Quan niệm về từ

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 30)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.1.1. Quan niệm về từ

Vũ Đức Nghiệu nêu định nghĩa về từ tiếng Việt: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh có chức năng gọi tên, được vận

dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [25, tr.32].

Nguyễn Thiện Giáp (1985), trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, Nxb. ĐH và THCN cho rằng “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời” [13, tr.72]. Đây chỉ quan niệm về từ đơn, mỗi âm tiết gồm 1 tiếng, biểu hiện trên văn bản là 1 chữ viết rời.

Đỗ Hữu Châu (1986), trong cuốn “Các bình diện của tiếng Việt”, Nxb. KHXH, H. Cho rằng: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định nằm trong một phương thức hoặc kiểu cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [3, tr.139].

Nguyễn Kim Thản (1963, 1964), trong công trình “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1,2, Nxb. KHXH, H. Cho rằng “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp” [32, tr.163].

Đỗ Thị Kim Liên (1999), trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H. Cho rằng “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu. Đây là định nghĩa tương đối hợp lí nhất về từ”. [20, tr. 18]

Từ trong tiếng Lào khái niệm: “Từ là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ra nghĩa

được cấu tạo bởi âm tiết, một âm tiết hoặc nhiều hơn một âm tiết”. Từ thường có

nghĩa cố định. Việc ghép các từ hoặc nhiều từ sẽ hình thành nên câu làm cho câu có ý nghĩa rõ ràng hơn. [28, tr.65]

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)