Điểm tương đồng và khác biệt về cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hộ

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 103 - 121)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Điểm tương đồng và khác biệt về cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hộ

ngoài xã hội giữa người Lào và người Việt

Qua những đối chiếu trên ta có thể dễ nhận thấy điềm tương đồng trong cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội của người Việt và người Lào. Với xưng hô trong gia đình cả người Việt và người Lào đều dùng danh từ thân tộc để xưng hô. Điều này khác biệt với xưng hô trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, ngôi 1 số ít chỉ dùng “I” trong khi ngôi 1 trong tiếng Việt và tiếng Lào ngoài từ “tôi, tao, tớ, mình”

còn có các từ tự xưng: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, thím, dượng, anh, em, con, cháu. Ngôi thứ 1 số nhiều trong tiếng Việt –Lào là chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng tao, chúng mình tương ứng với tiếng Anh là “we”; ngoài ra còn có cả hệ thống danh từ thân tộc “các, chúng” + từ chỉ ngôi thứ trong gia đình. Ngôi thứ 2 số ít tiếng Việt-Lào không chỉ có “bạn” ເຈ ້ື່ ຳ (chạu) mà còn các từ xưng hô thân tộc, trong khi đó tiếng Anh chỉ có “you”. Ngôi thứ 2 số nhiều trong tiếng Anh chỉ có “you”, trong khi đó trong tiếng Việt-Lào rất phong phú, có cấu tạo từ chỉ số nhiều “các, chúng” + danh từ nhân xưng. Ngôi thứ 3 trong tiếng Việt tương ứng với “she / her” có “ bà ấy, cô ấy, em ấy, chị ấy…”; với “he/him” có “ông ấy, thầy ấy, anh ấy, cậu ấy…”; với “they / them” có “họ, bọn nó, chúng nó, lũ ấy, các bạn ấy…”; với “it” có “nó, hắn, y”. Thông thường, việc xưng hô với đối tượng và tự xưng thường căn cứ vào vai vế và tuổi tác. Khi gọi đối tượng là “ông” ພ ື່ ເຖ ້ ຳ (phò thậu),“bà” ແມື່ເຖ ້ ຳ (mè thậu), “bác trai” ລ ງ (lung), “bác gái” ປ້ຳ (pả), “chú” ອຳວ (ao), “cô, dì” ອຳ, ນ້ຳສຳວ (a, nạ sáo) thì sẽ xưng là “cháu” ຫ ຳນ (lán); còn khi gọi đối tượng là “anh” ອ້ຳຍ (ại), “chị” ເອ ້ ອຍ (ượi) thì sẽ xưng là “em” ນ້ອງ (nọng); còn khi gọi đối tượng là “bạn” ເຈ ້ ຳ / ໂຕ (chạu/ tô), thì sẽ xưng là “tôi / tớ” ຂ້ອຍ /

ເຮ ຳ (khỏi / hau)…

Như vậy, cả ba ngôi, tiếng Việt-Lào đều dùng hệ thống danh từ thân tộc để xưng hô. Ưu điểm của cách xưng hô này là thể hiện sự coi trọng thứ bậc, các mối quan hệ gia đình khiến cho quan hệ giữa người với người có tôn ti, tránh sự bình đẳng ngang hàng thái quá giữa người nhiều tuổi và người ít tuổi. Trong xưng hô ngoài xã hội, họ là những con người tuy chỉ mới gặp nhau nhưng dùng những danh từ thân tộc, đại từ xưng hô hay từ chỉ nghề nghiệp để xưng hô với nhau. Điều này là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa giao tiếp và ứng xử của con người. Cả hai nước đều có chung nền văn hóa, cùng coi trọng tôn ti, thứ bậc nên thế họ lấy phép tắc xưng hô trong gia đình làm phép tắc xưng hô với người khác trong sinh hoạt cộng đồng.

Tuy nhiên dù có những nét tương đồng với nhau là vậy thì trong cách xưng hô xã hội của người Việt cũng có sự khác biệt với người Lào. Trong tiếng Việt, từ gọi bậc cha mẹ phong phú hơn tiếng Lào. Từ gọi cha: bố, ba, tía, thầy, phụ. Từ gọi mẹ: má, mạ, me, mế, u, vú, bu, bầm, mẫu. Các từ gọi mẹ trong tiếng Việt chủ yếu gốc Mon khme, chỉ có từ “mẫu” gốc Hán thì từ gọi “cha” lại có yếu tố gốc Hán nhiều hơn như “phụ” có trước và “tía” được nhập sau này từ cách gọi của người Triều Châu nhập xuống vùng Nam Bộ sinh sống. Dù được cho nhiều từ gọi “mẹ” nhưng trong tiếng Việt chỉ là các biến thể: nhóm 1: mẹ, me, mế, má, mạ; nhóm 2: u, vú, bu, bầm. Trong khi đó các từ gọi “cha” lại không có biến thể.

Với xưng hô ngoài xã hội cũng tương tự như vậy. Đầu tiên có thể nói đến vốn từ, vốn từ xưng hô của người Việt phong phú hơn và đa dạng hơn. Góp phần làm cho ngôn từ giao tiếp phong phú. Cách thức xưng hô cũng khác nhau, nếu người Việt chỉ cần xưng hô lễ phép bằng ngôn từ thì người Lào lại dùng hai tay chắp lại trức ngực để bày tỏ sự tôn kính mà không cần dùng đến các danh từ thân tộc hay đại từ (đó là một số trường hợp khác).

Dù khác nhau hay giống nhau thì cả hai nước đều tuân theo văn hóa và quy tắc giao tiếp từ ngàn xưa đề lại. Điều đó sẽ luôn được các thế hệ tiếp theo tiếp nối.

Tiểu kết chương 3

Xưng hô của hai nước Việt Nam Lào không chỉ giống và khác nhau ở hệ thống từ xưng hô là đại từ, danh từ thân tộc, tên riêng hay từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Xưng hô của hai nước còn phong phú và đa dạng về từ xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội. Cả người Lào và người Việt đều dùng danh từ thân tộc trong văn hóa xưng hô gia đình. Sự phong phú thể hiện qua vốn từ giữa vợ chồng, con cái, anh em, bà con nội ngoại hai bên. Nếu những khảo sát trên cho ta thấy điểm tương đồng trong từ xưng hô hai nước, thì cũng một phần ta qua sát thấy hệ thống từ xưng hô người Lào hạn chế hơn người Việt. Có một số từ tiếng Lào dùng chung cho nhiều đối tượng, nhưng tiếng Việt thì người nào thì ngôi đó và đi kèm với từ xưng hô tương ứng. Với xưng hô ngoài xã hội thì chúng tôi tiến hành khảo sát, đối chiếu trên mối quan hệ của các đồng nghiệp với nhau trong cơ quan, xưng hô của những con người trong nhà trường và những nơi công cộng. Từ xưng hô dùng trong những trường hợp trên của hai nước cũng giống nhau. Có chăng vốn từ của người Việt phông phú hơn, nhưng với mục đích giao tiếp thì lại giống nhau. Đó chính là văn hóa coi trọng gia đình, quý trọng tình nghĩa, cư xử với người lớn kính trọng, với bạn bè khoa hòa, với cộng đồng thân thiết, với các thành viên trong gia đình thương yêu. Từ xưng hô và cách thức xưng hô thể hiện tính tôn ti, bậc hệ trong gia đình và xã hội, nó thể hiện sự tôn trọng với người lớn, người có địa vị xã hội.

KẾT LUẬN

Từ những đặc điểm không gian địa lí đến đặc điểm ngôn ngữ Đông Nam Á, hai nước Lào Việt có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Chính vì vậy, từ xưng hô trong tiếng Việt-Lào là Việt Mường và Tày Thái thì còn bao gồm các hệ ngôn ngữ Hán Tạng, Monkhme, Đa đảo. Tiếng Việt và tiếng Lào có những nét tương đồng. Điều này làm cho vốn từ xưng hô của hai qốc gia có những điểm tương đồng. Có thể thấy với hệ thống từ xưng hô là đại từ thì tiếng Lào hầu như xưng hô dùng đại từ giống người Việt. Người Việt có vốn đại từ xưng hô vô cùng phong phú và đa dạng. Tùy vào từng trường hợp, từng hoàn cảnh và độ tuổi để chọn cho mình những đại từ thích hợp. Trong đó có đại từ xưng hô “tôi” là được dùng thông dụng nhất. Có lẽ không chỉ vì ý nghĩa từ “tôi” hay, lịch sự mà nó còn phù hợp cho nhiều hoàn cảnh giao tiếp, điều này là quá trình tiếp thu, giao thoa văn hóa của hai nước láng giềng.

Như vậy, cả ba ngôi, tiếng Việt-Lào đều dùng hệ thống danh từ thân tộc để xưng hô. Ưu điểm của cách xưng hô này là thể hiện sự coi trọng thứ bậc, các mối quan hệ gia đình khiến cho quan hệ giữa người với người có tôn ti, tránh sự bình đẳng ngang hàng thái quá giữa người nhiều tuổi và người ít tuổi. Ngoài hệ thống từ xưng hô là đại từ thì tiếng Việt và tiếng Lào còn có hệ thống danh từ thân tộc cũng phong phú và đa dạng không kém. Với từ xưng hô này thể hiện một nền văn hóa gia đình của hai nước. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, đối chiếu có thể thấy vốn từ của người Lào không phong phú bằng người Việt. Người Lào cũng dùng tên riêng để xưng hô, đây không chỉ là điểm giống nhau của Lào - Việt Nam mà còn là điểm chung của nhiều quốc gia khác.

Với giao tiếp thì cả hai quốc gia đều coi trọng phép tắc thì giao tiếp của con người luôn được cân nhắc từ ngữ trong xưng hô. Đối với gia đình hay ngoài xã hội đều có những từ xưng hô khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Nếu từ ngữ được xem là cốt yếu thì chúng ta còn có hành động đi kèm theo với những từ ngữ để tăng tính đa dạng trong văn hóa ứng xử. Nếu người Lào dùng ngôn từ đi kèm với hành động chắp hai tay trước ngực và hơi cúi chào để bày tỏ thái độ tôn kính. Với nguời Việt việc bắt tay và hơi cúi chào cũng là một phép lịch sự. Từ những khảo sát ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng về cách giao tiếp giữa người Việt và người Lào.

Phải chăng điểm khác biệt lớn nhất về xưng hô của hai nước Lào và Việt đó chính là về mặt từ vựng người Việt phong phú hơn người Lào. Người Lào chúng tôi cũng có âm tiết khác với người Việt về một số từ có nghĩa với nhau, một số vai vế xưng hô cũng khác. Nhưng những mặt khác trên không quá rõ rệt. Khi tiến hành đối chiếu đã giúp chúng tôi thấy được những dấu ấn trong ngôn ngữ Đông Nam Á và sự

giao thoa ngôn ngữ, văn hóa của hai nước. Sự khác biệt một số yếu tố ngôn ngữ và văn hóa trong xưng hô giữa hai dân tộc Việt-Lào là những nét riêng biệt độc đáo của ngôn ngữ và văn hóa mỗi nước. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ đặc điểm dân cư và tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ của cả hai nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập Một, Tái bản lần thứ 13, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NxbKhoa học xã hội, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

5. Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. ĐHSP, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ

Đông Nam Á, Trường ĐHSPNN, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt (nghiên cứu ngữ dụnghọc và dân tộc học giao tiếp), Việt Nam - Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa,

Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội.

8. Chuthikarn GONGGERNNOK, Đối chiếu Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài, Huế, 2014. 9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10. Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc trong giao tiếp tiếng

Việt, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Vinh.

11. DUANGCHANHDENG Vonekham (2016), Đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và

tiếng Lào, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài,

Huế.

12.Trương Quang Đệ (2012), Vấn đề ngôi trong tiếng Việt, Nxb. Văn hóa –Văn nghệ TP HCM.

13. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN.

14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thiên Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Đặng Thanh Hòa (2005), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học.

18. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội. Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Trần Kim Lân (Phonesavan CHANTHAVONG 2007), Từ điển Lào-Việt, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

20. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

21.Lê Đức Luận (2012), “Khảo sát yếu tố tương đồng ngôn ngữ trong tiếng Việt – Lào”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc năm 2012.

22. Lê Đức Luận (2015), Ngữ pháp tiếng Việt , Đại học Sư phạm, ĐHĐN, Lưu hành nội bộ.

23. Lê Đức Luận (2017), Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Tập 1. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Lã Thị Thanh Mai (2014), Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H. 26.Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Đại từ xưng hô trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách

biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

27. Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

28. Phoumy VONGVICHIT (1967), Ngữ pháp tiếng Lào, Nxb Nhà nước Lào Thủ đô Vieng Chan.

29. Nguyễn Thị Diễm Phương (2011), Văn hóa xưng hô của người Việt, in trong Kỷ

yếu hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. F.de. Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hộ, Hà Nội.

31.Syviengkhek KONNIVONG (2007), Từ điển Việt – Lào, Nxb Nhà nước Lào, Vieng Chan.

32. Nguyễn Kim Thản (1963, 1964), Trong công trình “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng

Việt, Tập 1,2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33.Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Thongkham ONMANYSONE (2008), Từ điển tiếng Lào, Nxb Nhà Nước, ViengChan.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 103 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)