Xưng hô giữa vợ chồng

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 86 - 90)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2. Xưng hô giữa vợ chồng

3.1.2.1. Xưng hô trong gia đình người Việt

Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người:

“Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” Hay:

“Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”

Từ trước đến nay tình cảm giữa vợ chồng luôn luôn là điều quan trọng cho hạnh phúc mỗi gia đình. Chỉ một vợ một chồng nhưng cũng không vì thế mà cách xưng hô của họ không đa dạng. Với nghiên cứu của chúng tôi cho thấy xưng hô giữa cặp vợ chồng vô cùng đa dạng. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, môi trường sống và cách sống của mỗi cặp vợ chồng. Điều đó không chỉ một quốc gia Lào như chúng tôi mà với người Việt còn đa dạng hơn. Thời nay, trong gia đình, dù văn hóa ứng xử có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được, đặc biệt là một quốc gia có truyền thống lâu đời như Việt Nam.

Ở mỗi đất nước như Lào và Việt Nam thì giữa vợ chồng luôn có những cách xưng hô giống nhau. Xưng hô là gọi nhau để biết câu nói, câu chuyện đó liên hệ tới người nào.

Với vợ chồng ở Việt Nam việc xưng hô khá phong phú. Đầu tiên ta nói về các cặp vợ chồng trẻ, trong những năm đầu, chuyện trò với nhau phần lớn dùng cặp chữ anh em để xưng hô. Chồng xưng anh, gọi vợ là em. Ngược lại, vợ xưng em gọi chồng là anh. Tuổi tác không can dự được vào lời xưng hô. Dù tuổi có nhỏ hơn, chồng cũng xưng ở vai trên, anh. Dù lớn tuổi hơn, vợ vẫn xưng ở vai dưới em. Điều này đặc biệt rất giống với người Lào. Bây giờ có biết bao nhiêu chuyện đổi thay so với thuở xưa, về quyền hạn trong gia đình, nhưng về ngôi thứ ngôn ngữ xưng hô giữa vợ chồng vẫn bất di bất dịch: anh – em.

Ví dụ:

- Anh ơi! Vào ăn cơm - Anh đi làm mới về à? - Em nấu cơm xong chưa?

Người Việt có cách xưng hô khác với người Lào là có xưng hô theo từ “mình”. Vợ chồng trẻ trong chỗ riêng tư, những lúc thắm đượm tình âu yếm, có khi xưng là anh, là em, nhưng vợ gọi chồng hay chồng gọi vợ bằng 1 tiếng chung là

“mình”. Tiếng mình ở ngôi thứ nhì.

- Mình ơi! Em nấu cơm chín rồi, mình vào ăn đi! - Mình, anh cũng yêu mình!

- Mình cho con ăn giúp em.

Vợ chồng trẻ ít khi (hay không có) gọi nhau bằng mình trước mặt người thứ ba, nhất là giữa đám đông. Vì cách xưng này với người Việt họ còn ngại ngùng, không giống như ở Châu Âu. Họ chủ yếu dùng trong gia đình của mình, khi chỉ có hai người.

Đến khi vợ chồng cưới nhau một thời gian dài, lúc hết thời kỳ vợ chồng son, lúc đó có thể có sự thay đổi xưng hô giữa các cặp vợ chồng. Khi hai người có con để nựng nịu, đôi vợ chồng có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, họ có thể xưng hô ngọt, hơn cả thời kỳ dùng cặp chữ anh em. Nhưng thường thì trong lúc này, người Việt xưng hô bằng ba và đi kèm với tên của con. Ví dụ:

- Ba cu Tin ơi! - Mẹ nó ơi!

Đây là cách xưng hô quen thuộc khi hai vợ chồng đã có con. Việc xưng hô này đánh dấu họ đã được lên chức bố mẹ, và vai trò trạc nhiệm của họ trong gia đình là lớn hơn. Khi có người khách đến chơi thì việc xưng hô như vậy giữa vợ chồng cũng tạo cảm giác lịch sự với người nghe. Không quá ngọt ngào nhưng lại thể hiện được hạnh phúc của gia đình.

- Ba con Xuân đi đâu thì đi, trưa nhớ về ăn cơm, em chờ.

“Má con Phượng”, “ba thằng Tân”, … “Phượng”, “Tân” thường là tên đứa con đầu lòng của vợ chồng. Trong gia đình đông con, có khi tên đứa con Út được dùng chỗ nầy. Cũng có khi, đông con, lúc nói người ta nhớ tên đứa nào thì dùng tên đứa đó. Đôi vợ chồng có đông con, còn dùng “ba sắp nhỏ” để gọi người chồng; “má bầy trẻ” để gọi người vợ. Ví dụ:

- Tiếc quá! Mấy khi chú đến chơi, mà “ba sắp nhỏ” lại đi vắng… - Mời chị vô nhà chờ một lát. “Má bầy trẻ” đi chợ về gần tới rồi.

Nhưng trong những lúc cơm chẳng lành canh không ngọt, vợ chồng đổi giọng, không còn xưng anh em nữa, mà lạnh nhạt xưng “tôi”. Chồng xa cách gọi vợ là “cô” (tiếng cô này nhẹ thể hơn tiếng cô lần đầu gặp gỡ rất nhiều). Còn vợ xa lạ

gọi chồng là “ông”. Ví dụ:

- Cô thôi đi, đừng nói nữa. Tôi chịu đựng hết nổi rồi đấy! …

- Tôi biết hết rồi! Không có lửa sao có khói? Ông không gì, sao có lời ong tiếng ve xì

- Bà không im. Ngon vô đây mà vả. Bà thách mày đấy!

Vợ chồng khi bước vào gia đoạn già hơn, con cái đã được xây dựng gia đình lại thay đổi cách xưng hô. Đúng ra họ vẫn giữ tiếng xưng là anh (chồng), em (vợ) hoặc tôi. Tiếng hô thì có nhiều cách đổi: Chồng gọi vợ là bà, vợ gọi chồng là ông. Hai tiếng ông bà ngôi thứ nhì này mang vẻ đằm thắm, đứng tuổi hơn là lạnh nhạt, xa cách như trường hợp nêu trên. Có người gọi vợ là “má nó”, “má mầy”, “mẹ nó”,

“bu nó”, … - Má nó ơi!

- Ông nhà tôi đang đi vắng.

- Bà làm gì mà lâu thế? Để tôi đợi suốt ruột quá.

Một cách xưng hô khác nữa là dùng từ ông xã, bà xã. Cách xưng này ở Việt nam không dùng nhiều, phổ biến. vì đa số chỉ có những cặp vợ chồng làm công việc trí thức hay buôn bán (có điều kiện) mới dùng đến. với cách xưng hô này chúng tôi thấy nó có đặc điểm giống như từ “mình”. Cũng có những vợ chồng yêu thương nhau và giỏi thể hiện tình cả, họ không ngại ngùng thì mới dùng cách xưng hô này để gia tiếp.

3.1.2.2. Xưng hô trong gia đình người Lào

Cách xưng hô của vợ chồng sẽ gọi là ຜ ວ, ເມຍ phúa, mia = chồng, vợ đây là cách gọi thông thường trong mọi gia đình. Khi hai người kết hôn với nhau thì người con trai gọi là [Phúa ຜ ວ] – chồng, con gái gọi là [mia ເມຍ] – vợ. Cách xưng hô phúa – mia là cách xưng phổ biến nhất, khi mới cưới về cả hai người đã bắt đầu xưng như vậy. Xưng hô vợ chồng thể hiện tình cảm gần gũi, ngọt ngào và đầy sự yêu thương. Ví dụ:

- ຜ ວເມຍຄ ື່ນ ້ ເຫັນຍຳມໃດກ ື່ ມ ຄວຳມສ ກ.

[Phúa mia khù nỉ hến nham đáy cò mi khuam súc] (Cặp vợ chồng này nhìn thấy lúc nào cũng vui vẻ.) - ແມື່ເອ ຍ! ຜ ວຂອງລ ກໄດ້ມ ວຽກເຮັດແລ້ວເດ, [Mẹ ơi! phúa khóng lục đạy mi việc hết lẻo đê] (Mẹ ơi! chồng của con có việc làm rồi)

- ເມຍຂອງເຈ ້ ຳເປັນຄ ນທ້ອງຖິື່ ນໃດ ?, [mia khóng chảu pên khôn thọng thìn đáy] (Vợ của bạn là người phường nào?)

Bên cạnh cách xưng hô là phúa – mia thì người Lào còn xưng hô bằng cặp từ anh – em [ອ້ຳຍ ại = anh, ນ້ອງ nọng = em]. Chồng xưng anh, gọi vợ là em. Ngược lại, vợ xưng em gọi chồng là anh. Tuổi tác không can dự được vào lời xưng hô. Dù tuổi có nhỏ hơn, chồng cũng xưng ở vai trên, anh. Dù lớn tuổi hơn, vợ vẫn xưng ở vai dưới, em. Cách xưng hô này khiến họ trở nên gần gủi hơn và thể hiện đầy đủ được tình yêu, sự tôn trọng đối với đối phương của mình. Dù có như thế nào thì vấn đề xưng hô ອ້ຳຍ ại = anh, ນ້ອງ nọng = em luôn không thay đổi. Tuy là về quyền hạn trong gia đình có thể thay đổi nhưng về ngôi thứ ngôn ngữ xưng hô giữa vợ chồng vẫn bất di bất dịch: ອ້ຳຍ ại = anh, ນ້ອງ nọng = em

- ອ້ຳຍເອ ຍ! ແລງນ ້ ອ້ຳຍວື່ຳງບ ື່ ? [Ại ơi! leng nỉ ại vàng bò ?] (Anh ơi! tối này anh có rảnh không ?)

- ນ້ອງເອ ຍ! ມ ້ ອ ື່ ນອ້ຳຍຊິ ໄປວຽກແຕື່ເຊ ້ື່ ຳ [Nọng ơi! mự ừn ại xị pay việc tè xảu đơ]

(Em ơi! mai anh sẽ đi làm sớm nhé)

Ngoài từ ອ້ຳຍ ại = anh, ນ້ອງ nọng = em thì tiếng Lào còn có từ xưng hô khác cũng có nghĩa là anh em nhưng lại là từ dùng chung cho hai người [ເຮ ຍ hơi] = cũng là như ‘anh em’. Ví dụ:

- ເຮ ຍເອ ຍ! ມ ້ ອ ື່ ນເຮ ຳຊິ ໄປໃສ ? [Hơi ơi ! mự ừn hau xị pay sáy ?] (Anh/em ơi! Ngày mai mình sẽ đi đâu ?)

Một số trường hợp, các cặp vợ chồng không xưng hô bằng vợ - chồng hay anh –em mà họ xưng là bạn với nhau “ ເຈ ້ ຳ chạu, ຂ້ອຍ khỏi” (bạn, tôi). Xưng hô là bạn vì một số gia đình giữa vợ và chồng có độ tuổi ngang bằng nhau và cóthể trước khi đến hôn nhân họ là bạn bè thân thiết. Cũng có thể họ muốn mối quan hệ vợ chồng trở nên thân thiết và dễ chia sẻ hơn.

Ví dụ:

- ເຈ ້ ຳກິ ນເຂ ້ ຳແລ້ວຫ ຍັງ ?, [chảu kin khảu lẻo lứ nhăng ?] (Bạn ăn cơm chưa ?)

- ວັນພັກນ ້ ເຈ ້ ຳຊິ ໄປຫ ິ້ ນນ ຳຂ້ອຍບ ື່ ? [văn phặc nỉ, chảu xi pay lịn năm khỏi bò ?] (Nghỉ hè này, bạn sẽ đi chơi với tôi không ?)

Một cách xưng hô giữa vợ chồng của người Lào đó là xưng “ກ cu” (tao). Với cách xưng hô này thì thường xảy ra khi mối quan hệ vợ chồng không tốt. Khi người xưng tao là chồng thì thường gọi vợ là mày, hay người vợ xưng tôi thì gọi chồng là anh hoặc mày. Lúc này là đang thể hiện thái độ khó chịu, cãi vã lần nhau.

ví dụ:

- ເປັນຫຍັງແລງນ ້ ມຶ ງມຳເຮ ອນຊ້ຳແທ້ !

[Pên nhắng leng nỉ mưng ma hươn xả thẻ]

(Tại sao tối này mày về nhà trễ quá ?) - ມຶ ງໄປໄກໆກ ໄປ໋ ,

[Mưng pay cay cay cu pay] (Mày cứ đi xa tôi đi)

Trường hợp xưng hô giữa mối quan hệ vợ chồng cuối cùng là xưng bằng tên. Thường thì tên gọi là danh từ riêng được dùng trong những mối quan hệ bạn bè cùng lứa tuổi. Khi xưng bằng tên thể hiện sự lịch sự khi hai người chưa biết tuổi của

nhau. Nhưng người Lào lại dùng tên để xưng hô với nhau trong khi gọi đáp. Khi mối quan hệ vợ chồng giữa hai người vẫn còn mặn nồng và có sự tôn trọng. Bên cạnh đó họ muốn tạo ra không khí vui tươi trong gia đình nên gọi tên để thể hiện tình cảm yêu thương lẫn nhau.

Ví dụ:

- ມ ້ ອ ື່ ນ ອ້ຳຍສ ທິ ໄປເຮັດວຽກບ ື່ ? [Mự ừn ại SuThi pay hết việc bò ?] (Ngày mai anh SuThi có đi làm không à ?)

- ວັນນ! ນ້ອງຊິ ໄປຢ້ຽມຢຳມພ ື່ ແມື່ນ ຳອ້ຳຍບ ື່ ນ້ອງ, [VănNi! Nọng xi pay diểm giam

Phò mè năm ại bò nọng ?] (Văn Ni! Em sẽ đi thăm ông bà cùng anh không em ?)

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu và đối chiếu. Tôi nhận thấy vấn đề dùng từ xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình Lào và Việt Nam có điểm tương đồng với nhau. Có những cách xưng hô được dùng trong những hoàn cảnh cũng giống nhau.

Khi xưng hô giữ vợ và chồng thì cả hai bên đều thể hiện thái độ tôn trọng ẫn nhau qua cách dùng ngôn ngữ. Với xưng hô như vậy ta hoàn toàn thấy được sự đa dạng phong phú trong ngôn từ của người Việt và nười Lào. Qua những từ ngữ dùng để xưng hô ta thấy được tình cảm của một cặp vợ chồng trong gia đình. Đó là điểm tương đồng lớn nhất giữa các từ xưng hô hai nước. Bên cạnh đó cũng có những sự khác biệt trong một số từ hay với ngôn từ người Lào ta thấy được vốn từ không phong phú hơn Việt Nam. Tuy nhiên khác biệt đó không lớn. Khi xưng hô có một số từ được dùng với hoàn cảnh giống nhau.

Một phần của tài liệu Từ xưng hô trong tiếng lào và tiếng việt (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)