Cấu trúc biểu thị

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Cấu trúc biểu thị

Để góp phần đối chiếu về xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Lào chúng tôi tiến hành đối chiếu về cấu trúc hiển thị từ các ví dụ. Qua quá trình khảo sát đối chiếu chúng tôi thấy xưng hô bằng đại từ giữa tiếng Việt và tiếng Lào giống nhau.

2.1.2.1. Đối với ngôi thứ nhất

Trong câu nói, đại từ xưng hô ngôi 1 làm chức năng chủ ngôn, làm vai trò chủ ngữ trong câu:

[ຂ້ອຍກ ຳລັງຖ້ຳເຈ ້ ຳຢ ື່ລ ື່ມເຮ ອນ. Khỏi căm lăng thả chảu dù lùm hươn] - Mình rất nhớ bạn

[ເຮ ຳຄິ ດຮອດໂຕແຮງ Hau khit họt tô heng] - Tớ đi tắm biển đây

[ຂ້ອຍໄປອຳບນ ້ ຳທະເລເດ Khỏi pay ạp nặm thă lê đơ] - Chúng tớ đồng ý với các cậu

[ພວກເຮ ຳເຫັນດ ກັບພວກໂຕ Pkuôc hau hến đi căp phuôc tô]

- Chúng tôi đồng ý với ý kiến trên

[ພວກຂ້ອຍເຫັນດ ກັບຄ ຳເຫັນຂ້ຳງເທິ ງ Phuôc khỏi hến đi căp khăm hến

khảng thơng]

- Chúng ta đi chơi thôi

[ພວກເຮ ຳໄປຫ ິ້ ນກ ື່ ພ Phuôc hau pay lỉn cò pho]

Với đại từ xưng hô “chúng tôi” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, “chúng tôi” là đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất số nhiều. Lúc này người nói đang đại diện ý kiến cho nhiều người để nói. Tương ứng với “chúng tôi” ພວກຂ້ອຍ [Phuôc khỏi] có “chúng ta” ພວກເຮ ຳ [Phuôc hau] nhưng “chúng ta” có khi nói gọn là “ta” thì cách nói tự xưng tập thể còn “chúng tôi” lại thường đối lập với “các anh”: Chúng ta ăn gì đây? = Ta ăn gì đây? = Bọn mình ăn gì đây? Chúng tôi đã nói rồi mà các anh không chịu nghe.

Cấu trúc biểu thị của các đại từ xưng hô trong tiếng Lào cũng như của tiếng Việt. Bởi vì, tiếng Lào cũng có cho mình các đại từ xưng hô phong phú. Từ đại từ xưng hô ngôi 1, 2, 3 số ít và số nhiều. Chúng tham gia cấu tạo nên câu theo cấu trúc như sau: ຂ້ອຍມຳຮອດໂຮງຮຽນດ້ວຍລ ດຖ ບ [khỏi ma họt hông hiên đuổi lốt thịp] (tôi đến trường bằng xe đạp). Trong tiếng Lào, các đại từ xưng hô cũng có vai trò làm chủ ngữ trong câu như trong tiếng Việt.

2.1.2.2. Đối với ngôi thứ hai

Ngôi thứ hai thường là ngôi giáo tiếp đồng hành hoặc đối diện, có vai trò ngữ pháp khá linh hoạt.

- Với vai trò là người đồng hành thì chức năng của nó như ngôi thứ nhất, nghĩa là cùng làm chủ ngữ. Ví dụ: Tôi và bạn là người cùng quê.

ຂ້ອຍ ແລະ ເຈ ້ ຳ ແມື່ນຄ ນບ້ຳນດຽວກັນ [khỏi lẽ chảu mèn khôn bạn điêu căn]

- Với vai trò trong hành động cầu khiến của chủ ngôn thì nó vẫn làm chức năng chủ ngữ: Các bạn có im đi không, trao đổi thế đủ rồi. Chúng mày đi chơi với bọn đó đi

- Với thế đối phương, đối diện thường đứng vị trí ở bộ phận vị ngữ của câu, làm chức năng bổ ngữ. Ví dụ:

Tôi nhớ cậu lắm. ເຮ ຳຄິ ດຮອດໂຕຫ ຳຍ [Hau khit họt tô lái]

2.1.2.3. Đối với ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba là đối tượng được nhắc đến, không hiện diện trong giao tiếp nên đóng vai trò khá linh hoạt trong câu.

-Với vai trò là đối tượng được nhắc đến thì ngôi thứ 3 làm chức năng bổ ngữ trong bộ phận vị ngữ của câu.

Ví dụ:

- Tôi thấy gã ấy không bình thường.

- ຂ້ອຍເຫັນບັກນັ້ນບ ື່ ປ ກກະຕິ [khỏi hến băc nặn bò pôc că ti]

Nhưng cũng có thể làm chủ ngữ. Ví dụ: Cậu ấy đang ở thành phố ນ້ຳບື່ຳວ /

ລຳວ ກ ຳລັງຢ ື່ໃນເມ ອງ [“nả bào” hoặc “lao” căm lăng dù nay mương] (Cậu ấy đang

ở thành phố.)

- Đối tượng trong phán xét của ngôi thứ nhất thì ngôi thứ ba vẫn đóng vai trò chủ ngữ trong câu.

Ví du: Họ đã rút các dự án khỏi Trung Quốc rồi. Lũ ấy ác quá.

ພວກເຂ ຳໄດ້ຖອນໂຄງກຳນອອກຈຳກຈ ນແລ້ວ. ຄ ນເຫ ື່ ຳນັ້ນຊ ື່ວຮ້ຳຍແທ້

[Phuôc kháu đạy thón không can ọc chạc Chin lẹo. Khôn làu nặn xùa hải thẻ] - Tự hỏi: Ví dụ: Chúng nó đi đâu vậy nhỉ?

ພວກມັນໄປໃສເດນິ [phuôc măn pay sáy đê ni]

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)