7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.2. Xưng hô trong nhà trường
Nhà trường cũng là nơi hội tụ những con người trong xã hội đến với nhau. Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy đạo đức ở các lớp. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng tạo nên một chuỗi từ
xưng hô vô cùng phong phú. Ở nhà trường chúng ta có những mối quan hệ như tình bạn bè, tình thầy cô, tình cô trò, … điều đó góp phần vào trong hệ thống từ xưng hô giữa những mối quan hệ với nhau.
Hệ thống trường học ở Lào cũng giống như hệ thống trường học ở Việt Nam. Cũng có các cấp học, trong lớp sẽ có cô giáo lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và các thành viên trong lớp, cao hơn nữa ta có thầy cô, hiệu trưởng, hiệu phó, bí thư. Nhân viên trường có bác bảo vệ, cô lao công. Tất cả những người này sẽ tạo nên một hệ thống từ xưng hô theo đúng vai vế của họ.
3.2.2.1. Xưng hô giữa thầy cô giáo và học sinh:
Trong nhà trường Việt Nam, cách xưng hô ở từng cấp học được ngầm quy định rõ ràng. Ở bậc Mầm non, Tiểu học, các cháu sẽ xưng hô với cô giáo, thầy giáo khác với cách dùng đại từ nhân xưng của học sinh ở bậc Trung học cơ sở. Điều này phần lớn phụ thuộc vào lứa tuổi của học sinh ở từng cấp học. Sau đây là một số gợi ý để các trường tham khảo. Xưng hô giữa giáo viên với học sinh. Ở bậc học Mầm non nên xưng hô duy nhất là “Cô” và “con/cháu”. Cô giáo làm trách nhiệm của người mẹ, người bà của các cháu nên cô giáo phải xem các cháu như con, cháu của mình. Cái tình cảm lớn lao ấy xuất phát từ trách nhiệm, từ công việc nên cách xưng hô ấy cũng nảy sinh từ đó. Ví dụ:
- Các con ơi! Bây giờ lớp mình chơi trò chơi nhé. - Sáng nay ai đưa con đến lớp?
Xưng gọi “Thầy, cô - em”. Đây là cách xưng hô phổ biến nhất trong nhà trường từ cấp Tiểu học, THCS. Cách xưng gọi này biểu hiện quan hệ xã hội giữa hai chủ thể giao tiếp trong quá trình dạy học, thể hiện quan hệ giữa thế hệ đi trước,
người đang gánh trách nhiệm hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo, ... với thế hệ sau, những người đang tiếp bước. Ví dụ:
- Em chào thầy.
- Em lên bảng làm cho thầy bài 3.
Có khi giáo viên gọi học sinh bằng từ “em” đi kèm với tên riêng của học sinh đó.
Điều này xảy ra khi có nhiều đối tượng cùng tham gia giao tiếp. Ví dụ:
- Em Hoa được điểm cao nhất lớp chúng ta. - Em Tùng nói chuyện riêng trong giờ học.
Cách xưng hô giữa giáo viên với học sinh ở Lào, từng cấp học được quy định rõ ràng. Cấp mầm non và tiểu học khi đến lớp phải xưng “ລ ກ / ຫ ຳນ lục / lán” (con / cháu) với cô giáo, thầy giáo.
- ສະບຳຍດ ແມື່ຄ , ສະບຳຍດ ລ ກໆ / ຫ ຳນໆ
[Să bai đi mè khu, să bai đi lục lục / lán lán] (Xin chào cô mẹ, xin chào các con / cháu)
- ສະບຳຍດ ແມື່ຄ , ລ ກ / ຫ ຳນ ລຳເມຂ ອເຮ ອນ
[Să bai đi mè khu, lục/lán khó la mưa hươn] (Xin chào cô mẹ, con / cháu xin phép về nhà)
Đối với học sinh cấp 2, 3 thì có thể xưng con/em với cô giáo, thầy giáo. Ví dụ:
- ສະບຳຍດ ອຳຈຳນ, ສະບຳຍດ ນ້ອງໆ
[Să bai đi a chan, să bai đi nọng nọng] (Xin chào thầy / cô giáo, xin chào các em)
- ຮຽນອຳຈຳນ, ນ້ອງຂ ຕອບຄ ຳຖຳມ
[Hiên a chan, nọng khó tọp khăm thám] (Thưa thầy/cô, em xin trả lời câu hỏi)
Và tương tự cách xưng hô của học sinh thì với thầy cô cũng phải xưng hô cô / thầy với con / cháu / em với học sinh của mình.
Ví dụ:
- ອຳຈຳນໃຫ້ຫ ຳນອື່ຳນບ ດຮຽນນ ້ ໄດ້ແລ້ວບ ື່ ?
[A chan hạy lán àn bột hiên nỉ đảy lẻo bò ?] (Thầy cho cháu đọc thuộc bài này được chưa ?)
- ລ ກໆຈ ື່ງຕັ້ງໃຈຮຽນເດ
[lục lục chồng tặng chay hiên đơ] (Các con cố gắng học nhé)
3.2.2.2. Xưng hô giữa học sinh với học sinh:
Đây là số lượng lớn nhất trong nhà trường, chính vì vậy cũng là độ tuổi có cách xưng hô trong giao tiếp vô cùng phong phú. Trong cùng một cấp học có nhiều lớp được quy định theo lứa tuổi. HS đến trường không chỉ có quan hệ với các bạn trong lớp mà còn có quan hệ với các anh / chị / em lớp trên hoặc lớp dưới mình. Vì thế HS cần xác định đúng mối quan hệ để có cách xưng hô cho phù hợp. Cụ thể: nếu lớp lớn hơn thì xưng anh / chị. Các học sinh lớp dưới phải xưng hô anh / chị / em với lớp trên.
Ví dụ:
- Chị Hoa ơi cho em hỏi bài với.
Nếu cùng khối lớp thì xưng là bạn/ mình/ hoặc gọi tên. Ví dụ:
- Bạn cho mình mượn cục tẩy với. - Hoa, thầy giáo vừa tìm cậu kìa.
Bên cạnh xưng bằng mình / bạn / tên thì còn có cách gọi khác là tao / mày, mi / ta.
Ví dụ:
- Mi làm bài tập chưa? - Đi chơi với tụi tao không?
Nếu lớp nhỏ hơn thì xưng bằng em. Với các lớp dưới, khóa sau thì xưng bằng anh / chị / em / tên.
Cách xưng hô giữa bạn bè với nhau của học sinh Lào thường gọi nhau bằng tên riêng hoặc tôi / bạn.
Ví dụ:
- ວຳລ ແກ້ບ ດຮຽນນ ້ ໄດ້ບ ື່ ?
[VaLi kẻ bôt hiên nỉ đảy bò?] (VaLi có làm bài này được không ?) - ມ ້ ອ ື່ ນ ິ ນດຳຈະໄປພ ບອຳຈຳນນຈ ຳກັນບ ື່ ?
[Mự ừn ChinĐa chă pay phộp a chan năm căn bò? (Mai ChinĐa sẽ đi gặp thầy cùng nhau không ?)
Với xưng tôi – bạn: - ເຊ ້ ຳນ ້ ເຈ ້ ຳໄດ້ໄປຮຽນບ ື່ ?
[Xảu nỉ chảu đảy pay hiên bò?] (Sáng nay bạn có đi học không ?) - ແມື່ນ, ຂ້ອຍໄປຮຽນປ ກກະຕິ
[mèn, khỏi pay hiên pôc că ti] (Vâng. Tôi đi học bình thường)
3.2.2.3. Xưng hô giữa các đồng nghiệp trong nhà trường
Xuất phát từ lối sống trọng tình, nên đa phần các thấy cô dùng cách gọi anh/ chị/ em để xưng hô với nhau. Bên cạnh đó người xưng thầy/cô + tên, hoặc anh - chị - em khi tuổi tác có sự chênh lệch, khi cần phải giới thiệu thì Thầy / cô + tên + chức danh. Ví dụ:
- Chị Tiên ơi sáng nay chị có tiết không? - Anh chủ nhiệm lớp 7/2 à?
Xưng hô hiệu trưởng và các thầy cô giáo thì đa phần người ta dùng anh/ chị/ em để tạo mối quan hệ thân thiết. Bên cạnh đó dùng danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp để xưng hô với nhau.
Ví dụ:
- Anh kí giấy giúp em với ạ. - Hiệu trưởng chưa về ạ?
Ngoài các thầy cô, học sinh thì còn có xưng hô giữa các nhân viên bảo vệ lao công trong nhà trường. Với cách xưng như bác/ cô/ cháu.
Ví dụ:
- Cô đến sớm vậy ?
Xưng hô giữa các giáo viên với nhau ở Lào cũng tương tự như Việt Nam. Họ là đồng nghiệp nên xưng hô bằng tên riêng hay anh – em, tôi – bạn. với các đồng
nghiệp còn dùng danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh để xưng hô. Ví dụ:
- ສະບຳຍດ ອຳຈຳນ ບ ນມ
[Să bai đi a chan Bun Mi] (Xin chào thầy Bun Mi) - ຊື່ວງນ ້ ອຳຈຳນສ ມສ ກ ື່ ໄດ້ພ ບທື່ຳນຜ ້ອ ຳນວຍກຳນບ ື່ ?
[Xuồng nỉ a chan SômSi cò đạy phôp thàn phụ ăm nuôi can bò?] (Dạo này cô SômSi có được gặp ông giám đốc không ?)
- ອຳຈຳນເອ ຍ! ຫ້ອງເຈ ້ ຳສອນມ ຈ ຳນວນນັກຮຽນຄ ບບ ື່
[A chan ơi! Họng chảu son mi chăm nuôn năc hiên khôp bò?] (Thầy ơi! Lớp bạn dạy có số học sinh đủ phòng không ?)
- ອຳຈຳນເອ ຍ! ນ້ອງຫຳເອ ້ ອຍຊື່ວຍບອກຫ້ອງຮຽນພັກແນື່
[A chan ơi! Nọng há ưởi xuồi bọc họng phăc hiên nè đơ] (Cô ơi! Em nhờ chị giúp báo lớp nhgỉ học hé)
- ມ ້ ອ ື່ ນເຊ ້ ຳ ຫຳເຈ ້ ຳຊື່ວຍຢ ມຫ້ອງໃຫ້ນ້ອງແນື່ [Mự ừn xảu há chảu xuồi dưm họng hảy khỏi nè] (Sáng mai nhờ bạn mượn phòng giúp tôi với)
Đối với các giáo viên xưng hô với người có chức vụ lớn hơn mình như hiệu trưởng, hiệu phó thì họ dùng danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp để bày tỏ sự tôn trọng hoặc có xưng hô theo vai vế như anh/em.
Ví dụ:
- ສະບຳຍດ ອ້ຳຍ. ອ້ຳຍມຳຮອດຫ້ອງດ ນແລ້ວບ?
[Să bai đi ại. Ại ma họt họng đôn lẻo bo ?] (Chào anh. Anh tới phòng lâu chưa ?)
- ນ້ອງຂ ອະນ ຍຳດພັກວຽກສຳມວັນເດ ອ້ຳຍ
[Nọng khó ă nụ nhạt phăc việc sám văn đơ ại] (Em xin phép nghỉ việc ba ngày anh nhé)
Đối với các nhân viên như bảo vệ, lao công thì họ dùng cách gọi như bác - cháu, cô - cháu. Có thể đi kèm với tên riêng của người đó. Nhằm bày tỏ được sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
Ví dụ:
- ສະບຳຍດ ອຳວ
- ຫ ຳນຂ ຖຳມນ້ຳສຳວແນື່ນ້ອຍໜຶື່ ງ
[Lán khó thám nả sáo nè nỏi nừng] (Cháu xin hỏi cô một chút với.)
3.2.2.4. Xưng hô giữa phụ huynh học sinh (PHHS) với giáo viên
Người xưa đã dạy “Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Chữ “yêu” ở đây được hiểu theo nghĩa là phải kính trọng thầy, cô - người đã có công dạy bảo con cái chúng ta nên người. Vì thế PHHS cũng nên gọi giáo viên là thầy/cô như con em mình. Còn thầy / cô xưng với PHHS là ông, bà, anh chị… tùy theo tuổi tác.
Ví dụ:
- Chào cô! Tôi là phụ huynh em An học lớp 2. - Anh là phụ huynh em An ạ?
- Cô là mẹ của Vân Anh phải không ạ?
- Thầy ơi! Tôi có thể gặp thầy trao đổi chút việc được không ạ? - Chị có thể gặp cô được không?
- Ông là ông nội của cháu Vinh phải không ạ?
Đối với môi trường giáo dục, ngôn ngữ luôn đóng vai trò trọng yếu, đặc biệt là những cặp đại từ nhân xưng được chọn trong cuộc hội thoại giáo dục. Khi giao tiếp trong nhà trường tất cả mọi người đều chú ý đến cách dùng từ xưng hô của mình sao cho thật phù hợp. bởi lẽ đây là môi trường giáo dục con trẻ nên tất cả các bậc phụ huynh, học sịnh và gáo viên cần cư xử đưng mẫu mực.
Từ cách giáo dục về tri thức thì giáo dục đạo đức cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bắt đầu giáo dục từ cách xưng hô giữa những con người trong nhà trường. điều này góp phàn làm cho hệ thống từ xưng hô vô cùng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, gia đình phải luôn đồng hành với nhà trường trong công cuộc giáo dục này, xây dựng học sinh trở thành những con người toàn diện, những con người giỏi về năng lực, tốt về đạo đức.