Khảo sát, đối chiếu

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 47 - 51)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1. Khảo sát, đối chiếu

2.1.1.1. Đại từ xưng hô theo ngôi thứ nhất:

Ngôi xưng hô này gồm: tôi, tao, tớ, mình, bọn mình, chúng ta, bọn ta …được chia theo số ít và số nhiều. Với cách xưng này người đang nói dùng để tự xưng. Tùy vào trường hợp ngữ cảnh để dùng từ xưng hô.

Ngôi thứ nhất số ít có: tôi, tớ, tao, ta. Đại từ xưng hô chỉ người xưng “tôi” được dùng trong các trường hợp người nói có vị trí lớn hơn hoặc ngang hàng với người nghe. Xưng “tôi” thể hiện sự lịch sự khi không biết tên đối phương hoặc là trong các cuộc họp có thể dùng đến bày tỏ thái độ tôn trọng mình và người nghe. Từ “tôi” được dùng phổ biến trong xưng hô đối với người Việt, đặc biệt là miền bắc thường dùng đại từ xưng hô này trong giao tiếp. Đại từ xưng hô “tao” là cách xưng hô của một số người khi đối tượng giao tiếp là bạn bè thân thiết không cần phải câu nệ lời nói hay lễ phép. Bên cạnh đó đại từ xưng hô này còn được dùng khi với một số người mà người xưng hô (đương sự) không cần giữ lễ nghĩa, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, sự tức giận, hỗn láo. Khi tức giận người Việt dùng từ xưng hô là “tao” đi kèm với đối tượng được xưng là “mày” để hạ thấp đối phương và đề cao bản thân, cho mình ở vị trí cao hơn người nghe. Đại từ xưng hô “tớ”, “mình” được dùng trong trường hợp là bạn bè xưng hô với nhau. Thể hiện vai vế ngang hàng, là bạn bè đồng trang lứa.

Đối với đại từ xưng hô “ta” được dùng khi người nói có địa vị cao hơn người nghe. Từ xưng hô “ta” thường dùng trong chế độ phong kiến khi mà các nhà vua, quan dùng để xưng hô với quần thần và bậc tôi tớ. Khi xưng “ta” thì từ đi kèm là “nhà ngươi”, “ngươi”. “Ta” là một cách xưng hô trịnh trọng, đề cao bản thân. “Ta” cũng có thể là số nhiều: “Ta đi chơi với nhau đi”.

Đại từ xưng hô chỉ người với ngôi thứ nhất số nhiều có các từ: chúng tôi, chúng tớ, bọn mình, bọn tớ, tụi tao, chúng ta… Trong tiếng Việt khi với cuộc giao tiếp có nhiều người mà người nói đại diện cho nhiều người thì có thể dùng từ “chúng”, “bọn”, “tụi” … để đánh dấu cho nhiều người.

Với “chúng tôi” được dùng làm đại từ xưng hô khi người nói đại diện cho một nhóm người, ở đó không cần phải cùng một độ tuổi. Cách dùng đại từ xưng hô này tạo cảm giác lịch sự, không quá thân thiết nhưng cũng không xa lạ.

Đại từ xưng hô “chúng tớ”, “chúng mình”, “bọn tớ”, “bọn mình” dùng khi người nói đại diện cho một nhóm người có cùng độ tuổi với người nghe. “mình”,

“tớ” tạo cảm giác mật thiết với người nghe.

Đại từ xưng hô theo ngôi thứ nhất của người Lào cũng chỉ người đang nói: ຂ້ອຍ [khỏi] (tôi), ກ [cu] (tao), ເຮ ຳ [hau] (tớ, mình), ພວກເຮ ຳ [phuôc hau] (bọn mình, chúng ta, bọn ta)

Giống cách xưng hô của tiếng Việt thì đại từ xưng hô của tiếng Lào cũng tùy vào người đang nói để dùng chỉ đối tượng.

Đại từ xưng hô chỉ người xưng “tôi” ຂ້ອຍ [khỏi] là cách tự xưng của bản thân mình với đối tượng trong cuộc hội thoại. Trong các trường hợp người nói có vị trí lớn hơn hoặc ngang hàng với người nghe. Xưng “tôi” thể hiện sự lịch sự khi không biết tên đối phương hoặc là trong các cuộc họp có thể dùng đến bày tỏ thái độ tôn trọng người nghe và khẳng định giá trị của bản thân (không đề cao mình cũng không hạ thấp giá trị của bản thân). Đặc biệt khi giao tiếp mà người nói xưng “tôi” ở nơi đông người thì không cần phân biệt độ tuổi của mình với từng người, đó là cách xưng hô hợp lý nhất. Từ “tôi” ຂ້ອຍ [khỏi] được dùng phổ biến trong xưng hô đối với người Lào.

Trong tiếng Lào từ “tôi” là “ຂ້ອຍ khỏi” và “ຂ້ຳພະເຈ ້ ຳ Khạ-phạ-chậu” đều có hàm ý là tôi nhưng sử dụng trong hoàn cảnh khác nhau, “ຂ້ອຍ Khỏi “ là xưng hô thông thường giữa bạn bè, người thân trong gia đình, còn trong các cuộc họp, hội nghị, văn bản mang tính chính thống của nhà nước thì phải dùng từ “ຂ້ຳພະເຈ ້ ຳ Khạ-phạ-chậu”.

Xưng hô với đại từ nhân xưng “tôi” ຂ້ອຍ [khỏi]. Ta có thể thấy đây là đại từ thông dụng với mọi quốc gia, mọi ngôn ngữ. Với tiếng Anh “tôi” - “I” tiếng Lào “ຂ້ອຍ” [khỏi], tiếng Việt “tôi” được dùng thông dụng trong giao tiếp. Đối với tiếng Anh thì ta thấy để chỉ người đang nói thì đại từ luôn đi kèm là “I”. Tuy nhiên, với tiếng Lào và tiếng Việt thì để chỉ đối tượng đang xưng hô, thì đại từ đi kèm không chỉ “tôi” mà còn các từ như: tao, ta, tụi, tớ, mình. Những từ trên cũng được dùng trong các trường hợp như: ta, tớ là người xưng hô đang xưng với bạn bè, người cùng lứa tuổi. Đại từ xưng hô là “tao” cũng được dùng trong trường hợp: thứ nhất là đối tượng xưng hô đang nói với bạn bè của mình, thứ hai thì người xưng hô đang nói với người nhỏ tuổi hơn mình. Cả hai trường hợp trên thì từ “tao” bày tỏ thái độ không mấy lịch sự, tôn trọng người nghe. Vì nó thể hiện người xưng hô có vai vế lớn hơn người nghe.

Đại từ xưng hô “ta” của tiếng Việt dùng trong các trường hợp rất giống tiếng Lào. Bởi vì đất nước Lào cũng có vua trị vì, hơn hết Lào cũng trải qua những năm Vương Quốc trị vì đất nước cho đến 1975 mới hết các triều đại Vương Quốc. Chính vì vậy, Lào cũng có đại từ xưng hô “ta” ຂ້ຳນ້ອຍ [khả nỏi] dùng cho người xưng hô

có vai vế trong triều. Đại từ được dùng để đề cao chức vụ và vai vế của người nói. Khi dùng đại từ người xưng hô có thể là vua nói với các quần thần. Sau khi hết các đời Vương Triều thì đại từ nhân xưng “ta” vẫn còn được dùng nhưng không phổ biến, dần dần từ “ta” không còn trở nên thông dụng và đến ngày nay không còn dùng ở đất nước Lào. Không giống như ở Việt Nam một số bạn trẻ vẫn dùng để xưng hô với nhau như một từ đánh dấu vị trí ngang hàng, nhưng lại tôn vị trí người nói hơn người nghe.

Đối với từ “chúng tôi” ພວກຂ້ອຍ [phuôc khỏi], “chúng ta” ພວກເຮ ຳ [phuôc hau], thì tiếng Lào và Tiếng Việt cũng dùng trong những trường hợp giống nhau. Luôn chỉ cho một nhóm người đang nói, một người đang đại diện cho ý kiến cho nhiều người. Hay còn nói đây là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều. Nếu đối với tiếng Anh thì “chúng tôi”, “chúng ta” trong tiếng Anh chỉ có một từ dùng chung đó là “we”. Nhưng trong tiếng Lào lại có đại từ vô cùng giống tiếng Việt, tiếng Lào cũng dùng “chúng tôi” trong trường hợp một người đại diện ý kiến cho nhiều người để giao tiếp với đối tượng khác. Còn “chúng ta” là đại từ dùng để cho một người đại diện cho một tập thể, một nhóm người nhưng không phải để giao tiếp giữa hai bên mà là kêu gọi một thể.

Riêng với đại từ xưng hô là “bọn tớ”, “chúng tớ” thì tiếng Lào không có trong giao tiếp. Đại từ trên chỉ có ở Việt Nam còn tiếng Lào mà thay vào đó là dùng “chúng tôi” ພວກເຮ ຳ [phuôc hau]. Đây là điều khác trong đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều. Trong tiếng Lào các từ ‘ມຶ ງ mưng = mày và ກ cu = tao’ người trẻ không được dùng với người lớn tuổi mà được dùng với người trẻ, tuổi bằng nhau và người quen biết.

2.1.1.2. Đại từ xưng hô theo ngôi thứ hai

Ngôi thứ hai chỉ người đang giao tiếp cùng bạn gồm có: số ít: bạn, cậu, mày, mi; số nhiều: chúng mày, bọn mi, các cậu, các bạn … Tùy vào ngữ cảnh để dùng đại từ xưng hô phù hợp. Với các đại từ xưng hô là “bạn”, “cậu” được dùng trong các trường hợp người được gọi là bạn bè thân thiết hoặc cùng độ tuổi với người xưng hô. Khi cuộc trò chuyện giữa những người được gặp lần đầu thì đại từ xưng hô theo ngôi thứ hai với từ xưng hô “bạn”, “cậu” được dùng thể hiện lịch sự và tôn trọng lẫn nhau. Học sinh ở Việt Nam thường gọi nhau bằng đại từ xưng hô này để thay cho gọi tên của đối tượng nói đến, thể hiện sự thân thiết. Từ “cậu” được sử dụng thông dụng ở miền Bắc của Việt Nam, đi kèm với đại từ xưng hô trên là từ “tớ”. Người xưng hô sẽ xưng “tớ” khi gọi đối tượng được xưng là “cậu” trong cuộc hội thoại. Còn với từ “bạn” thì người xưng sẽ dùng từ “bạn” hoặc “mình” để xưng hô. Cách xưng hô này được dùng khi cuộc hội thoại chỉ có hai người đang giao tiếp cùng nhau. Đại từ xưng hô “các bạn”, “các cậu”, … được dùng khi người xưng hô

gọi một lúc nhiều người trong cuộc hội thoại. Vì từ “các” là từ chỉ lượng một cách ước chừng của sự vật, con người.

Đại từ xưng hô là “bạn” ເຈ ້ ຳ [chảu], “cậu” ໂຕ [tô] trong tiếng Lào được dùng trong các trường hợp người được gọi là bạn bè thân thiết hoặc cùng độ tuổi với người xưng hô. Xưng hô với các từ trên tạo cảm giác lịch sự và thân thiết, tôn trọng lẫn nhau. Giống như học sinh ở Việt Nam thì học sinh ở Lào thường gọi nhau bằng đại từ xưng hô này để thay cho gọi tên của đối tượng nói đến, thể hiện sự thân thiết. Từ “bạn” ເຈ ້ ຳ [chảu] người xưng sẽ dùng từ “bạn” ເຈ ້ ຳ [chảu] hoặc “mình” ເຮ ຳ [hau] để xưng hô. Cách xưng hô này được dùng khi cuộc hội thoại chỉ có hai người đang giao tiếp cùng nhau. Đại từ “bạn” ເຈ ້ ຳ [chảu] là đại từ xưng hô thông dụng để chỉ tình bạn giữa con người, nó được dùng nhiều hơn so với từ “cậu” ໂຕ [tô]. Điều này có thể một phần do ảnh hưởng từ người Việt của đất bạn Lào.

2.1.1.3. Đại từ xưng hô theo ngôi thứ ba

Đây là ngôi chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp, số ít gồm: nó, hắn ta, hắn, gã ấy, cậu ấy, bạn ấy, y thị, bả, cổ; số nhiều: bọn họ, họ, chúng nó, các bạn ấy, lũ ấy…

Từ “gã ấy” không mang tính lịch sự. Bởi vì từ “gã” vốn dĩ là gọi tên đối tượng với hàm ý chê bai, mĩa mai và không có sự tôn trọng. Ngược lại, khi gọi tên đối tượng dùng để nhấn mạnh câu nói hoặc mang hàm ý mĩa mai thì có các từ: hắn, cậu ta,thằng, tên kia.

Những trường hợp được xưng hô theo ngôi thứ ba thì người được nhắc đến có hoặc không có mặt trong cuộc hội thoại. Trường hợp có mặt thì họ được gọi tên một cách gián tiếp thông qua người nói, từ xưng hô đó thay cho tên gọi và người nghe hiểu người nói đang muốn nói đến ai. Đặc biệt với từ “thị” dùng để chỉ người con gái. Tuy nhiên, từ này được dùng vào thời xưa, khi người con gái không có tên tuổi thì được mọi người gọi là “thị”. Đây là cách gọi tuy không lịch sự nhưng cũng không phải là mĩa mai, chê bai. Họ được xem là tầng lớp thấp bé nhất trong xã hội, ngay cả tên cũng không có. Như trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân thì nhân vật “thị” vợ của anh Tràng là người không có tên tuổi. Chị được mọi người gọi là “thị” chỉ người con gái, người đàn bà.

Đối với ngôi thứ ba thì ta có những từ xưng hô như: nó, chúng nó, họ, bọn họ, bọn chúng. Những từ xưng hô này được dùng để chỉ chung cho hai giới, hay nói cách khác là không hề phân biệt giới tính trai hay gái khi dùng. Với từ “nó”, “hắn” thì chỉ số ít (một người), với từ xưng hô “chúng nó”, “bọn chúng”, “bọn nó” là đại từ xưng hô chỉ số nhiều. Các đại từ này thường được dùng cho một nhóm người mà khi được chủ thể nhắc đến thì số lượng người được nhắc là 2 hoặc hơn 2 người.

Với cách xưng hô có nét tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Lào, thì đại từ nhân xưng ngôi tứ ba của tiếng Lào cũng như tiếng Việt. Đại từ này dùng để chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp.

Trong tiếng Lào đại từ nhân xưng theo ngôi thứ ba số ít có các từ: ລຳວ/ເພິື່ ນ[lao, phờn], ມັນ [măn]. Từ: ລຳວ [lao] tiếng Việt là “hắn”, từ: ມັນ [măn] tiếng Việt là “nó”. Từ “nó” thường là được sử dụng trong trường hợp người được nhắc đến nhỏ tuổi hơn (người trẻ).

Ví dụ: Nó đi chơi với ai ?

[ມັນໄປຫ ິ ້ ນກັບໃຜ?] [măn pay lỉn cặp pháy?].

Ngôi thứ ba số nhiều có từ: ພວກມັນ [phuộc măn], tiếng Việt là “chúng nó”, từ: ພວກເຂ ຳ [phuộc kháu] tiếng Việt là chúng họ.

Tiếng Lào có từ “ບັກ”[Bắc] “gã ấy” là không mang tính lịch sự. Có lẽ có từ này vì một phần do trường hợp gọi tên đối tượng không cần có sự coi trọng giống như ở tiếng Việt. Bởi vì từ “ ບັກ ” [Bắc] “ gã ” vốn dĩ là gọi tên đối tượng với hàm ý chê bai, mĩa mai và không có sự tôn trọng.

Ngoài từ “ gã ” khi gọi tên đối tượng dùng để nhấn mạnh câu nói hoặc mang hàm ý mĩa mai thì có các từ: hắn, anh ta, cậu ta, thằng, tên kia. Giống các đại từ nhân xưng của tiếng Việt. Trong tiếng Lào có từ: “ ບັກ ” [Bắc] “ gã ”; giới tính trai, ອ

ື່ [ỳ] thị; giới tính gái, “ມັນ” [măn] nó; không hề phân biệt giới tính trai hay gái khi dùng.

Đối với ngôi thứ ba thì ta có những từ xưng hô như: nó, chúng nó, họ, bọn họ, bọn chúng. Những từ xưng hô này được dùng để chỉ chung cho hai giới, hay nói cách khác là không hề phân biệt giới tính trai hay gái khi dùng. Với từ “nó”, “hắn” thì chỉ số ít (một người), với từ xưng hô “chúng nó”, “bọn chúng”, “bọn nó” là đại từ xưng hô chỉ số nhiều. Các đại từ này thường được dùng cho một nhóm người mà khi được chủ thể nhắc đến thì số lượng người được nhắc là 2 hoặc hơn 2 người. Trong tiếng Lào thì được dùng bằng các từ: ພວກເຂ ຳ,ພວກເພິື່ ນ [phuộc kháu,phuộc phờn] (chúng họ), ພວກມັນ [phuộc măn] (chúng nó).

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)