Xưng hô giữa anh em với nhau

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 90 - 93)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.3. Xưng hô giữa anh em với nhau

Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình. Gia đình hòa thuận thì mối qua hệ anh em sẽ tốt đẹp. Chính vì vậy ở Việt Nam có những câu ca dao tục ngữ rất hay nói vè tình cảm anh chị em trong gia đình:

Anh em như thể chân tay”,

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Em thuận, anh hoà là nhà có phúc”,

“Chị ngã em nâng” …

Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt:

“Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng Anh em vô nghĩa thì đừng anh em” …

Tiếng để xưng hô trong gia đình Việt Nam cũng đa dạng và thật phong phú. Dù cố gắng nhớ lại nhiều cách xưng hô mà tôi từng nghe thấy, nghe đó đây trong cuộc sống và thấy viết trên sách báo, nhưng tôi biết mình không đủ khả năng sưu

tập đủ. Mỗi nơi, miền Trung, miền Bắc, còn có những cách xưng hô khác nữa. Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam thể hiện được nhiều sắc thái văn hoá vững chắc của dân tộc.

Đầu tiên là cách xưng hô bằng các danh từ thân tộc anh - em, chị - em. Với cách xưng hô này ta thấy được tình cảm yêu mến quý trọng lẫn nhau giữa anh em trong gia đình.

Ví dụ:

- Mẹ nói anh ở nhà chơi với em. - Anh đang làm gì đó?

- Ngày mai, anh hai đi chơi với em nha? - Chị ơi! Cái túi này của chi à?

Một khía cạnh khác xưng hô bằng danh từ thân tộc có thể đi kèm với tên gọi là tên riêng hay tên ở nhà hay gọi. Ví dụ:

- Chị Mai ơi ra ăn cơm - Anh hai chỉ bài cho em với. - Chị Lan, ăn trái cây không chị?

- Anh Ba không cho con chơi cùng mẹ à. - Cái Tí không được lấy đồ của anh.

Có một số cách xưng hô giữa anh chị em với nhau mà không dùng đến danh từ thân tộc. Một số trường hợp gia đình anh em trong nhà mỗi người đã có gia đình riêng và con cái riêng thì lúc này họ không còn xưng anh em với nhau mà thay vào đó là vai vế của nhau như: cô, bác, chú, dì. Đây là các danh từ thân tộc mà con cháu dùng để gọi nhưng vì họ đã lớn tuổi nên dùng danh từ thân tộc đó gọi thay cho con mình. Ví dụ:

- Chú sang chơi đấy à?

- Dì đừng chiều cháu quá nó hư đấy. - Bác nói thế chí phải, tôi xin nghe. - Cậu út sang chơi đấy à.

- Cô Ba ở nhà đấy à. - Dượng có khỏe không?

- Mợ cũng ngồi ăn cơm cho vui. - Anh nói chú nghe cái này nhé.

Trường hợp xưng hô giữa anh chị em khi mối quan hệ không hòa hợp thì họ xưng “tôi” với nhau. Có nhiều gia đình anh chị em có độ tuổi không chênh lệch nhau nên từ nỏ họ đã quen xưng tôi, tao, mày, bà, ông với nhau. Ví dụ:

- Tao nói mày nghe chuyện này nhé. - Tui không biết đâu.

- Chị bảo mày cái này nhé.

- Anh thấy mày dạo này ham chơi lắm đấy.

Đối với câu nói trên đôi khi là anh, chị xưng hô với em của mình hoặc cũng có thể người em đang xưng hô với anh, chị mình.

- Bà đi chơi đấy à?

- Anh mà đi chơi tui mách mẹ cho coi.

Đây là cách xưng hô của người em với chị gái của mình. Cũng có thể từ xưng hô trong trường hợp trên là em nói với anh trai.

Đối với người Lào xưng hô giữa anh em với nhau cũng có những quy định. Với người sinh ra đầu tiên sẽ là anh hoặc chị của người sinh ra muộn hơn. Lúc đó từ “ອ້ຳຍ Ải” (anh), “ເອ ້ ອຍ Ưởi” (chị) đó là vai vế được quy định. Khi giao tiếp người có vai vế nhỏ tuổi cần phải bày tỏ thái độ lịch sự và tôn trọng với anh chị của mình. Điều này giống với cách xưng hô của người Việt. Tuy nhiên, cách dùng từ của người Lào không phong phú và đa dạng hơn người Việt.

Ví dụ:

- ອ້ຳຍວ ງແມື່ນອ້ຳຍຂອງຂ້ອຍ, [Ại Vông mèn ại khóng khỏi]

(Anh Vông là anh trai của mình)

- ເອ ້ ອຍຄ ຳແມື່ນເອ ້ ອຍຂອງຂ້ອຍ, [Ưởi Khăm mèn ưởi khóng khỏi] (Chị Khăm là chị gái của mình)

- ເອ ້ ອຍເອ ຍ! ນ້ອງຢຳກນອນແລ້ວ, [Ưởi ơi! Nọng giạc non lẹo] (Chị ơi! Em buồn ngủ rồi)

Tuy nhiên có một số gia đình cuộc sống không hòa thuận thì người ta ít xưng là anh – em mà xưng là tôi. Lúc này thể hiện sự không tôn trọng vai vế của nhau, xem anh trai hoặc chị gái của mình là ngang hàng với mình.

Ví dụ:

- ຂ້ອຍໄປນອນກື່ອນເດ ເອ ້ ອຍ [Khỏi pay non còn đơ ưởi] (Tôi đi ngủ nhé chị)

- ມ ້ ອ ື່ ນຂ້ອຍຊິ ໄປເຮັດວຽກນ ຳເຈ ້ ຳເດ [Mự ừn khỏi xị pay hết việc năm chảu đơ] (Mai tôi sẽ đi làm với bạn nhé)

- ຂ້ອຍຫິ ວເຂ ້ ຳເດ! ເອ ້ ອຍແຕື່ງກິ ນແລ້ວຫ ຍັງ [Khỏi híu khảu đê! Ưởi tèng kin lẻo lứ nhăng ?] (Tôi đói bụng quá! chị nấu cơm xong chưa ?)

Ngoài ra, một số gia đình không phải là không hòa thuận nhưng người ta có cách gọi khác. Xưng vai vế bề trên thì người xưng hô dùng tên của mình để giao tiếp theo lối nói thân mật. Ví dụ:

- ອຳຫຳນປະເພດນ ້້ ຕ ື່ງມັກຫລຳຍ [A hán pă phệt nỉ Tùng măc lái] (Món ăn này Tùng thích lắm.)

- ອ້ຳຍໃຫ້ຮວຳຢ ື່ ມລ ດຈັກແນື່ເດ [Ải hảy Hoa giưm lôt chắc nè đơ] (Anh cho Hoa mượn xe máy nhé?)

- ເອ ້ ອຍກິ ນເຂ ້ື່ ຳຫ ຍັງ ມຳຍຊິ ແຕື່ງໃຫ້ກິ ນ [Ưởi kin nhắng lẻo bò Mai xị tèng kin hảy] (Chị ăn gì chưa Mai nấu?)

Từ đây có thể thấy với từ xưng hô giữa anh chị em trong gia đình vô cùng phong phú và đa dạng. Không chỉ đất nước Lào mà ngay cả người Việt cũng có vốn từ xưng hô giữa anh chị em đa dạng, theo hoàn cảnh gia đình và ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)