính phủ đứng ra lãnh đạo đất nước. Tuy so với mật độ dân số của đất nước Lào còn khá thưa, số cơ quan bộ ngành còn hạn chế nhưng với bộ máy

nhà nước không khác bộ máy nhà nước của Việt Nam là bao, nên hầu hết từ các chức danh đều có sự giống nhau.

Đối với danh từ chỉ chức vụ của người Lào ta có: bí thư, chủ tịch (Tỉnh trưởng, Huyện trưởng....), giám đốc, lớp trưởng, lớp phó, … những chức vụ này cũng vô cùng phong phú. Khi giao tiếp xưng hô với nhau người Lào thường dùng danh từ chỉ chức vụ để xưng hô với nhau. Đối với người xưng hô thì thường có những chức nhỏ hơn mới xưng những chức vụ này với người khác. Ví dụ: “chào chủ tịch”, “thưa giám đốc”, …

Từ ví dụ trên ta thấy là người giữ chức vụ nhỏ hơn thường xưng hô với người có chức vụ lớn hơn bằng những danh từ chỉ chức vụ chứ không cần đi kèm với danh từ thân tộc. Chỉ cần là người có chức vụ lớn hơn sẽ được mọi người xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, không cần quan tâm đến tuổi tác lớn nhỏ. Khi giao tiếp chỉ cần gọi tên thì đối tượng sẽ biết mọi người đang xưng hô với mình. Phần lớn người Lào thường xưng hô là [Hủa-nạ] hoặc là [nai].

Đối với những danh từ chỉ nghề nghiệp cũng vô cùng phong phú và đa dạng: tài xế, thầy giáo, … Để sử dụng những danh từ chỉ nghề nghiệp trong giao tiếp xưng hô, người Lào cũng phải dùng các danh từ thân tộc để đi kèm với danh từ chỉ

chức vụ. Ví dụ: Muốn gọi danh từ nghề nghiệp tài xế người Lào nói: “Anh tài xế ơi!” tiếng Lào là: “ ອ້ຳຍໂຊເຟ ້ ເອ ຍ! ” [Ại xô phơ ơi !]

Cũng như đại từ xưng hô, danh từ thân tộc hay tên riêng thì các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp cũng được dùng trong xưng hô. Với danh từ chỉ chức vụ như phần khảo sát chúng tôi đã đề cập thì khi xưng hô danh từ này không kèm các từ khác đi kèm, mà chỉ cần hoạt động độc lập. Ví dụ: Giám đốc có thể cho tôi nghỉ phép ba ngày được không ạ?

Danh từ chỉ chức vụ lúc này là “giám đốc”, đây là một từ ghép cấu tạo nên câu. Đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu. Người dùng danh từ này để xưng hô là nhân viên lên xin phép được nghỉ. Đối với danh từ chỉ chức vụ thì người nói không cần phải dùng đi kèm với tên riêng hay danh từ thân tộc. Chỉ trong trường hợp một môi trường làm việc có nhiều người cùng giữ một chức danh thì khi giao tiếp cần đi kèm tên riêng để tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Cô sang phòng thư kí Hà để lấy hợp đồng.

Lúc này, thư kí là một danh từ chỉ chức vụ được đi kèm với tên riêng để cấu tạo nên câu. Đối với danh từ chỉ nghề nghiệp thì cách dùng khác với danh từ chỉ chức vụ. Với danh từ chỉ nghề nghiệp cần có danh từ thân tộc hay các đại từ đi kèm khi xưng hô. Ví dụ: Bác tài xế cho cháu xuống ở đây đi ạ. “Tài xế” là một từ ghép chỉ nghề nghiệp lái xe của người được nhắc đến trong hội thoại. Lúc này “tài xế” được đi kèm với danh từ thân tộc là “bác”. Điều này tạo nên lịch sự và tôn trọng của người nói trong giao tiếp.

giống như trong tiếng Việt. Với người Lào việc xưng hô bằng chức vụ và nghề nghiệp làm cho cuộc giao tiếp trở nên lịch sự và tôn lên vai trò của người nói.

Ví dụ:

ສະບຳຍດ ຫ ວໜ້ຳ,ອ້ຳຍໄດ້ກວດເບິື່ ງບ ດລຳຍງຳນຂ້ອຍໄດ້ສ ື່ງວຳນນ ້ ຫ ຍັງ?

[Să bai đi húa nả, ải đảy cuạt bờng bột lai ngan nọng đảy sồng van nỉ lứ nhăng?] (chào chánh văn phòng, anh đã xem bài báo cáo hôm qua tôi gửi chưa ạ?)

Lúc này danh từ chỉ nghề nghiệp là một từ ghép tham gia cấu tạo nên câu, đóng vai trò là một chủ ngữ. Danh từ chỉ chức vụ không dùng đi kèm với những danh từ khác hay tên riêng. Khi dùng danh từ chỉ chức vụ dùng để xưng hô thì tạo nên một bầu không khí lịch sự, tôn trọng người được nhắc đến.

Ví dụ:

ຂ້ອຍຊິ ໄປພ ບຫ ວໜ້ຳຫ້ອງ ເພ ື່ ອຖຳມກື່ຽວກັບຊ ື່ວໂມງຮຽນມ ້ ນ ້

[khỏi xị pay phộp hua nả họng phừa thám kiều cặp xùa mông hiên mự nỉ] (Tớ sẽ đến gặp lớp trưởng để hỏi về buổi học hôm nay)

Danh từ chỉ chức vụ lúc này là một từ ghép đóng vai trò bổ ngữ trong thành phần vị ngữ của câu. Khác với danh từ chỉ chức vụ thì danh từ chỉ nghề nghiệp đôi lúc lại rất cần đến sự có mặt của danh từ thân tộc, đại từ hay tên riêng.

Ví dụ:

ນຳງພະຍຳບຳນໄດ້ສັກຢຳໃຫ້ລ ກແລ້ວ

[Nang phă nha ban đảy sắc gia hảy lục lẻo] (cô y tá đã tiêm thuốc cho con rồi) Y tá là một từ ghép chỉ nghề nghiệp nhưng đi kèm với nó là một danh từ chỉ quan hệ thân tộc. Từ “ພະຍຳບຳນ” [phă nha ban] (y tá) đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu. Khi dùng từ “ນຳງ” [nang] (cô) thì câu nói có sự tôn trọng của người nói với đối tượng đang nói đến.

Qua ví dụ phân tích tìm hiểu đối chiếu cấu trúc biểu thị của danh từ chức vụ, nghề nghiệp, chúng tôi thấy tiếng Lào và tiếng Việt không khác nhau. Cũng đóng vai trò làm chủ ngữ hay vị ngữ, cũng là một từ đơn hay từ ghép cấu tạo nên câu.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)