7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.1. Xưng hô trong cơ quan
Ngày nay với sự phát triển của xã hôi, mỗi cơ quan, tổ chức đều có cho mình những cách xưng hô với nhau. Điều đó tạo nên nét văn hóa cho môi trường công sở. Với sự đa dạng về chức danh và sự khác biệt về độ tuổi lao động, việc xưng hô thế nào cho phù hợp, đảm bảo tính nghiêm túc cũng như văn hóa trong một cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước.
Xưng hô ở cơ quan trong tiếng Lào cũng vô cùng đa dạng. Trong công sở, mỗi công chức đều có nhiều mối quan hệ: Quan hệ giữa các đồng nghiệp cùng cơ quan với nhau, giữa công chức với khách, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa cấp dưới với cấp trên… Tuỳ trường hợp cụ thể mà ta có những cách xưng hô sao cho đúng chuẩn mực mà vẫn không quá suồng sã, cũng không quá xa cách. Những cán bộ có tuổi đời trẻ thường gọi những người đáng tuổi cha chú mình bằng “bác, chú, cô” và xưng “cháu”; những cán bộ có độ tuổi ngang nhau thường gọi tên người đối thoại xưng “tôi” hoặc “anh, chị, bạn” xưng “tôi”; cán bộ có tuổi đời cao hơn gọi “cháu” hoặc “em” xưng “chú/cô/anh/chị”. Hằng ngày, tại nơi làm việc, đồng nghiệp thường xưng hô “anh – em”.
Ví dụ:
- Anh tới phòng sớm hơn em năm phút thôi.
ອ້ຳຍຫຳກ ື່ ມຳຮອດຫ້ອງກື່ອນນ້ອງຫ້ຳນຳທ [Ại há cò ma họt họng còn nọng hả na thi]
- Em làm việc ở phòng này à.
ນ້ອງເຮັດວຽກຢ ື່ຫ້ອງນ ້ ນ [Nọng hết việc dù họng nỉ no]
Lãnh đạo nói chuyện với nhân viên thường xưng hô "tôi – anh / chị", hoặc gọi tên riêng với những người đồng độ tuổi.
Ví dụ:
- Giờ anh đang ở cuộc họp đó em.
[ຕອນນ ້ ຂ້ອຍກ ຳລັງຢ ື່ໃນຫ້ອງປະຊ ມເດ ນ້ອງ, Ton nỉ ại căm lăng dù nay họng pă xum đơ nọng]
[ຂ້ອຍກ ຳລັງລ ມວຽກດື່ວນ, Khỏi căm lăng lôm việc đuồn]
Trong các cơ quan, người Lào có cách xưng hô như trên. Còn đối với xưng hô trong cơ quan của người Việt tương tự như vậy. Nhưng qua quá trình nghiên cứu tôi thấy tiếng Việt có hệ thống từ xưng hô phong phú hơn. Người Việt xưng hô ở công sở không chỉ dựa vào tuổi tác mà còn vào chức vụ. Điều này tạo nên những đặc điểm riêng và phong phú cho từ xưng hô.
Những cán bộ có tuổi đời trẻ thường gọi những người đáng tuổi cha chú mình bằng “bác, chú, cô” và xưng “cháu”; những cán bộ có độ tuổi ngang nhau thường gọi tên người đối thoại xưng “tôi” hoặc “anh, chị, bạn” xưng “tôi”; cán bộ có tuổi đời cao hơn gọi “cháu” hoặc “em” xưng “chú/cô/anh/chị”.
- Chú cho cháu nộp hồ sơ. - Bác đã ăn cơm chưa? - Cô kí giấy giúp cháu với ạ.
- Chú xem hồ sơ đã duyệt xong chưa đưa cho tôi kí.
Hằng ngày, tại nơi làm việc, đồng nghiệp thường xưng hô “anh – em”. Cũng có thể gọi kèm với tên của đồng nghiệp.
Ví dụ:
- Anh đã xem qua bản kế hoạch em nộp lúc sáng chưa ạ? - Lan ơi! Em mang hồ sơ vào phòng giúp anh nhé.
- Em rót nước mời khách giúp anh.
- Nếu không có việc gì em xin phép ra ngoài ạ. Ngoài ra có xưng hô “chị - em”.
Ví dụ:
- Chị ơi! Xếp gọi chị lên phòng gặp. - Anh bảo chú lái xe đi đón khách mà. - Em đã làm việc chị phân công chưa?
Lãnh đạo nói chuyện với nhân viên thường xưng hô "tôi - anh/chị", hoặc gọi tên riêng với những người đồng độ tuổi. Đôi khi lãnh đạo xưng hô “tôi – anh/cô”.
Ví dụ:
- Tôi bận đi công tác rồi. Anh quản lí công ty giúp tôi. - Tôi nói chị ra ngoài.
Trong các cuộc hội họp, những lúc trang trọng, việc xưng hô có chút ít thay đổi, người nói xưng “tôi” và gọi theo chức danh, có khi gọi đủ tên họ. Ví dụ:
- Thưa giám đốc, tôi xin phép được trình bày quan điểm của mình. - Đề nghị Trưởng phòng Nguyễn Văn A cho ý kiến.
Hoặc xưng hô “tôi - đồng chí” tại các cuộc họp Đảng. Với từ “tôi – đồng chí” là những người có cùng chung chí hương với nhau. Trước đây từ “đồng chí” chỉ dùng cho các chiến sĩ, bộ đội ở ngoài chiến trường mới dùng. Họ chỉ chung cho
người có chung lí tưởng cách mạng. Ngày nay từ “đồng chí” được dùng phổ biến và rộng rãi hơn, họ dùng khi cùng một cơ quan, nơi làm việc, …
Ví dụ:
- Đồng chí có ý kiến gì thêm không? - Đồng chí đang làm gì đấy?
Xưng hô trong công sở là một phần của văn hoá công sở. Muốn làm tốt phải có những quy định, phép tắc ứng xử cho phù hợp. Chào như thế nào, xưng hô ra sao… mỗi cơ quan sẽ lựa chọn và quy định dựa trên những chuẩn mực chung về đạo đức của xã hội. Thực tế, trong các cơ quan, khi xây dựng quy chế nội bộ, người ta vẫn chưa chú trọng lắm đến ngôn ngữ xưng hô. Những cách xưng hô dông dài ta có thể thấy sau đây:
-Kiểu xưng hô tiếp theo là xưng hô theo danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Với người có chức vụ làm “giám đốc”, “sếp” thì gọi nhân viên của mình là “lính”, hay bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc “anh, em” vẫn còn.
Ví dụ:
- Sếp em đi vắng rồi ạ! Hôm khác các anh lại đến. - Chào giám đốc ạ!
- Chú mang bản kế hoạch lên phòng giám đốc nhé. - Anh đã lên gặp sếp chưa?
- Thư kí mang hồ sơ vào phòng tôi bây giờ nhé. - Trưởng phòng đi vắng rồi ạ.
Những từ lóng “sếp”, “lính” chỉ là cách gọi vui, ngắn gọn khi nói chuyện bình thường chứ không phải là những lời xưng hô chính thức trong giao tiếp nơi công sở. Có cấp trên còn gọi cấp dưới là “thằng A”, “con B” như cha chú gọi con cháu, rồi “mày - tao”. Cách xưng hô đó thể hiện sự thân mật, gần gũi nhưng cũng hàm chứa cả sự nhập nhằng công – tư nơi công sở.
- Chú mày nghe anh là vẹn cả đôi đường.
- Anh bảo mày đưa hồ sơ qua giúp anh mà sao không thấy? - Chị đã đưa lương cho mày chưa?
Lẽ thường, trong cùng cơ quan thì theo tôn ti trật tự, dựa vào tuổi lớn, tuổi nhỏ mà gọi cô, chú, bác, anh, chị, xưng em, xưng cháu cho phải lễ (kể cả người vắng mặt). Thế nhưng, không ít người ở một số cơ quan hình như “thiếu vốn từ xưng hô”, không những gọi thằng này, con kia... mà còn gán ghép tên người với một từ “đặc trưng” nghe chối tai như A “vẩu”, B “lùn” ...! Khi ai đó nhắc nhở hay phê bình thì chống chế bảo đó là cách gọi “thân mật” (?!). Nhưng khi tổ chức bình xét bầu chọn danh hiệu cơ quan văn hóa hàng năm thì không thấy ai mổ xẻ gì đến chuyện xưng hô nói trên!
trẻ đều là công chức. Việc xưng hô chú - cháu, Bác - con tuy để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi nhưng làm mất đi sự nghiêm túc và chừng mực nào đó hạ thấp tâm thế của người nói (cháu, em!). Việc xưng hô nơi công sở hiện nay đôi khi còn mang tính chất tùy tiện, có không ít người sử dụng những từ lóng hoặc dùng những kiểu xưng hô quen thuộc trong gia đình để giao tiếp trong công việc.
Có thể nói, trong các mối quan hệ đều có thứ bậc để xưng hô, giao tiếp. Mối quan hệ tại công sở đều gắn liền với chức vụ, thứ bậc do sự phân công của xã hội với những chế định chặt chẽ của luật pháp. Chính vì vậy tại công sở cũng đòi hỏi phải có lối xưng hô phù hợp với chức vụ, quyền hạn được giao của mỗi người. Không phân biệt cơ quan nào, tổ chức nào hay bất cứ đất nước nào. Không nên để các lối xưng hô theo kiểu nói chuyện bình thường ngoài xã hội hay kiểu xưng hô gia đình vào trong xưng hô giao tiếp ở nơi công sở. Chính vì vậy trong công tác cải cách hành chính đòi hỏi phải chấn chỉnh ngay các kiểu xưng hô không phù hợp theo quy định nhằm tránh tình trạng xuề xòa theo kiểu gia đình ở nơi công sở. Đó cũng là một nét văn hóa – văn hóa công sở. Cũng có người cho rằng trong công sở hay trong giao tiếp, ngoại trừ có quan hệ họ hàng, còn lại cứ làm như ông bà dạy: đáng anh chị thì gọi anh chị, đáng cô chú thì gọi cô chú. Cũng tùy hoàn cảnh giao tiếp mà xưng hô. Trong các buổi lễ trang trọng, nghi lễ, khi lên diễn đàn, phải gọi ông, bà, xưng tôi. Trong phiên họp Đảng thì gọi đồng chí, xưng tôi...Khi đi tham quan, ăn uống, giải trí...thì có thể xưng hô khác, thân mật hơn. Xưng hô cũng thể hiện một phần bản chất của người đó. Đáng buồn là có người gặp cấp trên thì chú chú cháu cháu, xum xoe nịnh bợ; gặp cấp dưới thì mày mày tao tao, tỏ vẻ ta đây. Lại có người gặp bất cứ ai cũng xưng em ngọt xớt nghe mà chướng tai.
Xưng hô trong cơ quan là một nét văn hoá công sở. Dù cơ quan đó là trường học, doanh nghiệp hay cơ quan hành chính, cách xưng hô cũng phải làm sao vừa lịch sự dễ nghe lại vẫn trân trọng mà có văn hoá. Mỗi cơ quan lại có những đặc trưng riêng theo ngành (quân đội, công an, giáo dục…). Nên chăng, các cơ quan cần đưa vấn đề xưng hô trong công sở vào quy chế nội bộ và thông qua trong Hội nghị Cán bộ công chức đầu năm để mọi người cùng thực hiện. Có như thế, việc xây dựng cơ quan văn hoá mới ngày càng phát huy hiệu quả.