7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.3. Xưng hô nơi công cộng và khi tiếp xúc
Khi tiếp xúc với nơi công cộng con người cũng dùng từ ngữ xưng hô để giao tiếp với nhau. Trong đó, với cả hai quốc gia đa phần họ đều dùng danh từ thân tộc để xưng hô với nhau. ví dụ như: chú, cô, anh, chị, bác, dì, …
Với người Việt khi giao tiếp ở nơi công cộng đối với người lớn tuổi hơn bố mẹ mình thì thường xưng hô là “bác”, “cô”. Với những từ xưng hô này người nghe như được tôn trọng và đúng với nguyên tắc giao tiếp. Với người lớn tuổi khi được người nhỏ tuổi như vậy xưng hô với mình thì sẽ xưng hô với người đối diện là cháu, con, bạn trẻ.
Ví dụ:
- Bác có cần cháu giúp gì không?
- Bạn trẻ này ngoan quá, con của cô cũng trạc tuổi với cháu đấy.
Trong giao tiếp với người lớn lớn tuổi hơn mình nhưng lại nhỏ tuổi hơn bố mẹ mình thì thường được xưng hô là cô, chú. Những người lớn được xưng hô như vậy sẽ gọi người đối diện là con, cháu.
Ví dụ:
- Chú đến chơi ạ! - Cô tìm ai ạ?
- Cháu là con của bố Sơn đúng không?
Cũng như những trường hợp xưng hô ở ngoài xã hội với người lớn tuổi trên, thì với những bạn trẻ có độ tuổi ngang bằng nhau họ cũng xưng hô bằng danh từ thân tộc như anh, em. Hoặc bằng đại từ. Ngoài ra còn dùng tên riêng trong giao tiếp.
- Anh gì ơi!
- Bạn ơi! Bạn đánh rơi ví tiền. - Tôi có thể ngồi đây được không?
- Bạn là Hoa đúng không? Mình là Tùng.
Ngoài xưng hô với nhau bằng vai vế thì bên cạnh đó họ còn xưng hô bằng nghề nghiệp, chức danh của nhau. Khi đi đường người Việt nếu thấy cô lao công quét dọn đường phố thì họ sẽ bắt chuyện và gọi người đó bằng danh từ thân tộc đi kèm vơi nghề nghiệp. Ví dụ:
- Cô lao công ở đằng kia.
Hay khi đi xe công cộng họ thường gọi người lái xe bằng danh từ thân tộc và nghề nghệp. Ví dụ:
- Bác tài xế ơi! cho cháu xuống xe.
Tuy không thân thiết và biết đến nhau người Việt ở nơi công cộng cũng dung những từ nhân xưng để xưng hô với nhau. điều này tạo nên phép lịch sự tối thiểu và có văn hóa của con người.
Với người Lào. Những người trong xã hội khi gặp nhau cũng không cần quen biết cũng dùng những danh từ thân tộc hay đại từ xưng hô để gọi và xưng hô giao tiếp. Người Việt người Lào đều dựa vào độ tuổi để xưng hô cho hợp lí. Với những người lớn tuổi hợn người xưng hô cũng dùng những danh từ thân tộc như: “ລ ງ lung” (bác), “ອຳວ ao” (chú), “ອຳ / ນ້ຳສຳວ A hoặc nạ sáo” (cô) để giao tiếp và họ xưng lại bằng: ‘ລ ກ lục’ (con), ‘ຫ ຳນ lán’ (cháu).
Ví dụ:
- ລ ງຕ້ອງກຳນຫ ຳນຊື່ວຍຫຍັງບ ື່ ?
[ Lung tọng can lán xuồi nhăng bò ?] (Bác có cần cháu giúp gì không ạ ?) - ຫ ຳນເອ ຍ! ຫ ຳນຈັບປຶ ້ ມໃຫ້ນ້ຳສຳວໄດ້ບ ື່ ?
[ Lán ơi! Lán chăp pựm hảy nả sáo đảy bò] (Cháu ơi! cháu nhặt hộ cô quyển sách được không ?)
- ພວກລ ກ ຢື່ຳພຳກັນເວ ້ຳສຽງດັງເດ
[ phuôc lục già vảu siếng đăng đơ] (Các con đừng nói ồn ào nhé)
Với những người cùng trang lứa thì họ gọi nhau bằng danh từ thân tộc như: anh, em , tôi, bạn, tớ, mình.
- ອ້ຳຍເອ ຍ! ນ້ອງຂ ນັື່ງບື່ອນນ ້ ໄດ້ບ ື່ ? [Ải ơi! Nọng khó nằng bòn nỉ đảy bò?]
(Anh ơi! Em xin ngồi chỗ này có được không ạ ?) - ຂ້ອຍເບິື່ ງເຈ ້ ຳຄ ້ນໆໜ້ຳ ແຕື່ບ ື່ ຈ ື່ ຊ ື່ ເຈ ້ ຳ
[Khỏi bờng chảu khụn khụn nạ tè bò chừ xừ chảu] (Tôi nhìn thấy bạn quen quen mà không nhớ tên của bạn) - ມ ້ ອ ື່ ນ, ເຮ ຳຊິ ໄປຫ ິ້ ນຢ ື່ເຮ ອນໂຕເດ
[Mự ừn, hau xị pay lỉn dù hươn tô đơ] (Ngày mai, tớ sẽ đến nhà bạn chơi nhé)
Ngoài ra với cách xưng hô này người Lào cũng dùng các từ chỉ nghề nghiệp để xưng hô. Ví dụ:
- ເລຂຳເອ ຍ! ທື່ຳນຫ ວໜ້ຳຢ ື່ຫ້ອງບ? [Lê khá ơi! Thàn húa nả dù họng bò?]
(Thư ký ơi! Ông hiệu trưởng ở phòng không ?) - ລ ງໂຊເຟ ເອ ຍ! ຈອດລ ດໃຫ້ຫ ຳນລ ງແນື່ເດ
[Lung xô phở ơi! Chọt lôt hảy lán lông nè đơ] (Bác tài xế ơi! Dừng xe cho cháu xuống đây ạ) - ທື່ຳນໝ ກ ຳລັງກວດສ ຂະພຳບໃຫ້ຄ ນໄຂ້
[Thàn mó căm lăng cuột sụ khă phap hảy khôn khảy] (Ông bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân)
Người Lào xưng hô trong xã hội cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Tùy vào trường hợp, hoàn cảnh để xưng hô đúng với văn hóa và phép lịch sự trong giao tiếp.