Sự khác biệt về xưng hô trong tiếng Việt-Lào

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 75)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.5.2. Sự khác biệt về xưng hô trong tiếng Việt-Lào

Về mặt từ vựng, trong tiếng Việt, từ gọi bậc cha mẹ phong phú hơn tiếng Lào. Từ gọi cha: bố, ba, tía, thầy, phụ. Từ gọi mẹ: má, mạ, me, mế, u, vú, bu, bầm, mẫu. Các từ gọi mẹ trong tiếng Việt chủ yếu gốc Mon-khme, chỉ có từ “mẫu” gốc Hán thì từ gọi “cha” lại có yếu tố gốc Hán nhiều hơn như “phụ” có trước và “tía” được nhập sau này từ cách gọi của người Triều Châu nhập xuống vùng Nam Bộ sinh sống. Dù được cho nhiều từ gọi “mẹ” nhưng trong tiếng Việt chỉ là các biến thể: nhóm 1: mẹ, me, mế, má, mạ; nhóm 2: u, vú, bu, bầm. Trong khi đó các từ gọi “cha” lại không có biến thể.

Từ xưng hô “người”, “người ta” trong tiếng Việt là một từ vừa xưng hô cho ngôi thứ nhất tự xưng vừa là ngôi thứ 3 số ít: Ngôi thứ nhất “người ta”: Người ta nói thế mà anh cũng giận. Ngôi thứ 3 số ít “người ta”: Người ta về rồi kìa, anh gọi người ta lại đi. Ngôi thứ 2 số nhiều “các người”: Các người làm gì mà la lối vậy? Ngôi thứ 2 số ít hoặc nhiều: “người”: Người ơi người ở đừng về. Từ “cô” trong tiếng Việt vừa xưng hô trong gia đình vừa xưng hô xã hội nhưng từ “cô” xưng hô xã hội có ý nghĩa trung tính như từ “nàng” ນຳງ nang trong tiếng Lào. Gọi “cô” khi người con gái chưa thân mật, nếu thân mật thì gọi “em”. Khi vợ chồng giận nhau, đôi lứa không còn thân thiết nữa thì xưng “tôi” và gọi “cô” thay cho xưng “anh” và gọi “em”.

Về mặt ngữ âm, ngoài một số yếu tố tương đồng đã phân tích ở mục trên thì phần lớn âm tiết của từ xưng hô trong tiếng Lào khác tiếng Việt (xem từ xưng hô các ngôi mục 2.2.3). Trong tiếng Lào gọi: “ông nội”: [ປ ື່ Pù], “bà nội”: [ຍື່ຳ nhà], “ông ngoại”: [ພ ື່ ເຖ ້ ຳ phò thạu], “bà ngoại”: [ແມື່ເຖ ້ ຳ mè thạu]. Bên cạnh đó, tiếng Lào còn có từ “ông”: [ທື່ຳນ thàn] như một đại từ. Cách gọi cô và cậu trong tiếng Lào cũng khác “cô”: [ອຳ a], “cậu”: [ນ້ຳບື່ຳວ nạ bào]. Tiếng Việt gọi từ “bác” chung và khi phân biệt giới thì gọi “bác trai”, “bác gái” là từ ghép nhưng trong tiếng Lào “bác”: [ລ ງ lung], còn khi phân biệt thì bác trai vẫn gọi “ລ ງ lung” còn bác gái gọi “ປ້ຳ pả” là những từ đơn tiết.

Về vai xưng hô, tiếng Lào, anh của cha và mẹ gọi là “bác trai” [ລ ງ lung] nhưng trong tiếng Việt anh hoặc em của mẹ đều gọi là “cậu”. Tiếng Lào, chồng chị của cha và chồng chị của mẹ gọi là “bác trai” [ລ ງ lung] nhưng trong tiếng Việt gọi là “dượng”. Tiếng Lào, chị của cha và mẹ gọi là “bác gái” [ປ້ຳ pả] thì trong tiếng Việt chị hoặc em của cha gọi là “cô” và chị hoặc em mẹ gọi là “dì”. Tiếng Lào, vợ anh của cha và vợ anh của mẹ đều gọi là “bác gái” [ປ້ຳ pả] thì trong tiếng Việt vợ anh của mẹ gọi là “mợ”. Như vậy, trong tiếng Lào nhân xưng không phân biệt bên nội (cha) và bên ngoại (mẹ) như tiếng Việt. Cứ anh của cha và mẹ, chồng chị của cha và mẹ người Lào đều gọi là “bác trai” [ລ ງ lung]. Chị của cha và mẹ, vợ anh của

cha và vợ anh của mẹ người Lào đều gọi là “bác gái” [ປ້ຳ pả].

Thầy và cô trong tiếng Việt vừa là từ xưng hô nghề nghiệp cho người làm nghề dạy học vừa là từ xưng hô thân tộc. Trong tiếng Việt, thầy là cha và cô là em hoặc chị của cha. Trong khi đó tiếng Lào không có từ gọi như vậy.

2.5.2.2. Khác biệt về cách thức xưng hô

Đối với người Lào, trong những trường hợp nghiêm túc như ở hội nghị, trong cuộc đàm phán, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít và số nhiều không được dùng “tôi” [ຂ້ອຍ khọi], “chúng tôi” [ພວກຂ້ອຍ phuộc khọi] mà nên dùng ຂ້ຳພະເຈ ້ ຳ (khạ p’hạ chậu), ພວກຂ້ຳພະເຈ ້ ຳ (phuộc khạ phạ chậu). Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít và số nhiều không được dùng ເຈ ້ ຳ (chậu), ພວກເຈ ້ ຳ (p’huộc chậu) mà dùng ທື່ຳນ (thàn), ພວກທື່ຳນ (phuộc thàn). Trong khi đó, người Việt vẫn sử dụng “tôi” và chúng tôi khi xưng hô trong các hội nghị, hội thảo, đại hội. Khi dùng những đại từ xưng hô này thì với “tôi” đó là người nói phát biếu y kiến của mình. Khi dùng với “chúng tôi” người nói đang đại diện cho một tổ chức, một tập thể. Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 số ít “bạn” và số nhiều “các bạn” người Việt vẫn dùng cho sinh hoạt, hội nghị của thanh niên, thiếu niên trong các lớp học. Những lần sinh hoạt nhóm hay những lần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ những đại từ nhân xưng vẫn được dùng. Không chỉ những người lãnh đạo mới được xưng hô “bạn”, “các bạn” mà ngay cả những người tham gia khi cần thiết họ vẫn dùng từ “bạn, các bạn” để xưng hô trong giao tiếp.

Đối với xưng hô trong nhà trường, người Lào phân biệt xưng hô trong các cấp học. Các từ [ອຳຈຳນ A chan] = giáo vên và [ນັກສຶ ກສຳ năc sưc sá] = sinh viên, chỉ được sử dụng trong trường đại học. Các từ [ອຳຈຳນ A chan] = giáo vên và

[ນັກຮຽນ năc hiên] = học sinh, chỉ được sử dụng trong trường Phổ thông Trung học

và Phổ thông Cơ sở. Còn các từ [ນຳຍຄ / ອ້ຳຍຄ nai khu / ại khu] = giáo vên và [ເອ ້ ອຍຄ ưởi khu] = giáo viên, chỉ được sử dụng trong trường tiểu học. Trong khi đó, các trường Việt Nam từ phổ thông đến đại học chỉ xưng hô Thầy cô và em. Đối với bậc Tiểu học, người Việt có thể xưng “thầy/cô” và “con”. Với bậc bọc Mầm non, người Lào, các cô có thể xưng ‘ຄ / ແມື່ຄ khu hoặc mè khu, gọi trò là ‘ລ ກ /

ຫ ຳນ lục hoặc lán, bởi lẽ ở trường Mầm non, các cô vừa dạy dỗ, vừa chăm sóc và nuôi dưỡng với trác nhiệm của cả người thầy và người mẹ. Trong khi đó, tiếng Việt ở bậc học này chỉ xưng cô với con hoặc cháu.

Đối chiếu với cách thức xưng hô của người Trung Hoa, Đỗ Thị Kim Cương nhận thấy đại từ nhân xưng trong tiếng Việt được phân biệt ngôi, thứ, bậc rõ ràng còn trong tiếng Hán chỉ mang tính tượng trưng như là ngôi thứ nhất, hai, ba, số ít và

số nhiều mà thôi. Hầu hết những danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt đều được tham gia vào quá trình giao tiếp với tư cách là một đại từ nhân xưng; còn với tiếng Hán thì ngoài đại từ nhân xưng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc rất ít khi được sử dụng trong giao tiếp đối xứng. Danh từ thân tộc trong tiếng Hán được phân biệt khá rõ ràng hơn trong tiếng Việt, tuy nhiên những danh từ ấy chỉ mang tính chất giải thích (làm rõ hơn về mối quan hệ) chứ không tham gia vào quá trình giao tiếp như một đại từ nhân xưng.

2.5.2.3. Khác biệt về nghi thức, phép tắc giao tiếp

Khi gặp người lớn bề trên hoặc người có chức vụ cao hơn (bất kể là người đó ít hay nhiều tuổi hơn mình), người Lào đều chắp hai tay cao ngang ngực, hơi cúi thấp đầu, sau đó nói : “Xin chào ngài” ສະບຳຍດ (sa bai đi). Đây là cách thức chào hỏi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo, giống với cách thức chào hỏi của người Thái. Trong khi đó, người Việt có nghi thức bắt tay những người đồng nghiệp và bạn bè để thể hiện sự thân mật. Nếu là người nhiều tuổi hơn hoặc chức vụ cao hơn thì bắt hai tay và hơi cúi mình xuống nhưng bạn bè đồng nghiệp chỉ cần bắt một tay và không cúi mình. Ngược lại, đối với người lớn tuổi và thầy cô giáo thì không bắt tay mà vòng tay trước ngực, dùng từ “thưa” trước câu chào hỏi. Nghi thức bắt tay gần với văn hóa chào hỏi của người phương Tây nhưng vòng tay trước ngực để chào gần giống với cách chào của người Malaysia. Đặc biệt, người Việt khi gặp thường hỏi thay lời chào, khi hỏi “Thưa thầy, thầy đi đâu đấy” không phải làm muốn biết thầy đi đâu mà chỉ đơn giản chỉ để hỏi thăm thôi. Người được hỏi có thể trả lời hoặc không. Cách thức này cũng giống văn hóa hỏi để chào của người Malaysia [3]. Gần đây xuất hiện từ “chào” trước lời hỏi thăm: “Chào thầy, thầy đi đâu đấy”. Từ “chào” trong tiếng Việt chỉ biểu thị nghi thức chứ không biểu thị hành vi, không thể hiện trong phát ngôn giao tiếp nhưng gần đây nó được phát ngôn như một hành vi giao tiếp. Cách nói này ảnh hưởng văn hóa phương Tây.

Tiểu kết chương 2

Về cấu tạo tiếng, từ xưng Việt-Lào cùng chung hệ ngôn ngữ Nam Á, Monkhme nên có nhiều điểm tương đồng về từ vựng và ngữ âm với các ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á. Từ xưng hô trong ngôn ngữ Việt – Lào có nhiều yếu tố tương đồng ở hai loại từ là đại từ và danh từ thân tộc. Đặc biệt, cả hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nên dẫn đến tương đồng về văn hóa giao tiếp trong xưng hô. Đó chính là văn hóa coi trọng gia đình, quý trọng tình nghĩa, cư xử với người lớn kính trọng, với bạn bè khoa hòa, với cộng đồng thân thiết, với các thành viên trong gia đình thương yêu. Từ xưng hô và cách thức xưng hô thể hiện tính tôn ti, bậc hệ trong gia đình và xã hội, nó thể hiện sự tôn trọng với người lớn, người có địa vị xã hội.

Đối chiếu xưng hô của người Việt- Lào và người Anh để thấy sự khác biệt độc đáo giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây trong xưng hô giao tiếp. Đối chiếu xưng hô của người Việt-Lào và người Trung Hoa để thấy dấu ấn ngôn ngữ Đông Nam Á trong ngôn ngữ Trung Quốc và sự giao thoa và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa với văn hóa Việt - Lào.

Sự khác biệt một số yếu tố ngôn ngữ và văn hóa trong xưng hô giữa hai dân tộc Việt-Lào là những nét riêng biệt độc đáo của ngôn ngữ và văn hóa mỗi nước. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ đặc điểm dân cư: Việt Nam có yếu tố đa đảo còn Lào hoàn toàn lục địa; từ sự tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và Pháp khác nhau giữa hai dân tộc.

CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG LÀO VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Xưng hô trong gia đình

Mỗi một người sinh ra đều có một gia đình. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình chính là nơi đã nuôi nấng chúng ta từ thủa bé cho đến khi lớn lên, tự bước ra đời bằng chính đôi chân mà gia đình đã tạo ra. Nơi đây đã che chở cho bạn bởi những hiện tượng xấu của xã hội, gia đình luôn bên bạn mỗi khi bạn vui, buồn. Gia đình sẽ luôn luôn bên bạn vì đó là nơi thuộc về bạn. Và để có thể giúp mỗi cá nhân trong gia đình phát triển thì ngay từ ban đầu phải tạo cho mình một nền tảng. Nền tảng đó được tạo ra từ những tình thương, nguyên tắc và đặc biệt chính là ngôn từ được xưng hô hằng ngày của các thành viên trong gia đình. Qua từ xưng hô giữa bố mẹ với con cái, giữa vợ chồng, giữa anh chị em trong gia đình ta có thể thấy được tình cảm những người trong gia đình đó.

3.1.1. Xưng hô giữa cha mẹ với con cái

Như chúng ta đã biết gia đình là cái nôi phát triển nhân cách của trẻ. Môi trường gia đình có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị sống lành mạnh và tốt đẹp cho mỗi con người. Cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng để giúp con cái trưởng thành và phát triển tốt nhất “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt”.

Dù cho bất kì đất nước nào thì giữa cha mẹ và con cái luôn có cho mình những ứng xử, xưng hô để phù hợp với vai vế của mình. Với gia đình Việt, cha mẹ và con cái có những cách xưng hô vô cùng đa dạng theo từng gia đoạn phát triển của con và theo từng vùng miền, theo từng gia đình.

- Xưng hô với con trong năm đầu: Những năm đầu con của đôi vợ chồng trẻ từ lúc mới sanh đến khi biết nói, không có dịp sử dụng ngôi thứ nhất để xưng với cha mẹ. Thời kỳ này nó chỉ được gọi ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Cha mẹ là 2 tiếng chỉ định vị trí của đấng sinh thành ra con. Tiếng Việt cũng rất phong phú về những tiếng xưng hô có: ba mẹ, cha mẹ, bố mẹ, ba mạ, ba vú, tía má, ba má, thầy me, thầy mẹ, thầy đẻ, cậu mợ, thầy bu…

Hầu hết những đứa con được cha mẹ đặt cho những cái tên thật đẹp, nhưng trong thời kỳ còn bé, phần đông những đứa trẻ bị cha mẹ gọi bằng những tên tục xấu xí, chung chung cho mọi đứa là thằng cu, nhóc tì, cu tí… (trai), con lủng,

nhóc bẹp, cái đĩ, hĩm… (gái). Có nhiều cặp vợ chồng theo nhân dáng khuôn mặt đứa con và ghép thứ của nó vào mà đặt tên tục để gọi, như Cả Vồ (do trán vồ), Hai Xệp (do mũi xệp), Ba Mếu (do miệng hay mếu), Tư Nhăn (do mặt mày thường nhăn nhó quạu quọ) … Không ít chồng vợ gọi con bằng tiếng cưng: cục cưng, cục vàng, hột xoàn… Cũng có vợ chồng đặt tên con gọi ở nhà theo tên nhân vật dân gian: Bờm, Cuội, Khoai. Hệ thống tên gọi ở nhà với tên khai sinh là khác nhau để tránh thần linh chú ý. Ở nhà thì thường đặt tên con như: Cún, Vện, Mun, An, Nhiên, Bẹp, Cu, Bé…Ở Nam bộ, người dân thường gọi tên theo thứ tự: anh Hai, chị Ba, anh Tư, Chị Năm, anh Sáu, chị Bảy, cô Út, thằng Cọt, cu Sót….Ở Bắc bộ thì gọi anh cả, chị cả tương ứng với Nam Bộ là anh Hai, chị Hai.

Với những tiếng xưng hô phong phú đó, cha mẹ nựng nịu, trò chuyện một chiều với đứa bé khi nó chưa biết nói:

- Cái Tí của mẹ, thôi dậy đi. - Cu út ơi! Đi lại đây với mẹ nào. - Thằng Hai giữ em cho mẹ.

- Út Cưng của mẹ, lại đây với mẹ nào !.

Trong giai đoạn này hầu hết đều là từ cha mẹ xưng hô với con cái còn con chỉ biết gọi ba, mẹ chứ chưa thể gọi theo những cách khác.

-Xưng hô với con khi chúng đã lớn: Thông thường cha mẹ và con cái dùng các cập xưng hô: ba/má-con, tía/má-con, thầy/đẻ-con… để xưng hô với nhau. Lúc này con cái được bố mẹ mình gọi bằng “con” và con cái khi xưng hô với bố mẹ thì cũng tự xưng là “con”. Còn vẫn cứ gọi người sinh ra mình là bố mẹ, cha mẹ, tía, má, …. Tùy theo từng vùng miền sinh sống. Ví dụ:

- Con đi đường mạnh khỏe nhé!

- Tía má giữ gìn sức khoẻ, rồi con sẽ quay về. - Thưa thầy u con mới về.

- Để ba đưa con đến trường.

Bên cạnh cách xưng bằng các từ như bố mẹ - con, thì lúc này những cặp bố mẹ cũng dùng tên con của mình để xưng hô. Đối với tên một số gia đình vẫn duy trì xưng hô bằng tên gọi ở nhà nhằm tạo sự thân thuộc. Nhưng một số bố mẹ dùng tên đi học của con để gọi. Những tên tục xấu xí thường bị loại dần, không còn được xưng gọi nữa khi đứa trẻ lớn lên, vì những tiếng gọi thằng cu, con lủng, cái đĩ, … làm chúng xấu hỗ đỏ mặt tía tai. Nhưng những tiếng xưng gọi bé hai, bé ba…, bé sáu, bé bảy… vẫn còn được gọi cho đến lúc đã lớn, thậm chí lúc đã lập gia thất. Những tiếng đôi “bé+thứ” được coi như tên tục của đứa con.

Ví dụ:

- Lan ơi! Ra ăn cơm đi con. - Tùng đang làm gì vậy con?

- Lan Chi nhà tôi ngoan lắm cô ạ!

- Năm nay, cái Mai nhà tôi được học sinh giỏi.

Nhưng cũng có nhiều gia đình, cha mẹ trò chuyện với con cái trong chỗ không

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)