Văn hóa giao tiếp trong xưng hô

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.3. Văn hóa giao tiếp trong xưng hô

Văn hóa Việtvới văn hóa nước Lào có những điểm tương đồng trong cách ứng xử và giao tiếp hàng ngày. Xuất phát từ loại hình văn hóa nông nghiệp trọng tình nên người Việt phân biệt kĩ lời chào theo quan hệ xã hội và sắc thái tình cảm. Đây là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt cũng là điểm tương đồng với văn hóa Lào. Tuy nhiên, ở Lào lời chào thể hiện rõ hơn ở bình diện phi ngôn ngữ, còn ở Việt Nam lời chào thể hiện rõ hơn ở bình diện ngôn ngữ.

Cách chào hỏi của người Việt Nam đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hoá Việt. Phương châm xưng hô lịch sự là luôn hướng tới “xưng khiêm hô tôn” tức là gọi mình thì khiêm nhường, gọi người khác thì tôn kính. Vì vậy, người Việt khi muốn giao tiếp với người khác thường quy chiếu tuổi của người đó với một người trong quan hệ thân tộc để thiết lập nên các cặp từ xưng gọi sao cho phù hợp với thói quen văn hoá dân tộc. Lời chào có khi được thể hiện bằng lời nói trực tiếp. Ví dụ: Chào chị; Cháu chào bà ạ!. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân - sơ hay quan hệ vị thế giữa những người tham gia giao tiếp mà các đại từ nhân xưng có sự phân ngôi rất rõ ràng. Thêm tình thái từ “ạ!” vào cuối lời chào thể hiện sự kính trọng của mình đối với người có vị thế giao tiếp cao hơn. Đối với những người có vai giao tiếp ngang nhau và có mối quan hệ thân thiết thường là: Chào! Xin chào!...

Đối với người Lào, cũng một lời chào “Sabaidee” nhưng họ thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường bằng hành động nói lời chào kèm theo cử chỉ cúi đầu và chắp tay chào khi gặp người khác. Đây là cử chỉ đặc thù mang giá trị đạo đức và nhân sinh quan của người Lào. Nó nhấn mạnh đến cấu trúc xã hội và tôn ti “cao thấp” trong cộng đồng người Lào.

Với người Lào, cúi đầu đồng thời chắp tay chào là tỏ lòng kính trọng và khiêm nhường, không chỉ thế nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cách chào của người Lào có thể chia thành hai loại: “vái” (chắp tay cúi chào) và “hắp vái” (chào đáp lại). Nó được thể hiện bằng bốn hình thức đều được làm một cách thanh nhã, cử động chậm rãi. Phong thái trên biểu lộ bản tính hiền hòa, trung dung của người Lào. Cách chào của người Lào có thể bày tỏ bất cứ lúc nào. Do đó, người nhận “vái” luôn luôn có ý thức cư xử gương mẫu, đúng mực làm cho người dưới kính phục. Ở bình diện phi ngôn ngữ, người Việt thường cười, gật đầu, bắt tay…, người Lào thường chắp tay và cúi đầu. Ở Việt Nam, muốn tỏ ra thân thiện có thể kèm những hành động ôm eo, bá vai, bá cổ hay xoa đầu người ít tuổi hơn nhưng với người Lào bị xem là khiếm nhã. Người Lào không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em. Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích. Với người Lào việc chào hỏi bằng hành động hay đụng chạm chân tay với người đối diện có thể gây ra sự lung túng và không thoải mái đối với người xung quanh và

chính bản thân người được chào hỏi.

Chào hỏi trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay sự giao thoa và ảnh hưởng văn hoá vô cùng mạnh mẽ, việc giữ gìn bản sắc văn hoá là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi người. Người xưa thường nói “nhập gia phải tùy tục” song nếu chúng ta có vốn hiểu biết về phong tục, tập quán… của nước bạn thì có nhiều thuận lợi trong giảng dạy, học tập, giao lưu. Bởi vậy việc có ý thức so sánh, đối chiếu với văn hóa nước bạn vô cùng cần thiết để có hành vi ứng xử phù hợp với văn hóa của từng dân tộc, góp phần làm cho khoảng cách giữa người nước ngoài và người Việt Nam gần nhau hơn.

Từ xưng hô là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Các từ đó dùng để thay thế và biểu thị cấc đối tượng tham gia quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp còn là một bộ phận được cấu thành từ nền văn hóa, văn hóa hiện diện trên mọi bình diện của ngôn ngữ. Chính vì vậy, hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Lào vô cùng phong phú và đa dạng, không giống như tiếng nước khác như Anh hay Pháp.

Lênin từng nói: “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Qua quá trình hình thành và phát triển của con người thì ngôn ngữ chính là công cụ chính để chúng ta truyền đạt thông tin. Đó còn là nơi hình thành nền văn hóa của cả một tập thể, một cộng đồng. Mỗi một cộng đồng đều có một ngôn ngữ và một cách giao tiếp khác nhau.

Người Việt có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú mà trước hết là sự phong phú trong cách xưng hô. Qua lối sống, văn hóa ta có thể nhận thấy sự phong phú của cách xưng hô chính là ảnh hưởng của lối sống cộng đồng “Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Người Việt trọng tình nên cách dùng từ xưng hô của người Việt có tính chất thân mật hóa cao. Ví dụ người mới gặp nhau lần đầu thì cũng chào là: anh, chị, bạn… tùy theo giới tính và mức độ. Ngoài ra với độ tuổi bằng nhau người Việt có những từ xưng hô khác như: tôi, tao, bạn, mày, cậu, tớ, mình… Khi nhiều người thì: chúng tôi, chúng mình, chúng ta, bọn chúng, chúng nó… Còn một số lượng lớn các danh từ chỉ liên hệ họ hàng như: anh - em, chú - cháu, cô - cháu, bà - cháu, mẹ - con, …

Người Việt xưng hô theo nguyên tắc xưng hô khiêm nhường hay còn gọi là lịch sự, đó là xưng khiêm hô tôn. Xưng khiêm là tự hạ thấp mình và hô tôn là đề cao người đối diện. Tùy theo cấp bậc, vai vế hay theo hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp người Việt sử dụng các từ xưng hô khác nhau thể hiện thái độ tình cảm của người giao tiếp. Cũng là một cách xưng giữa bạn bè với người Việt sử dụng từ như cậu – tớ, nhưng khi bạn cùng trang lứa thân thiết họ có thể dùng các từ như tao- mày, chúng tao-chúng mày. Với nền văn hóa nông nghiệp, con người sống tình cảm và khiêm nhường, nên qua giao tiếp ta thấy được tính chất thân mật hóa tính tôn ty,

thứ tự cấp bậc thể hiện rất nghiêm túc. Trong gia đình thay vì gọi tên bố, mẹ của con trong nhà thì người lớn có thể gọi bố, mẹ của những đứa con đó là: bố cái Tí, mẹ cái gái… Trong khi đó với gia đình khá giả thì họ lại gọi là cậu, mự, mình… Với người lớn hơn thì dùng từ xưng hô như ông – cháu, cô – cháu, anh – em… Tôn ty là sự thể hiện đúng qua hệ tuổi tác, thứ bậc, ngoài ra thì chức vụ, nghề nghiệp của một người cũng có thể dùng để xưng hô: ông cai, ông lý, thầy giáo, ông giáo…

Với người Việt thì việc xưng hô bằng tên gọi của nhau chỉ xảy ra từ thế hệ người trên với người dưới, vị trí cao hơn với vị trí thấp hơn nhưng với người có vị trí xã hội thấp hơn thì không được gọi tên ngược lại. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội văn hóa xưng hô của người Việt đã có những thay đổi. Lớp trẻ đã dùng tên gọi để xưng hô với nhau, đó là mối quan hệ ngang hàng, bình đẵng. Với cấp bậc, tôn ty trong giao tiếp xưng hô thì khi xưng hô thông thường không ai dùng “tôi” với người lớn tuổi, cũng không được xưng thiếu tên hoặc chủ ngữ. Nếu lược bỏ từ xưng hô thì sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép.

Cách xưng hô của người Việt luôn chịu sự tác động của thời gian, lịch sử. Với lối sống “nam tôn nữ ti” thì khi xưng hô người ta thường ưu tiên gọi tên người con trai trước rồi mới đến phụ nữ. Nhưng điều này đối với phương tây thì hoàn toàn ngược lại, họ đề cao phụ nữ, phái đẹp trên hết “ladies and gentlemen”, “ladies” rồi mới đến “gentlemen”.

Văn hóa giao tiếp trong xưng hô của người Lào cũng có những nét tương đồng với Việt Nam. Cũng là một quốc gia chịu nhiều áp bức, bốc lột của chế độ phong kiến, chế độ thực dân xâm lược. Con người nơi đây cũng có văn hóa giống như người Việt, họ luôn coi trọng thứ bậc và tôn ti trong gia đình. Cũng là quốc gia trước đây có Vua là người thống trị nên cấp bậc và tên gọi trong xưng hô có nét giống người Việt như: ông – cháu, bố - con, mẹ - con, … Người dân Lào sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, địa hình là đồi núi vô cùng hiểm trở nên đời sống không phát triển là bao nhưng cũng chính vì vậy mà họ lại có lối sống cộng đồng cao. Người dân giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, họ đùm bọc, chia sẻ nên trong giao tiếp xưng hô hằng ngày có sự thân thiết và gần gũi.

Văn hóa Lào không khác Việt là bao, họ cũng lấy đạo phật là đạo chính của mình nên những lời phật dạy, những lễ nghi đều giống nhau. Họ tôn trọng người lớn, đối với người lớn những người nhỏ phải dùng những từ xưng hô phù hợp. Với người lớn hơn thì dùng từ xưng hô như ông – cháu, cô – cháu, anh – em… Tôn ty là sự thể hiện đúng qua hệ tuổi tác, thứ bậc. Ngoài xưng hô thể hiện tôn kính với bậc trên thì yêu mến trẻ nhỏ điều này được thể hiện qua cách xưng hô phong phú. Những người lớn tuổi không phải dựa vào vai vế hay tuổi tác của mình mà xưng hô tùy tiện. Ở Lào việc người lớn xưng hô với vai vế nhỏ hơn cũng thể hiện thái độ tôn

trọng nhau. Họ phải cư xử đúng qua từ ngữ xưng hô: con, cháu, …

Trong giao tiếp thì mối quan hệ, cấp bậc ảnh hưởng đến việc dùng từ xưng hô. Với người nhỏ tuổi thì cần dùng từ xưng hô đúng vai vế và thể hiện thái độ tôn trọng với người có vai vế lớn hơn. Với người Lào thì việc xưng hô bằng tên gọi của nhau chỉ xảy ra từ thế hệ người trên với người dưới, vị trí cao hơn với vị trí thấp hơn nhưng với người có vị trí xã hội thấp hơn thì không được gọi tên ngược lại. Điều này rất giống với cách xưng hô của người Việt. Từ xưng hô cũng vì vậy mà thay đổi phong phú, đa dạng thể hiện việc đề cao cái lý, cái tình trong xưng hô của người Lào.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)