đến giảm nghèo đa chiều
2.3.2.1. Các yếu tố chủ quan
- Thứ nhất, Sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện
chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động để nâng cao thu nhập thực tốt xoá đói giảm nghèo: Tăng cường sự chủ động của chính quyền địa phương về các chính sách dành cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động trẻ tại các khu công nghiệp, người lao động lớn tuổi được dạy nghề miễn phí, được hướng dẫn tự sản xuất kinh doanh và liên kết doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất,… Có thể thấy, từ sự chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, những yêu cầu của nghề nghiệp và thị trường lao động, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nắm bắt những khó khăn trong học nghề của người lao động góp phần nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo được giới thiệu, vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề và được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề được tăng lên.
- Thứ hai: Sự chủ động học nghề, tìm việc làm của người lao động để nâng cao thu nhập và chủ động thoát nghèo của người dân: Người lao động chủ động học nghề và tìm kiếm việc làm có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao thu nhập và chủ động thoát nghèo của người dân. Trên thực tế, người lao động sau đào tạo nghề có thể tự tìm việc làm qua nhiều kênh khác nhau như qua các kênh thông tin, tuyển dụng tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; qua sự giới thiệu của các trung tâm dịch vụ việc làm,... để tìm được công việc cũng như thu nhập ổn định. Như vậy, nhu cầu tự thân của người lao động về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo nghề. Để từ đó tạo ra thu nhập, chủ động vươn lên thoát nghèo.
- Thứ ba, một số chính sách giảm nghèo của Đảng và nhà nước ta chưa thực sự phù hợp: Có nhiều chính sách chồng chéo tạo ra tâm lý trông chờ ỷ lại của người dân vào chính sách của nhà nước; dẫn đến người dân thiếu tính chủ động trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, chủ động vươn lên thoát nghèo.
2.3.2.2. Các yếu tố khách quan
- Thứ nhất, Điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương: Quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang môi trường công nghiệp hóa chậm, tốc độ đô thị hoá ở các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao chưa đáp ứng được yêu cầu việc làm và thu nhập cho người lao động. Do vậy, điều kiện KT-XH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo nghề và hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn không chỉ ở hiện tại mà còn là giải quyết việc làm cho người lao động về lâu dài cùng với tiến trình của việc xoá đói giảm nghèo ở các địa phương.
- Thứ hai, Cơ chế, chính sách cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Những chính sách cho vay vốn với các hộ gia đình; cho vay vốn trong hỗ trợ đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm mới với thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, các thủ tục cho vay vốn đào tạo nghề với đòi hỏi rất chặt chẽ về mức vay, điều kiện cho vay, thời gian vay vốn, cho nên việc số người được vay vốn chưa nhiều, dẫn tới kết quả giải quyết việc làm cho lao động hiện còn những bất cập.
- Thứ ba, tác động từ thông tin trên các phương tiện truyền thông, báo chí:
Phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cơ hội cũng như việc và nhu cầu tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn. Điều đó cho thấy, dường như lao động nông thôn chưa thực sự quan tâm đến vai trò của truyền thông cũng như vai trò của báo chí trong định hướng học nghề, giới thiệu việc làm cũng như tuyển dụng lao động.
- Thứ tư, những tác động từ quá trình đầu tư của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có ảnh hưởng rõ nét đến nhu cầu đào tạo nghề của người lao động cũng như yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các cấp chính quyền.
- Thứ năm, Quá trình hội nhập quốc tế: Quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho lao động nông thôn được tham gia vào quá trình đào tạo nghề với những chương trình đào tạo tiên tiến, có sự tham gia đào tạo của nhiều doanh nghiệp lớn, đáp ứng quy luật cung cầu thị trường lao động.