Từ loại của từ xưng hô

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 36 - 41)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2. Từ loại của từ xưng hô

1.2.2.1. Đại từ a. Đại từ chỉ người

Từ loại của từ xưng hô trong tiếng Việt gồm đại từ (đại từ chỉ người, đại từ chỉ trỏ) và danh từ (danh từ chỉ người và danh từ chỉ nghề nghiệp). Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 3 năm 2007, trong bài “Phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô”, Nguyễn Thi Trung Thành khẳng định: “Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các loại: Đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp”. Đại từ xưng hô là những từ được người nói dùng để chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. (Tiếng Việt lớp 5).

Đại từ xưng hô thể hiện 3 ngôi.

- Chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, … - Chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, …

- Chỉ ngôi thứ ba (người được hai người ở ngôi thứ nhất và thứ hai nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, …

Dùng để hỏi ai? gì? nào? Bao nhiêu?

Dùng để thay thế cho từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế

Với đại từ xưng hô chỉ người ta có hai cách xưng hô như: đại từ xưng hô dùng từ xưng hô như tôi, chúng tôi, …và tên riêng. Ví dụ:

- “Tôi có thể giúp gì cho anh?”. Lúc này người xưng hô dùng “tôi” và đây là đại từ dùng để chỉ chủ thể. Đây là cách xưng phổ biến thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp khi thấy họ cùng lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn.

- “Chúng tôi đã đến bờ sông bên kia”.

Loại từ xưng hô trong tiếng Lào cũng tương tự như tiếng Việt. Tiếng Lào cũng có hai loại là đại từ xưng hô và danh từ xưng hô. Với đại từ xưng hô tiếng Lào cũng được thể hiện 3 ngôi.

- Chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): ຂ້ອຍ [ khỏi] (tôi) - Chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): ເຈ ້ ຳ [chạu] (bạn)

- Chỉ ngôi thứ ba (người được hai người ở ngôi thứ nhất và thứ hai nói tới): ມັນ, ລຳວ [măn, lao] (nó, hắn)

Đại từ “tôi”, “chúng tôi” là đại từ chỉ người (đối tượng) cụ thể trong giao tiếp. Đại từ xưng hô trong tiếng Lào cũng được thể hiện 3 ngôi.

- Chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): ຂ້ອຍ [ khỏi] (tôi) - Chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): ເຈ ້ ຳ [chạu] (bạn)

ມັນ, ລຳວ [măn, lao] (nó, hắn)

Đại từ theo ngôi của tiếng Lào không phong phú như tiếng Việt. Bởi lẽ một số vùng dân tộc thiểu số của người Lào chỉ dùng đến cách xưng hô qua hai ngôi là tôi – bạn. Điều này giống với tiếng Anh. Nhưng ở một số vùng thì lại có đại từ xưng hô được thể hiện qua 3 ngôi.

Với đại từ xưng hô chỉ người ta có hai cách xưng hô như: đại từ xưng hô dùng từ xưng hô như tôi, chúng tôi, …và tên riêng.

Ví dụ:

- ຂ້ອຍ ເປັນ ທື່ຳນ ໝ [ khỏi pên thàn mó] (Tôi là bác sĩ)

- ຳຫຄ ້ ຳ ເປັນ ນັກຮຽນ [Khăm Lạ pên năc hiên] (Khăm Lạ là học sinh)

Đại từ “tôi”, “chúng tôi” là đại từ chỉ người (đối tượng) cụ thể trong giao tiếp. Bên cạnh đó, còn dùng tên riêng của đối tượng khi xưng hô.

b.Đại từ chỉ trỏ

Loại đại từ thứ hai trong xưng hô là đại từ dùng đề chỉ trỏ. Đó là các từ chỉ định như: này, kia, ấy, nọ, đó, đây…Ví dụ:

- “Đằng ấy ơi”. Đằng ấy là từ dùng để chỉ vị trí của người hoặc vật. Nhưng trong giao tiếp, người đối diện khi chưa biết tên của người đối diện có thể gọi một cách lich sự thay cho tên gọi.

- “Này”, “ấy” … vốn dĩ đây là những từ dùng để chỉ vị trí nhưng đôi lúc cũng dùng để gọi tên con người, ví dụ:

- “Ấy đi đâu đấy?”

Đại từ dùng đề chỉ trỏ được dùng trong xưng hô của người Lào không phổ biến, chỉ xảy ra một số trường hợp được xác định. “Nặn, ນັ້ນ, Nỉ ້ນ” Nặn là dùng để chỉ vị trí của người hoặc vật.

Ví dụ:

- ນັ້ນແມື່ນລ ງເລ ອງບ ື່ ? [Nặn mèn lung Lương bò?] (Đó là bác Lương phải không ?)

- ້ ກນ ື່ ບ ື່ ມັກກິ ນຫວຳນ [Nỉ cò bò mắc kin ván] (Này cũng không thích bánh ngọt)

1.2.2.2. Danh từ a. Danh từ tên riêng

Dùng tên riêng đây cũng là cách xưng hô phổ biến của con người. Khi gọi tên thì người được gọi là người lớn tuổi hơn hoặc bằng tuổi với người được gọi tên.

Ví dụ:

- “Hoa ơi! Cháu đang làm gì vậy?”. - “An ơi! Đi học với tớ không?”. - “Chú Thắng đến chơi đấy à”.

- “Này, Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy…”. (Nam Cao, Cái mặt không chơi được, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nxb Văn học, tr.63).

Với việc dùng tên riêng để xưng hô thì đây cũng là cách xưng hô phổ biến của con người Lào. Khi gọi tên thì người được gọi là người lớn tuổi hơn hoặc bằng tuổi với người được gọi tên.

Ví dụ:

- ຳພອນເປັນອ້ຳຍຂອງຂ້ອຍຄ [Khăm phon pên ại khóng khỏi]

(KhămPhon là anh trai của tôi)

- ວັນນ ເປັນໝ ື່ຂອງຂ້ອຍ [VănNi pên mù khóng khỏi]

(VănNi là bạn thân của tôi)

- ວັນນຳ ແລະ ວຳລ ເປັນອຳຈຳນ [VănNa lẹ VaLi pên a chan]

(VănNa và VaLi là giáo viên)

- ຮວຳເອ ຍ! ຫ ຳນກ ຳລັງເຮັດຫຍັງຢ ື່? [Hoa ơi! Lán căm lăng hệt nhăng dù] (Hoa ơi! Cháu đang làm gì vậy ?)

- ອຳນເອ ຍ! ໄປຮຽນກັບເຮ ຳບ ື່ ? [An ơi! pay hiên căp hau bò?] (An ơi! Đi học với tớ không ?)

- ອຳວຖັງ ກ ື່ ມຳຫ ິ້ ນພ ້ ນ [Ao Thắng cò ma lịn phỉ no] (chú Thắng đến chơi đấy à)

Với cách xưng hô này thì ở Lào vô cùng phổ biến. Nó vừa dễ xưng hô trong giao tiếp, vừa tạo được sự lịch sự cũng như gần gũi với những người trong cuộc hội thoại.

b. Danh từ thân tộc

Danh từ thân tộc là danh từ chỉ các vai vế, cấp bậc về các mối quan hệ trong gia đình làm từ xưng hô. Các quan hệ bên nội gồm: cao, cố, ông bà, cha mẹ, bác, chú, cô, anh, em, con cháu, chắt, chút…Các quan hệ bên ngoại gồm: cao, cố, ông bà, cậu, dì, anh, em, con, cháu, chắt, chút…

Ví dụ, trong xưng hô giữa những người thân trong gia đình có: Ông – cháu, bà – cháu, bố - con, mẹ - con, anh – em, chị - em, …

- “Cháu đấy à? Bà chết mất!” … (Nam Cao, Nhìn người ta sung sướng, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nxb Văn học, tr.94).

- Em lớn bằng anh, em cũng tự đi được như anh mà. (Sơn Tùng, Búp sen xanh, Nxb Kim Đồng, 2005 tr.91).

Trong tiếng Lào, xưng hô bằng danh từ thân tộc khá phổ biến như tiếng Việt. Trong giao tiếp, người đối diện khi chưa biết tên nhau có thể gọi một cách lích sự thay cho tên gọi, là xưng hô “ໂຕ tô bạn”, “ເຮ ຳ hau tớ”, và xưng hô ông, bà, bác, chú, cô, ....theo tuổi tác.

Ví dụ:

- ເຮ ຳເບິື່ ງໂຕຄ ຄ ້ນໆໜ້ຳ [Hau bờng tô khư khụn khụn nạ] (Mình thấy bạn quen quen)

- ນ້ອງຊື່ວຍບອກທຳງໄປຮ້ຳນອຳຫຳນໄດ້ບ ື່ ? [Nọng xuồi ại bọc thang pay hạn a

hán

đạy bò ?] (Em giúp chỉ đường đi nhà hàng được không ?)

Từ việc phân chia vai vế, cấp bậc trong xã hội đã làm cho cách xưng hô theo danh từ thân tộc cũng phong phú theo. Nếu người Việt cũng có các cấp bậc trong gia đình thì người Lào cũng như vậy. Họ xưng hô với nhau theo thứ tự cấp bậc trong gia đình, vai vế của bề trên và con cháu trong nhà cũng như người Việt. Xưng hô giữa những người thân trong gia đình có: Ông – cháu, bà – cháu, bố - con, mẹ - con, anh – em, chị - em, …

- ລ ງກ ຳລັງເຮັດຫຍັງ ? [lung căm lăng hết nhắng] (Bác đang làm gì ?)

- ລ ກຂຽນບ ດຮຽນແລ້ວຫ ຍັງ?[lục khiến bôt hiên lẹo lứ nhăng]

(Con viết bài xong chưa ?)

- ຫ ຳນກິ ນເຂ ້ ຳເຊ ້ ຳຫ ຍັງ ? [lán kin khảu xảu lứ nhăng] (Cháu ăn sáng chưa ?)

Tuy nhiên ở một số vùng dân tộc thiểu số của Lào thì người ta lại có cho mình các vai vế lớn là ông, bà, bố, mẹ và vai vế chung cho những người sau là cháu, con. Nhưng khi giao tiếp những người con, cháu lại xưng hô lại là tôi với bố mẹ ông bà mình. Sở dĩ như vậy là vì họ chỉ có hai ngôi xưng hô là tôi và bạn.

c. Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp, chức vụ

Người Việt có những danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ của mỗi người trong xã hội. Chính vì vậy, trong giao tiếp người ta dùng danh từ đó để thay cho tên trong xưng hô. Đầu tiên ta có thể nói đến các chức vụ trong xã hội như: giám đốc, thư kí, hiệu trưởng, tổ trưởng, …

Ví dụ:

- “Chào bác tổ trưởng”. -“Lớp trưởng ơi!”.

-“Bác chủ tịch có nhà không ạ?”.

Lúc này người đang đảm nhiệm chức vụ đó sẽ quay lại mà không cần phải gọi tên của mình. Hay với danh từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, tài xế, …

-“Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ!”. “Ông giáo” trong câu nói vừa rồi là lời của Lão Hạc dùng để gọi một người làm thầy giáo (tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Tuy ở đây tác giả không nói tên nhưng qua cách gọi ta có thể thấy

vị trí và nghề nghiệp của người trong cuộc hội thoại được nói đến làm nghề thầy giáo. Đây là cách gọi quen thuộc của người Việt.

-“Bác tài ơi! Cho cháu xuống xe”. Đây cũng là cách gọi trong xưng hô của người Việt. Bác “tài” chỉ nghề nghiệp của người lái xe, người ta dùng nó để xưng

hô, gọi tên cho người lái xe. Trong giao tiếp, khi người đối diện chưa biết tên nhau thì họ có thể gọi một cách lịch sự thay cho tên gọi, là xưng hô “ໂຕ tô bạn”, “ເຮ ຳ hau tớ”, và xưng hô ông, bà, bác, chú, cô, ....theo tuổi tác.

Ví dụ:

- ອຳວກ ຳລັງແນມຫຳໃຜນ [Ao căm lăng nem há pháy no]

(Chú đang tìm ai đó)

- ນ້ອງຊື່ວຍອ້ຳຍບອກທຳງໄປໂຮງແຮມໄດ້ບ ື່ ?

[Nọng xuồi ại bọc thang pay hông hem đạy bò ?] (Em giúp anh chỉ đường đi khách sạn được không ?)

Người Lào cũng dùng những danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ của mỗi người trong xã hội để xưng hô. Con người dùng cách gọi đó để xưng hô với nhau thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Chính vì vậy, trong giao tiếp người ta dùng danh từ đó để thay cho tên trong xưng hô. Đầu tiên ta có thể nói đến các chức vụ trong xã hội như: giám đốc, thư kí, hiệu trưởng,…

Ví dụ:

- ສະບຳຍດ ທື່ຳນພັນໂທ [Să bai đi thàn phăn thô] (Xin chào ông trung tướng)

- ທື່ຳນຜ ້ອ ຳນວຍກຳນໃຫ້ເລຂຳເຮັດວຽກນ ້ ແລ້ວຫ ຍັງ ?

[ Thàn phụ ăm nuôi can hảy lê khá hết việc nỉ lẻo lứ nhăng ? ] (Ông giám đốc cho thư kí làm việc này xong chưa ?)

- ທ ກວັນທື່ຳນໝ ຕ້ອງເຮັດວຽກຫ ຳຍ [Thúc văn thàn mó tỏng hết việc lái]

(Mỗi ngày bác sĩ phải làm việc nhiều)

Lúc này người đang đảm nhiệm chức vụ đó sẽ quay lại mà không cần phải gọi tên của mình.

Hay với danh từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, tài xế, …

- ອຳຈຳນຈະພ ບນັກຮຽນອຳທິ ດໜ້ຳເດ [A chan chă phôp năc hiên a thịt nạ đơ]

(Thầy giáo sẽ gặp lại học sinh tuần sau nhé) - ເຊ ້ ຳມ ້ ນ ້ ອຳຈຳນໄປສອນບ ື່ ໄດ້ເດ ນ້ອງໆ

[Xảu mự nỉ a chan pay són bò đạy đơ nọng nọng] (Sáng nay cô giáo không đi dạy được nhé các em)

- ທື່ຳນໝ ຈະກວດສ ຂະພຳບໃຫ້ລ ງເດ [Thàn mó chă cuột su khă phap hạy lung

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)