Khái niệm về xưng hô và từ xưng hô

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 35 - 36)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.1. Khái niệm về xưng hô và từ xưng hô

1.2.1.1. Khái niệm về xưng hô

Xưng hô hay xưng gọi là cách thức giao tiếp của con người với nhau. Xưng là tự giới thiệu mình và hô là gọi người khác khi cần nói với nhau về việc gì. Trong bất kì một hành vi giao tiếp nào, xưng hô là một hiện tượng không thể thiếu được. Có thể nói có giao tiếp là có xưng gọi.

Xưng hô biểu hiện qua hệ thống từ ngữ xưng hô và cách thức, thái độ trong xưng hô. Khi đề cập đến vấn đề xưng hô là đề cập đến từ ngữ xưng hô và cách thức xưng hô. Văn hóa của các dân tộc khác nhau thì cách xưng hô cũng khác nhau.

1.2.1.2. Khái niệm về từ xưng hô

Trong bất kì một ngôn ngữ nào trên thế giới, không chỉ Lào hay Việt Nam, lớp từ ngữ dùng để xưng hô luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú trong vốn ngôn từ của mỗi dân tộc. Từ xưng hô từ dùng để xưng hô trong giao tiếp.

Thuật ngữ ngữ pháp “từ xưng hô” là kết quả của quả nghiên cứu của ngữ pháp giao tiếp, dựa trên lý thuyết kí hiệu của E. Benveniste. Trong lý thuyết này đã phân biệt sự khác nhau giữa kí hiệu đại từ và kí hiệu danh từ. Từ đó, đã có nhiều bài nghiên cứu để đưa ra được khái niệm của từ xưng hô, trong đó có “từ xưng hô bao gồm các từ, ngữ, cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng để xưng hô giao tiếp”

Theo hai tác giả Diệp Quan Ban và Hoàng Văn Thung thì từ ngữ xưng hô là những từ “dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung về đối tượng của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng)” [1,111]

Đối với cách hiểu thông thường của ngôn ngữ Lào thì “Xưng hô” một động từ có nghĩa là: tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị

tính chất của mối quan hệ với nhau. Cả hai khái niệm về “từ xưng hô” của hai nước đều giống nhau.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)