- Thứ nhất, Tăng cường sự chủ động của chính quyền các địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động; chú trọng việc đào tạo nghề cho người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương và mọi người dân; tập trung cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề để troẻ thành công cụ hữu hiệu trong việc xoá đói giảm nghèo cho người dân; đan dạng hoá sinh kế và các hình thức học nghề, đào tạo nghề; nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của nhiều công ty, doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động.
- Thứ hai, (1)Xây dựng hệ thông đánh giá công tác đào tạo nghề cho người dân một cách khoa học và hiệu quả để người dân chủ động tham gia vào quá trình giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho người lao động. (2)Tâp trung xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động gắn với lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; lấy phương châm đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm giải quyết
tốt việc làm cho người lao động sau khi được học nghề. (3)Đẩy mạnh phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề; tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề tư thục. (4)Tăng cường hợp tác với các cơ sở dạy nghề có uy tín của Trung ương và các tỉnh bạn để đào tạo lao động kỹ thuật có tay nghề cao cho cả vùng. (5)Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người lao động với các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo.
- Thứ ba, Thực hiện đảm bảo và có hiệu quả chính sách bình đảng giới trong việc định hướng đào tạo nghề cho người lao động, xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng giới, định kiến về đào tạo cho người dân tộc, người lao động ở nông thôn và thành thị trong định hướng đào tạo nghề cho người lao động. Từ đó hình thành nên nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
- Thứ tư, Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân trong nhận thức về việc học nghề để chủ động tìn kiếm việc làm, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo.
- Thứ năm, Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc; thực hiện tốt việc vết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động; nâng cao công tác dự báo nhu cầu lao động của thị trường lao động để có chính sách phù hợp đối với công tác đào tạo nghề trong thời gian tới.
- Thứ sáu, (1) tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong việc tổ chức dạy nghề cho người dân. (2)Đẩy mạnh hơn nữa cơ chế phối kết hợp giữa trung tâm học tập cộng đồng xã và các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nghề cho người lao động. (3) Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động sau đào tạo; xây dựng cơ chế liên kết dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp: doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng đào tạo với cơ sở dạynghề, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước; khuyến khích và hỗ trợ các hình thức phối hợp đa dạng giữa các trường nghề, trung tâm dạy nghề với các địa phương khác trong đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, nhất là các kỹ năng nghề nghiệp theo yêu
cầu của doanh nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động theo nhu cầu thực tế của phát triển sản xuất, kinh doanh trong các ngành, nghề ưu tiên phát triển trên địa bàn.
- Thứ bảy, (1) Tập trung các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cho hệ thống các cơ sở dạy nghề. (2)Nghiên cứu xây dựng quỹ hỗ trợ công tác đào tạo nghề bằng ngân sách địa phương để có thêm nguồn lực đầu tư và hỗ trợ phát triển khi nguồn kinh phí Trung ương cấp về muộn hoặc quá thấp so nhu cầu thực tế. (3)Huy động, lồng ghép các nguồn lực (ngân sách trung ương, địa phương), các chương trình, dự án, đề án khác và khuyến khích các nguồn xã hội hóa thực hiện dạy nghề cho người lao động. (4) Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình đề án, dự án để huy động các nguồn kinh phí cho đào tạo nghề.