Từ xưng hô là tên riêng

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 63 - 68)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Từ xưng hô là tên riêng

2.3.1. Khảo sát, đối chiếu

2.3.1.1. Tên riêng gọi trong gia đình

Có thể nói tên riêng là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Tên riêng đóng vai trò làm định danh cho mỗi một con người trong xã hội. Không có ai

là không có tên cho mình, một người không những có một tên mà có hai hoặc ba tên gọi. Tên gọi của mỗi người thường là bố mẹ đặt và gọi mình từ khi mình được sinh ra. Ở bất kì quốc gia nào con cái được sinh ra đề được bố mẹ khai sinh cho mình bằng những tên gọi. Tên đó sẽ đi theo ta đến hết cuộc đời. Trong giao tiếp con người thường dùng tên riêng để gọi đối tượng được nói đến. Ở Việt Nam hay Lào điều này đều có ý nghĩa và cách dùng tương đối giống nhau. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đối chiếu cách xưng hô là tên riêng của quốc gia Lào và Việt Nam để thấy được điểm giống nhau và khác nhau này.

Việt Nam là quốc gia có sự ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa, chính vì vậy mà tên gọi của người Việt cũng có những nghĩa và tên gọi tương tự như người Trung Quốc. Tên gọi đối với người Việt ảnh hưởng rất lớn theo quá trình phát triển của lịch sử và của sự phát triển đất nước. Nếu trước đây Việt Nam dân cư chủ yếu làm nông và sống khép kín trong các làng xã, chụi sự áp bức của phong kiến phương bắc, thống trị của thực dân, đế quốc. Chính vì điều đó làm cho dân trí thấp nên con người chỉ biết đặt cho con cái mình những tên gọi làm tên riêng hết sức gần gũi và thân quen với họ hằng ngày như tên gọi theo số thứ tự trong gia đình: Hai, Ba, Bốn, Út, … Tên gọi của các loại cây quả: Mơ, Mận, Đào, … Tên gọi của các vật dụng trong gia đình như: Tràng, Búa, … Tên gọi thân thuộc hơn hết đó là các con vật nuôi và hầu hết các tên riêng này chỉ là tên gọi ở nhà: Chó, Mèo, Chuột, Trâu.

Ngày nay, tên gọi hay và ý nghĩa là điều quan trọng đối với mỗi con người. Có lẽ vì dân trí ngày càng cao, bên cạnh đó một số người có chức vụ rất lớn, chính vì vậy họ luôn tìm đặt cho con của mình những cái tên rất hay. Tên ở nhà có thể không tực sự quan trọng, một số gia đình chỉ gọi tên chính của con.

Xưng hô bằng tên riêng với người Lào là điều không hề xa lạ. Ngoài việc dùng danh từ thân tộc thì người Lào còn dùng tên riêng để xưng hô với nhau. Lào cũng là đất nước chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình hình thành phát triển của đất nước. Nhắc đến tgiao tiếp dùng tên để xưng hô thì cần nói đến tên gọi của người Lào, người Lào trước đây không có họ mà chỉ có tên gọi cho nhau. Khi thực dân Pháp sang xâm lược lúc đó mới dùng đến họ, cũng chính vì vậy mà với người Lào tên mới là quan trọng. Người Lào giao tiếp với nhau chủ yếu xưng hô bằng tên, tên người Lào đứng trước họ của mình. Người Lào cũng như người Việt, con cái được bố mẹ đặt tên cho con. Đặc biệt, người Lào mỗi người có hai tên như : tên chính và tên nhỏ (tên ở nhà). Khi bố mẹ đặt tên cho con cái về tên chính thì có nghĩa như người Việt, còn tên nhỏ thì có hai cách đặt tên như: kêu theo hình giáng và kêu theo sự yêu thương, gần gũi. Khi giao tiếp xưng hô dùng tên riêng ta thấy được sự gần gũi, thân thiết giữa các đối tượng giao tiếp. Thường thì bố mẹ khi xưng hô thường gọi tên con của mình, chủ yếu dùng tên riêng với các gia đình có hai con trở lên.

Đối với ông bà, người có vai vế lớn hơn khi xưng hô thường gọi bậc thấp hơn bằng tên riêng. Chỉ có các vai vế lớn hơn mới xưng hô vai dưới bằng tên riêng vì họ muốn tạo mối quan hệ thân thiết, không xa cách giữa các thành viên trong cuộc hội thoại. Đối với các vai vế thấp hơn, người Lào khi muốn dùng tên riêng của người lớn tuổi thì cần phải có các danh từ thân tộc đi kèm. Điều này tránh việc vô lễ và thiếu tôn trọng với người lớn tuổi. Ngoài những người thân trong gia đình khi xưng hô dùng tên riêng thì còn có trường hợp khác ở ngoài xã hội như: trường học (giữa bạn bè với nhau), công ty, cơ quan (giữa các đồng nghiệp có cùng độ tuổi) … thay những đại từ như tôi, bạn, cậu họ có thể dùng tên riêng để xưng hô.

Trước đây khi đất nước Lào còn khó khăn, dân chưa được phổ cập về chữ viết nên học vấn còn rất thấp, chính vì vậy tên để gọi, xưng hô của con người vô cùng gần gũi và bình dị. Người ta lấy tên của các loài động vật, tên loài hoa hay các vật dụng gia đình để xưng hô với nhau. Nhưng ngày nay người dân Lào đã biết chọn cho con của mình những cái tên hoa mỹ và ý nghĩa để đặt cho con cái họ. Những tên riêng thường được đặt trước họ của mỗi người. Ngoài những tên riêng đó thì người Lào còn xưng hô bằng tên riêng nhưng là biệt danh của mỗi người, có thể là tên lúc nhỏ bố mẹ đặt để gọi ở nhà một cách thân thiết. Khi lớn lên tên ở nhà vẫn được dùng đến với mục đích thân thiết và gần gủi. Chỉ có bạn bè thân với nhau mới dùng những tên (biệt danh) để xưng hô. Trong các văn kiện hay trong xưng hô giao tiếp xã giao thì người Lào dùng tên riêng để xưng hô, đối với xưng hô trong gia đình và bạn bè thì người Lào thường gọi nhau bằng biệt hiệu. Biệt hiệu của người Lào thường chỉ dùng một từ và nghe rất ít văn vẻ hơn tên chính trong giấy tờ. Ví dụ:

Tên Simone THAMMA VONG, sẽ gọi là Mone hay gọi là Si.

Xưng hô bằng tên riêng của người Việt và Người Lào vô cùng giống nhau. Điều này xuất phát từ điểm tương đồng về quá trình hình thành và xây dựng đất nước, bên cạnh đó là ảnh hưởng văn hóa với hai quốc gia có chung đường biên giới. Người Lào hay người Việt cũng dùng tên riêng để xưng hô nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa các đối tượng giao tiếp. Tránh được sự nhầm lẫn khi gọi các đối tượng với nhau vì tên gọi là đặc điểm để nhận biết đầu tiên của con người.

2.3.1.2. Tên riêng gọi trong xã hội

Khi giao tiếp trường hợp với những người cùng độ tuổi thì lúc này người Việt sử dụng tên riêng của nhau để xưng hô. Điều này tạo được sự tự nhiên và thân thiết khi giao tiếp. Xưng hô dùng tên riêng luôn tạo được không khí thỏa mái và thân thiết giữa những người trong cuộc hội thoại. Trường hợp dùng tên gọi để xưng hô là cách tránh nhầm lẫn đối tượng được gọi tên. Khi giao tiếp của hai đối tượng không cùng độ tuổi cấp bậc thì người lớn tuổi hơn được dùng tên của người nhỏ tuổi để xưng hô. Nhưng người nhỏ tuổi hơn không được dùng tên riêng của người lớn tuổi mà không có danh từ thân tộc hay danh từ nghề nghệp đi kèm. Việc xưng hô mà

người lớn tuổi gọi người nhỏ tuổi bằng tên gọi của họ sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp và tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Với người Việt dùng tên riêng để xưng hô đặc biệt phổ biến ở những người ngang lứa tuổi, họ là những người bạn của nhau không cần câu nệ với nhau. Điều này thường xảy ra ở các lớp học giữa bạn bè với nhau hay công ty giữa các đồng nghiệp. Khi những mối quan hệ đã thân thiết thì ngoài những tên riêng của người giao tiếp thì người Việt còn đặt riêng cho đối tượng được “hô” những tên (biệt danh) để xưng hô trong giao tiếp. Những tên gọi này thường dựa vào các đặc điểm về tính cách hay ngoại hình để gọi tên, trường hợp có người cùng tên với nhau trong cuộc hội thoại thì những biệt danh này thường đi kèm với tên gọi để phân biệt các đối tượng. Ví dụ trong cuộc hội thoại có hai người tên Hoa, thì khi xưng hô sẽ không thể tránh khỏi việc các đối tượng nhầm lẫn, nên người nói dựa vào đặc điểm ngoại hình hoặc biệt danh khác để gọi tên. Khi người có ngoại hình mập hơn người còn lại thì mọi người gọi là Hoa mập, người còn lại là Hoa còi. Hay người có làn da trắng hơn thì có thể gọi Hoa trắng, Hoa đen, … Cách xưng hô trên tạo sự thân mật giữa các đối tượng trong cuộc hội thoại.

Đối với người lớn tuổi, tùy theo vị thế của họ mà có thể dùng từ thân tộc kết hợp với tên riêng: Bác Ba, chị Tư, ông Tùng…

2.3.2. Cấu trúc biểu thị

Trong xưng hô của người Việt thì việc dùng tên riêng để giao tiếp chúng tôi đã thực hiện theo cấu trúc như sau:

Đối với trường hợp xưng hô bằng tên riêng thường xảy ra với thế hệ trên đối với thế hệ dưới, giữa ông bà với con cháu, bố mẹ với con cái, cấp trên với cấp dưới, cô thầy với học sinh của mình. Ví dụ:

- Con có sao không Lan?

Đây có thể là lời của ông bà nói với cháu của mình, hoặc bố mẹ nói với con. Đối tượng được nói đến tên là Lan. Lan là danh từ riêng dùng trong giao tiếp. Khi dùng tên gọi để xưng hô thì mục đích là không nhầm lẫn đối tượng. Lan là một danh từ đóng vai trò như một từ thay thế cho “con” có chức năng hô ngữ.

- Hà lấy giúp mẹ cái chổi.

Danh từ riêng được xưng hô ở đây là “Hà” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu. Danh từ riêng là tên của người được nhắc đến trong câu, là từ đơn tham gia cấu tạo nên câu.

- Mẹ Hoa ơi! Mẹ đang làm gì đó?

Danh từ riêng được nói đến lúc này được đi kèm với danh từ thân tộc. Danh từ đóng vai trò gọi đáp trong câu và là một từ ghép. Ghép giữa tên riêng và danh từ thân tộc. Được dùng khi người con gọi mẹ mình. Đôi lúc trong xưng hô người con gọi người sinh ra mình bằng danh từ thân tộc “mẹ”, cũng có khi để tạo sự gần gũi

người con dùng tên riêng của mẹ để trò chuyện, để gọi đáp. Cách xưng hô bằng tên riêng trong trường hợp này thì mẹ như một cách xưng hô người bằng vai mẹ của mình chứ con đẻ ít khi xưng tên mẹ ruột của mình trong xưng hô.

Bên cạnh đó, xưng hô bằng tên riêng còn dùng trong trường hợp là bạn bè cuả nhau. Khi giao tiếp bạn bè thường xưng hô bằng tên nhau với mục đích tránh nhầm lẫn với các bạn khác và lịch sự hơn.

- Mai đến nơi chưa?

Danh từ riêng “Mai” được dùng trong câu làm vai trò là chủ ngữ trong câu. Danh từ riêng là một từ đơn tham gia cấu tạo nên câu. Trong trường hợp này người tên Mai được bạn mình hỏi. Người bạn đó dùng tên riêng để xưng hô giữa bạn bè với nhau.

- Hôm qua, tớ qua nhà bạn Quân để lấy tài liệu.

Trong ví dụ trên, đại từ xưng hô đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu. Danh từ riêng là Quân, từ Quân được đi kèm với đại từ xưng hô ngôi thứ 2. Đối tượng được nhắc đến trong câu không có mặt trong cuộc hội thoại. Danh từ riêng lúc này đóng vai trò làm định ngữ trong câu.

Qua những ví dụ trên ta có thể thấy với từ xưng hô là danh từ riêng thì chúng có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc định ngữ trong câu. Đôi khi những danh từ riêng trong xưng hô có thể đi kèm với các đại từ hoặc danh từ thân tộc.

Với tiếng Lào trong xưng hô cũng dùng danh từ riêng để giao tiếp với nhau. Tùy vào những trường hợp để có thể dùng danh từ riêng đúng lúc đúng nơi. Thường thì các trường hợp dùng danh từ riêng cũng giống như trong tiếng Việt. Nhưng so với người Việt thì người Lào dùng tên riêng để xưng hô nhiều hơn, đa dạng hơn.

Ví dụ:

- ອ້ຳຍລ ໃຫ້ຂ້ອຍອຳໃສເມ ອເຮ ອນນ ຳໄດ້ບ ື່ ? [Ải Li hảy khỏi a sáy mưa hươn năm đảy bò?] (Anh Li cho tôi đi nhờ về nhà được không?)

Lúc này người nói có thể có vai vế nhỏ hơn hoặc lớn hơn người được nhắc đến. Với tên riêng được đi kèm với danh từ thân tộc tạo nên phép lịch sự trong giao tiếp. Từ “ອ້ຳຍລ [Ải Li]” (anh Li) đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

- ຂ້ອຍໄປເຮ ອນໝ ແກ້ວ ເພ ື່ ອເອ ຳເອກະສຳນ [Khỏi pay hươn mó Kẻo phừa au a că sán] (tôi sang nhà bạn Kẻo lấy tài liệu.)

- ພ ື່ ບອກອ້ຳຍວັນຢື່ຳຢອກລ ກອ ກໃດ [Phò bọc ải Văn già dọc lục ịc đáy] (Bố bảo anh Văn đừng đùa con nữa.)

Ví dụ trên có thể thấy tên riêng làm định ngữ trong thành phần vị ngữ của câu. Tên riêng đi kèm với danh từ thân tộc như “ອ້ຳຍ” [Ải] (anh) hay đại từ xưng hô

ngôi thứ 2 số ít “ໝ ື່/ໝ mù/mó” (bạn). Với ví dụ trên tên riêng được dùng khi đối tượng có hoặc không cần có mặt trong thời điểm nói.

Qua những ví dụ trên ta có thể thấy tên riêng dùng trong xưng hô của người Lào không khác với người Việt. Từ cách dùng cho đến vai trò, cấu tạo ở trong câu. Tuy nhiên, như lúc đầu chúng tôi có đề cập thì với người Lào dùng tên riêng có phần đa dạng hơn tiếng Việt. Với người Lào tên riêng đứng trước họ của mình nên việc gọi tên hoặc họ của đối tượng cũng có phần khác với người Việt.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)