Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 27 - 28)

Nghiên cứu đối chiếu về ngôn ngữ đã không còn là vấn đề mới mẻ, đã có nhiều sách, giáo trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả cung cấp những tri thức khoa học có giá trị cao về vấn đề này.

a. Nghiên cứu về ngôn ngữ học đại cương: Các công trình tiêu biểu là F.de. Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, H; Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

b. Nghiên cứu về ngữ âm và từ vựng: Các công trình tiêu biểu là Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H; Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H.

c. Nghiên cứu về ngôn ngữ học đối chiếu và từ xưng hô trong tiếng Việt: Về từ xưng hô: Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Vinh; Nguyễn Văn Khang (2014) Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng trong giao tiếp công quyền, Kỷ yếu công trình khoa học, Phần II, Đại học Thăng Long; Nguyễn Thị Diễm Phương (2011), Văn hóa xưng hô của người Việt, in trong Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, Nxb KHXH, H; Bùi Thị Diệu Trang (2018), Sự thay đổi hình thức xưng hô trong giao tiếp gia đình Việt từ gốc độ mạng quan hệ xã hội ngôn (khảo sát trên cứ liệu phim Hôn nhân trong ngõ hẹp), Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 2B (2018), tr. 37-45.

Về ngôn ngữ học đối chiếu: các công trình tiêu biểu là: Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Liên quan đến đối chiếu từ xưng hô có luận án tiến sĩ của Lã Thị Thanh Mai (2014), Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt, Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Đại từ xưng hô trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kim Cương

(2011), So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán, JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE, Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 100-108.

d. Từ điển học: Cuốn Từ điển Lào – Việt của Trần Kim Lânvà phiên âm theo chữ latin, Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Hoàng Phê (chủ biên). Syviengkhek KONNIVONG, Từ điển Việt – Lào, NXB Nhà nước Lào Thủ đô ViengChan, 2007. Thongkham ONMANYSONE, Từ điển tiếng Lào , NXB Nhà Nước, 2008. Phoumy VONGVICHIT, Ngữ pháp tiếng Lào, NXB Nhà nước Lào Thủ đô ViengChan, 1967.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)