Điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.5.1. Điểm tương đồng

2.5.1.1. Tương đồng ngôn ngữ và văn hóa

Tiếng Việt và tiếng Lào đều là ngôn ngữ Nam Á, chủ yếu là họ ngôn ngữ Môn Khme và Tày Thái. Tiếng Lào là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Lào chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn từ Ấn Độ. Tuy nhiên, tiếng Lào cũng có bộ phận ngôn ngữ Miao-Yao (Hmông-Miên); Sino- Tibetan và Austroasiatic (Mon-Khmer). Tiếng Việt có ngữ hệ Tai-Kadai, Miao-Yao (Hmông-Miên), Sino-Vietnamese, Mon-Khme. Tiếng Lào cũng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái, có thanh điệu và cấu trúc tuyến tính như tiếng Việt. Tiếng Lào có 5 thanh điệu gần âm sắc với tiếng Việt Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Văn hóa Lào và Việt đều là văn hóa trọng gia đình, trọng tình nghĩa. Ứng xử trong quan hệ gia đình theo thứ bậc, tôn ti và ra xã hội cũng vậy. Người Việt ứng xử trong cộng đồng xã hội cũng thân mật như ứng xử gia đình vì thế họ lấy phép tắc xưng hô trong gia đình làm phép tắc xưng hô với người khác trong sinh hoạt cộng đồng. Văn hóa trọng gia đình là văn hóa chung của Đông Nam Á, người Trung Quốc phía Nam từ sông Dương Tử đến Quảng Tây và Đài Loan vốn là dân gốc Bách Việt nên có văn hóa gần gũi hơn với văn hóa Việt-Lào.

2.5.1.2. Tương đồng về từ loại của từ xưng hô a. Danh từ thân tộc

- Về các vai xưng hô: Tiếng Việt: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, thím, dượng, anh, em, con trai, con gái, con rể, con dâu, cháu, chắt. Tiếng Lào: ທວດ [thuột], ông nội: [ປ ື່ Pù], bà nội: [ຍື່ຳ nhà], ông ngoại: [ພ ື່ ເຖ ້ ຳ phò thạu], bà ngoại: [ແມື່ເຖ ້ ຳ mè thạu], bác trai: [ລ ງ lung], bác gái: [ປ້ຳ pả], bố: [ພ ື່ phò], mẹ: [ແມື່ mè], chú: [ອຳວ ao], dì: [ນ້ຳສຳວ nạ sáo], cô: [ອຳ a], cậu: [ນ້ຳບື່ຳວ nạ bào], mợ: [ນ້ຳໃພ້ nạ phảy], thím: [ອຳໃພ້ a phảy], con: [ລ ກ lục], con rể: [ລ ກເຂ ຍ lục khới], con dâu: [ລ ກໃພ້ lục phạy], chị: [ເອ ້ ອຍ ưởi], anh: [ອ້ຳຍ ại], em gái: [ນ້ອງສຳວ nọng sáo], em trai: [ນ້ອງຊຳຍ nọng xai], cháu: [ຫ ຳນ lán], chắt: [ເຫ ັ ນ lến] [8].

- Về cấu tạo âm tiết: Phần lớn, các từ nhân xưng của tiếng Lào –Việt đều đơn tiết và có một số âm tiết phát âm giống hoặc gần giống nhau: mẹ, mế (Việt); mè, mề (Lào), phụ (Việt), phò (Lào), “nạ” trong nạ sáo, nạ bào chỉ người mẹ thì trong tiếng Việt “nạ” cũng chỉ người phụ nữ có con. “ưởi”, “ại” có thể liên tưởng đến “ả” (chị) của phương ngữ Bắc miền Trung Việt và “anh” của tiếng Việt phổ thông. Từ

“nọng” hoàn toàn trùng âm với “nọng” của tiếng Tày Thái của phương ngữ Bắc Việt Nam. Âm “bào” trong nạ bào chỉ bào thai, trong tiếng Việt có đồng bào và dị bào. “Đồng bào” là anh em cùng mẹ, dị bào là anh em cùng cha khác mẹ. [9, tr. 489-496].

Những vai nhân xưng tiếng Trung gần như tương đồng các từ nhân xưng trong tiếng Việt bởi người Việt mượn từ tiếng Hán khá phổ biến: ông nội (tổ phụ), bà nội (tổ mẫu), ngoại tổ phụ (ông ngoại), ngoại tổ mẫu (bà ngoại), cừu phụ (cậu), di mẫu (dì), bố (phụ thân), mẹ (mẫu thân), bá phụ (bác), thúc phụ (chú), cô mẫu (cô), anh trai (huynh), em trai (đệ), chị gái (tỷ), em gái (muội), con trai (nhi tử), con gái (nữ tử), con dâu (nhi tức), con rể (nữ tế), cháu trai (tôn tử), cháu gái (tôn nữ), tằng tôn (cháu nội trai), tằng tôn nữ (cháu nội gái) [5,tr. 100-108].Tuy nhiên, những vai nhân xưng trong tiếng Trung chỉ tồn tại trong văn bản nghệ thuật còn trong giao tiếp hàng ngày, người Việt ít sử dụng các từ xưng hô tiếng Hán Việt.

b. Danh từ nghề nghiệp, chức vụ

Cả tiếng Lào và tiếng Việt đều dùng danh từ chỉ nghề nghiệp và chức vụ trong xưng hô, giao tiếp: thầy: [ອຳຈຳນ a chan / ຄ khu], thầy giáo: [ນຳຍຄ / ອ້ຳຍຄ nai khu / ại khu], cô giáo: [ເອ ້ ອຍຄ ưởi khu], hiệu trưởng: [ຜ ້ອ ຳນວຍກຳນ Phụ ăm nuôi can], hiệu phó: [ຮອງອ ຳນວຍກຳນ Hong ăm nuôi can], sinh viên: [ນັກສຶ ກສຳ năc sức sá], học sinh: [ນັກຮຽນ năc hiên]…[8]. Tuy nhiên, danh từ nghề nghiệp, chức vụ chỉ chủ yếu xưng hô ở nhà trường, cơ quan, công sở chứ ít thể hiện trong giao tiếp đối xứng. Chỉ riêng quan hệ xưng hô thầy cô thì người Việt và người Lào đều xưng hô ở trường học và ngoài trường trong giao tiếp đối xứng.

c. Đại từ

Cả tiếng Lào và tiếng Việt đều dùng hệ thống đại từ xưng hô tương ứng: tôi [ຂ້ອຍ khỏi], tớ: [ກັນ / ເຮ ຳ căn / hau], mình [ເຮ ຳ hau], tao [ກ cu], nó / hắn: [ມັນ măn], cậu / bạn: [ໝ ື່ / ເຈ ້ ຳ mù / chạu], mày: [ມຶ ງ mưng], chúng tôi: [ພວກຂ້ອຍ phuôc khỏi], chúng mình, chúng ta: [ພວກເຮ ຳ phuôc hau], chúng tớ:

[ພວກກັນ / ພວກເຮ ຳ phuôc căn / phuôc hau], chúng tao: [ພວກກ phuôc cu], nó:

[ມັນ măn], bọn nó, chúng nó: [ພວກມັນ phuôc măn], họ: [ເຂ ຳ kháu]. Dùng đại từ chỉ trỏ làm từ xưng hô: “đây” ຂ້ອຍ khỏi (ngôi thứ nhất số ít) và đó: ເຈ ້ ຳ chạu: Đó

với đây không dây mà buộc: ເຈ ້ ຳກັບຂ້ອຍບ ື່ ມ ເຊ ອກແຕື່ຮັດແໜ້ນ. Đại từ phiếm

chỉ “ai”: [ໃຜ pháy]. Ai biết đâu đấy: ໃຜຊິ ຮ ້ຈັກ. Từ “người ta” [ເຮ ຳ hau] cũng sử dụng như đại từ phiếm chỉ: Người ta đã bảo trước rồi mà!:

ເຮ ຳໄດ້ບອກກື່ອນແລ້ວເດ! Hau đảy bọc còn lẻo đê!. Tiếng Lào có từ “cô” ນຳງ nang, như từ “nàng” trong tiếng Việt nhưng ít sử dụng trong xưng hô [8]

Các từ “chúng” và “các” đứng trước các đại từ và danh từ thân tộc để chỉ số nhiều nhưng sắc thái khác nhau. “Chúng” thường đứng trước các nhân xưng thứ nhất: tôi, ta, tớ, con, cháu, em… biểu thị sự khiêm nhường còn “các” đứng trước nhân xưng có vai vế cao hơn: ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, thầy, cô…Tuy nhiên, khi “con, em, cháu” thì được gọi ở ngôi thứ 2 số nhiều thì gọi “các”. Ví dụ: Thầy cho các em nghỉ học. Chúng em xin thầy cho nghỉ học sớm.

2.5.1.3. Tương đồng về văn hóa giao tiếp

a. Văn hóa giao tiếp của người Việt và người Lào đều thể hiện nguyên tắc xưng khiêm, hô (gọi) tôn

Trong tiếng Việt và tiếng Lào, từ “tôi” và “ຂ້ອຍ khỏi” đều có nguồn gốc danh từ chỉ loại người thấp kém trong xã hội: tôi tớ, tôi mọi (người đi ở, giúp việc). Tự cho mình là thấp kém hơn đối tượng nên xưng là tôi, “ຂ້ອຍ khỏi” còn gọi người đối diện là bà, ông, ngài, anh, chị. Mặc dù người được gọi có thể bằng tuổi, có thể ít tuổi hơn nhưng khi giao tiếp xã hội vẫn gọi anh, chị để thể hiện sự tôn trọng. Từ “I” trong xưng hô với ngôi thứ 2 là “You” là hai vai bình đẳng, không thể hiện sự khiêm nhường. Đặc biệt, nữ giới Việt-Lào trong xưng hô với nam giới luôn tự xưng “em” là vị thế bậc thấp mặc dù ngang bằng tuổi và người nam mặc nhiên là “anh”.

b. Văn hóa giao tiếp của người Việt và người Lào đều thể hiện văn hóa gia đình theo ngôi thứ, thế hệ

Cả người Việt và người Lào đều dùng danh từ thân tộc để xưng hô. Điều này khác biệt với xưng hô trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, ngôi 1 số ít chỉ dùng “I” trong khi ngôi 1 trong tiếng Việt và tiếng Lào ngoài từ “tôi, tao, tớ, mình” còn có các từ tự xưng: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, thím, dượng, anh, em, con, cháu. Ngôi thứ 1 số nhiều trong tiếng Việt-Lào là chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng tao, chúng mình tương ứng với tiếng Anh là “we”; ngoài ra còn có cả hệ thống danh từ thân tộc “các, chúng” + từ chỉ ngôi thứ trong gia đình. Ngôi thứ 2 số ít tiếng Việt-Lào không chỉ có “bạn”, ເຈ ້ ຳ (chạu) mà còn các từ xưng hô thân tộc, trong khi đó tiếng Anh chỉ có “you”. Ngôi thứ 2 số nhiều trong tiếng Anh chỉ có “you”, trong khi đó trong tiếng Việt-Lào rất phong phú, có cấu tạo từ chỉ số nhiều “các, chúng” + danh từ nhân xưng. Ngôi thứ 3 trong tiếng Việt tương ứng với “she/her” có “ bà ấy, cô ấy, em ấy, chị ấy…”; với “he/him” có “ông ấy, thầy ấy, anh ấy, cậu ấy…”; với “they/them” có “họ, bọn nó, chúng nó, lũ ấy, các bạn ấy…”; với “it” có “nó, hắn, y”.

Thông thường, việc xưng hô với đối tượng và tự xưng thường căn cứ vào vai vế và tuổi tác. Khi gọi đối tượng là “ông” ພ ື່ ເຖ ້ ຳ (phò thậu), “bà” ແມື່ເຖ ້ ຳ (mè

thậu), “bác trai” ລ ງ (lung), “bác gái” ປ້ຳ (pả), “chú” ອຳວ (ao), “cô, dì” ອຳ,

ນ້ຳສຳວ (a, nạ sáo) thì sẽ xưng là ຫ ຳນ (lán) “cháu”; còn khi gọi đối tượng là “anh” ອ້ຳຍ (ại), “chị” ເອ ້ ອຍ (ượi) thì sẽ xưng là “em” ນ້ອງ (nọng)…

Như vậy, cả ba ngôi, tiếng Việt-Lào đều dùng hệ thống danh từ thân tộc để xưng hô. Ưu điểm của cách xưng hô này là thể hiện sự coi trọng thứ bậc, các mối quan hệ gia đình khiến cho quan hệ giữa người với người có tôn ti, tránh sự bình đẳng ngang hàng thái quá giữa người nhiều tuổi và người ít tuổi.

c. Văn hóa giao tiếp của người Việt và người Lào trọng tình cảm thân mật

Dùng danh từ thân tộc làm từ xưng hô xã hội là thể hiện sự trọng tình, coi mọi người trong xã hội như những người bà con anh em trong gia đình. Các từ nghề nghiệp, chức vụ chỉ được người Việt-Lào xưng hô trong quan hệ hành chính, cơ quan, trong cuộc họp còn khi ra ngoài thì vẫn dùng từ xưng hô thân tộc. Thậm chí ngay trong sinh hoạt cơ quan, mọi người vẫn thích dùng dan từ thân tộc để xưng hô hơn là dùng từ chức vụ, nghề nghiệp bởi họ quan niệm dùng như vậy là vô cảm, không thân mật.

Ngay cả trong gia đình, các từ “dượng” và “mợ/mự” cũng ít dùng. Thay bằng gọi em rể bằng “dượng” thì gọi là “chú” như em trai, thay bằng gọi vợ của bác là “mợ” thì lại gọi bác gái bởi vì “chú” và “bác” là từ gọi bên nội còn dượng, mợ là gọi quan hệ người ngoại tộc. Các thế hệ trong gia đình cũng được gọi kéo gần lại. Theo nguyên tắc thứ bậc ông và cháu thì phải xưng ông, gọi cháu nhưng hiện nay nhiều gia đình thường xưng hô ông và con chứ không dùng ông và cháu.

d. Văn hóa giao tiếp của người Việt và người Lào trọng phép tắc

Đối với người Lào, khi gặp người lớn bề trên hoặc người có chức vụ cao hơn (bất kể là người đó ít hay nhiều tuổi hơn mình), đều chắp hai tay cao ngang ngực, hơi cúi thấp đầu, sau đó nói : “Xin chào ngài” ສະບຳຍດ (sa bai đi). Khi gặp người quen cùng trang lứa, người nhỏ tuổi hơn hoặc người giữ chức vụ thấp hơn mình thì không cần chắp tay trước ngực chào, chỉ cần nói : “Xin chào!” ສະບຳຍດ (sa bai đi). Nếu như đối phương chắp tay chào trước thì mình cũng phải chào lại như họ.

Đối với người Việt, chỉ có động tác bắt tay thể hiện những người đồng nghiệp và bạn bè để thể hiện sự thân mật. Nếu là người nhiều tuổi hơn hoặc chức vụ cao hơn thì bắt hai tay và hơi cúi mình xuống nhưng bạn bè đồng nghiệp chỉ cần bắt một tay và không cúi mình. Ngược lại, đối với người lớn tuổi và thầy cô giáo thì không bắt tay mà vòng tay trước ngực, dùng từ “thưa” trước câu chào hỏi: “Thưa thầy, thầy đi dạy à”, “Thưa bác, bác đi đâu đấy”, “Thưa bà, cháu về nghe bà”.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)