7. Cấu trúc của khóa luận
3.1.1. Xưng hô giữa cha mẹ với con cái
Như chúng ta đã biết gia đình là cái nôi phát triển nhân cách của trẻ. Môi trường gia đình có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị sống lành mạnh và tốt đẹp cho mỗi con người. Cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng để giúp con cái trưởng thành và phát triển tốt nhất “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt”.
Dù cho bất kì đất nước nào thì giữa cha mẹ và con cái luôn có cho mình những ứng xử, xưng hô để phù hợp với vai vế của mình. Với gia đình Việt, cha mẹ và con cái có những cách xưng hô vô cùng đa dạng theo từng gia đoạn phát triển của con và theo từng vùng miền, theo từng gia đình.
- Xưng hô với con trong năm đầu: Những năm đầu con của đôi vợ chồng trẻ từ lúc mới sanh đến khi biết nói, không có dịp sử dụng ngôi thứ nhất để xưng với cha mẹ. Thời kỳ này nó chỉ được gọi ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Cha mẹ là 2 tiếng chỉ định vị trí của đấng sinh thành ra con. Tiếng Việt cũng rất phong phú về những tiếng xưng hô có: ba mẹ, cha mẹ, bố mẹ, ba mạ, ba vú, tía má, ba má, thầy me, thầy mẹ, thầy đẻ, cậu mợ, thầy bu…
Hầu hết những đứa con được cha mẹ đặt cho những cái tên thật đẹp, nhưng trong thời kỳ còn bé, phần đông những đứa trẻ bị cha mẹ gọi bằng những tên tục xấu xí, chung chung cho mọi đứa là thằng cu, nhóc tì, cu tí… (trai), con lủng,
nhóc bẹp, cái đĩ, hĩm… (gái). Có nhiều cặp vợ chồng theo nhân dáng khuôn mặt đứa con và ghép thứ của nó vào mà đặt tên tục để gọi, như Cả Vồ (do trán vồ), Hai Xệp (do mũi xệp), Ba Mếu (do miệng hay mếu), Tư Nhăn (do mặt mày thường nhăn nhó quạu quọ) … Không ít chồng vợ gọi con bằng tiếng cưng: cục cưng, cục vàng, hột xoàn… Cũng có vợ chồng đặt tên con gọi ở nhà theo tên nhân vật dân gian: Bờm, Cuội, Khoai. Hệ thống tên gọi ở nhà với tên khai sinh là khác nhau để tránh thần linh chú ý. Ở nhà thì thường đặt tên con như: Cún, Vện, Mun, An, Nhiên, Bẹp, Cu, Bé…Ở Nam bộ, người dân thường gọi tên theo thứ tự: anh Hai, chị Ba, anh Tư, Chị Năm, anh Sáu, chị Bảy, cô Út, thằng Cọt, cu Sót….Ở Bắc bộ thì gọi anh cả, chị cả tương ứng với Nam Bộ là anh Hai, chị Hai.
Với những tiếng xưng hô phong phú đó, cha mẹ nựng nịu, trò chuyện một chiều với đứa bé khi nó chưa biết nói:
- Cái Tí của mẹ, thôi dậy đi. - Cu út ơi! Đi lại đây với mẹ nào. - Thằng Hai giữ em cho mẹ.
- Út Cưng của mẹ, lại đây với mẹ nào !.
Trong giai đoạn này hầu hết đều là từ cha mẹ xưng hô với con cái còn con chỉ biết gọi ba, mẹ chứ chưa thể gọi theo những cách khác.
-Xưng hô với con khi chúng đã lớn: Thông thường cha mẹ và con cái dùng các cập xưng hô: ba/má-con, tía/má-con, thầy/đẻ-con… để xưng hô với nhau. Lúc này con cái được bố mẹ mình gọi bằng “con” và con cái khi xưng hô với bố mẹ thì cũng tự xưng là “con”. Còn vẫn cứ gọi người sinh ra mình là bố mẹ, cha mẹ, tía, má, …. Tùy theo từng vùng miền sinh sống. Ví dụ:
- Con đi đường mạnh khỏe nhé!
- Tía má giữ gìn sức khoẻ, rồi con sẽ quay về. - Thưa thầy u con mới về.
- Để ba đưa con đến trường.
Bên cạnh cách xưng bằng các từ như bố mẹ - con, thì lúc này những cặp bố mẹ cũng dùng tên con của mình để xưng hô. Đối với tên một số gia đình vẫn duy trì xưng hô bằng tên gọi ở nhà nhằm tạo sự thân thuộc. Nhưng một số bố mẹ dùng tên đi học của con để gọi. Những tên tục xấu xí thường bị loại dần, không còn được xưng gọi nữa khi đứa trẻ lớn lên, vì những tiếng gọi thằng cu, con lủng, cái đĩ, … làm chúng xấu hỗ đỏ mặt tía tai. Nhưng những tiếng xưng gọi bé hai, bé ba…, bé sáu, bé bảy… vẫn còn được gọi cho đến lúc đã lớn, thậm chí lúc đã lập gia thất. Những tiếng đôi “bé+thứ” được coi như tên tục của đứa con.
Ví dụ:
- Lan ơi! Ra ăn cơm đi con. - Tùng đang làm gì vậy con?
- Lan Chi nhà tôi ngoan lắm cô ạ!
- Năm nay, cái Mai nhà tôi được học sinh giỏi.
Nhưng cũng có nhiều gia đình, cha mẹ trò chuyện với con cái trong chỗ không có người ngoài, thường dùng cặp xưng hô tao mầy chất phác, thân mật, nhất:
- Chuyện đó tao đã dặn trước rồi mà mày cứ không để ý tới.
Cặp xưng hô “mày - tao” trong ngôn ngữ Việt Nam có 2 ý nghĩa đối nghịch nhau. Bình thường, về hình thức nó có nghĩa xấu, thô tục, quê mùa, cộc cằn… chỉ sử dụng trong những trường hợp xấu, giận hờn, ghét bỏ, miệt thị, tức giận, …
Ví dụ:
- Mày nói chuyện với bố mày thế à. - Tao đánh cho mày một trận bây giờ.
- Cái thằng trời đánh, mày đi ra khỏi nhà cho tao.
Bên cạnh từ xưng hô mày – tao được bố mẹ dùng thì ở Việt Nam còn có trường hợp con cái dùng đại từ xưng hô “tôi” để xưng hô với bố mẹ của mình. Trường hợp này thường xuất hiện ở thời kì trước.
Nhưng mặt khác, giữa 2 đối tượng thân thiết xưng hô với nhau thì cặp nầy biểu hiệu sự thân thiết rất mực. Bạn bè chí thân mới xưng hô mầy tao với nhau. Những lúc thật gần gũi, cha mẹ mới dùng mầy tao với con. Tuy nhiên con cái dùng ngược lại với cha mẹ thì không được.
Ở một số nơi của Việt Nam, khi bố mẹ đã già và lúc này người làm chủ gia đình là con cái. Trước đây, vào thời kì phong kiến thì con trai là người nối dõi tông đường, là người có quyền trong gia đình. Khi giao tiếp với bố mẹ, người con trong lúc tức giận có thể xưng tôi với bố mẹ mình. Ví dụ:
-Tôi đã biết rồi, nếu u còn nói dài nữa tôi tự tử cho u xem.
Con cái thường xưng tôi, tui và gọi cha mẹ bằng tiếng ông bà (ngôi thứ hai) và ổng bả (ngôi thứ ba):
- Má à, tui nói rồi, tui không ưng chỗ đó mà bà cứ ép tui hoài!
Có những trường hợp con trong gia đình xưng ba mẹ của họ là ông, bà, ổng (miền nam), bả (miền nam), … khi đang giao tiếp với người khác. Khi kể lại câu chuyện liên qua đến bố mẹ mình người Việt cũng có cách xưng hô như vậy. Ví dụ:
- Ba dẫn tôi đi chợ, ổng còn dẫn tôi vô tiệm cho uống cà-phê nữa. Ổng dặn tôi đừng nói cho bà biết.
- Bố tôi, ổng khó tính lắm.
Những cách xưng hô tôi, tui, ông, bà, ổng, bả nghe không có vẻ vô lễ, mà chỉ có vẻ chân chất, thật thà, quê mùa mà thôi. Con cái còn gọi cha mẹ bằng tiếng đôi ở ngôi thứ ba, như: ông tía, ông bố, ông già, bà má, bà vú, bà già… Có khi chúng dùng 3 tiếng để nhấn mạnh nữa, như: ông già tía, bà già má… Những tiếng này nghe không ngọt dịu, nhưng cũng không phải là vô lễ, thường được nói với ý nghĩa
thân mật, trong khi chuyện trò với những người thân thích của gia đình. Ví dụ:
- Ông ba dặn kỹ, khi nào có bà má ở nhà, tôi mới được ra ngoài chơi. - Ông già khó gần chết, bà già cũng đâu có dễ gì! Tôi ớn ổng bả lắm!
Khi con cái đã thành nhân, đỗ đạt, có chức vụ, xưng hô giữa con với cha mẹ vẫn không thay đổi, con-ba/má… Nhưng xưng hô giữa cha mẹ với con có thay đổi.
Với gia đình người Lào, giữa cha mẹ và con cái luôn có những cách xưng hô đa dạng. Từ các thành phố, huyện, xã hay các bản làng thì mỗi nơi đều có cho mình những cách xưng hô trong gia đình. Đây là những các xưng hô chủ yếu:
- ພ ື່ phò = bố, - ແມື່ mè = mẹ, - ລ ກ lục = con
Để làm rõ vấn đề chúng tôi đã nghiên cứu và chia ra hai giai đoạn xưng hô khi con cái còn nhỏ và trưởng thành.
- Xưng hô đối với giai đoạn con cái còn ở những năm đầu đời: Với gia đoạn này con còn nhỏ nên chưa giao tiếp xưng hô được rõ ràng. Nhưng với người sinh ra mình thì đứa con gọi là người đó là [ພ ື່ phò] = bố, [ແມື່ mè] = mẹ. Với bố mẹ thì vẫn gọi là con khi xưng hô [ລ ກ lục] = con. Một số người sẽ xưng hô bằng tên gọi ở nhà của con. Những đứa con sẽ được bố mẹ đặt cho những cái tên gần gũi, thân thương để xưng hô.
Ví dụ:
- ລ ກຫ ້ ຳ, ບັກຫ ຳນ້ອຍ [lục lạ, băc hắm nọi]; đối với con trai. - ລ ກຫ ້ ຳ, ື່ ນຳງນ້ອຍ ອ [lục lạ, ỳ nang nọi]; đối với con gái.
- Xưng hô khi những đứa con đã trưởng thành: Lúc này con cái được bố mẹ mình gọi bằng “con” và con cái khi xưng hô với bố mẹ thì cũng tự xưng là “con”. Những đứa con thường xưng người sinh ra mình bằng bố mẹ, khác với bố mẹ có thể xưng hô bằng con hay dùng tên của con để xưng hô. Như ở trên từ các danh từ thân tộc chúng tôi đã nghiên cứu thì chỉ có những người có tuổi lớn hơn hoặc ngang bằng nhau mới dùng tên gọi của người nhỏ tuổi để xưng hô. Với con cái là người nhỏ tuổi nên chỉ gọi là bố mẹ. Người Lào cũng không có đa dạng các vùng miền như người Việt nên chủ yếu chỉ có các chức danh bố mẹ để xưng hô.
Ví dụ:
- ແມື່ເອ ຍ! ລ ກຫິ ວເຂ ້ ຳເດ [Mè ơi! Lục híu khảu đê.] (Mẹ ơi! Con đói bụng quá.)
- ເອລ ຍ! ເຊ ້ ຳນ ້ ລ ກມ ຮຽນບ ື່ ? [Li ơi! Xảu nỉ lục mi hiên bò ?] (Li ơi! Sáng này con có học không ?)
Vấn đề xưng hô giữa bố mẹ và con cái cũng có một số khác biệt. Với bố mẹ thường dùng cặp từ xưng hô tao – mày để xưng với con của mình. Với cặp xưng hô này có hai trường hợp được dùng tới.
Cặp xưng hô mày – tao dùng khi bố mẹ muốn tạo quan hệ thân thiết, gần gủi với con cái (như bạn bè). Nhằm mực đích thân thiết với con hơn để con có thể chia sẻ với mình hơn. Những tiếng này nghe không ngọt dịu, nhưng cũng không phải là vô lễ, thường được nói với ý nghĩa thân mật, trong khi chuyện trò với những người thân thích của gia đình.
Ví dụ:
- ມ ້ ອ ື່ ນມຶ ງຕ ື່ ນແຕື່ເຊ ້ ຳເຮັດວຽກຊື່ວຍແມື່ເດ [Mự ừn mưng từn tè xảu hết viêc xuồi mè đơ]
(Sáng mai mày thực dậy sớm làm việc giúp mẹ nhé.) - ມ ້ ນ ້ ມຶ ງຢ ື່ເຮ ອນນ ຳພ ື່ ເດ
[Mự nỉ, mưng dù hươn năm phò đơ] (Hôm nay, mày ở nhà với cha nhé)
Cặp xưng hô mày - tao còn dùng trong trường hợp giữa bố mẹ và con cái có vấn đề với nhau, cãi nhau. Lúc đó bố mẹ không giữ được bình tĩnh và mắng con cái.
- ເປັນຫຍັງມຶ ງບ ື່ ເຮັດວຽກຊື່ວຍພ ື່ ແມື່ [pên nhắng mưng bò hết việc xuồi phò mè] (Tại sao mày không làm việc giúp cha mẹ) - ມ ້ ແລງນ ້ ກ ບ ື່ ໃຫ້ມຶ ງໄປຫ ິ້ ນເດ
[mự leng nỉ cu bò hạy mưng pay lịn đơ]
(Tối nay tao không cho mày đi chơi với bạn bè)
Bên cạnh cách xưng hô mày – tao trực tiếp giữa con cái với bố mẹ thì đôi khi những đứa con cũng xưng bố mẹ mình là ông, bà với người thứ ba. Khi kể về bố mẹ mình với người khác thì lúc này những đứa con sẽ gọi bố mẹ mình là ông, bà để chứng minh cho tuổi của bố mẹ mình đã già.
Ví dụ:
- ຕອນນ ້ ພ ື່ ແມື່ຂອງເຮ ຳໄດ້ອອກໄປນອກແລ້ວ (ton nỉ phò mè khóng hau oc pay nọc lẻo] (Giờ ông bà của mình ra ngoài rồi đó)
- ນປ ້ ພ ື່ ແມື່ຂອງເຮ ຳເຖ ້ ຳຂຶ ້ ນຕ ື່ ມ ແຕື່ພວກເພິື່ ນກ ື່ ຍັງແຂງແຮງ
(Năm nay, ông bà của mình nhiều tuổi hơn nhưng họ vẫn còn khoẻ)
Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Lào và người Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức xã hội của tư tưởng Nho giáo được cha ông răn dạy, chỉ bảo con cái từ thuở mới lọt lòng đến khi trưởng thành được thể hiện rất rõ. Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy ca dao người Việt có câu ca dao đề cao bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con:
“Một lòng thờ mẹ, kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Một người không biết yêu thương, quý trọng cha mẹ mình làm sao có thể yêu nước, thương dân được. Mối quan thệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp