Quan hệ giữa lao động qua đào tạo nghề và nghèo đa chiều ở vùng Tây

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 105 - 115)

Tây Bắc

4.4.4.1. Mối quan hệ giữa lao động qua đào tạo nghề và chiều thiếu hụt của nghèo đa chiều

Hệ số tương quan giữa hai biến số phản ánh mối quan hệ giữa các cặp biến số có quan hệ với nhau hay không, nếu hệ số mang dấu dương thì phản ánh quan hệ cùng chiều và dấu âm phản ánh quan hệ ngược chiều. Kết quả kiểm định hệ số tương quan được thể hiện ở phụ lục 1, cho thấy các hệ số tương quan đều khác 0 và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể bảng dưới đây cho thấy như sau:

Giữa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của hộ và trình độ giáo dục của người lớn và trẻ em có tương quan âm, hay nói cách khác nếu hộ có số lao động qua đào tạo nghề càng cao thì tỷ lệ thiếu hụt về giáo dục càng giảm.

Hệ số tương quan giữa lao động qua đào tạo nghề của hộ với tiếp cận dịch vụ y tế mang dấu dương cho thấy rằng mối quan hệ giữa lao động qua đào tạo nghề của hộ với việc tiếp cận dịch vụ y tế có quan hệ cùng chiều điều đó có nghĩa là nếu hộ có số lao động qua đào tạo nghề càng cao thì tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ y tế càng tăng.

Các hệ số tương quan liên quan giữa lao động qua đào tạo nghề của hộ với các tiêu chí về nhà ở như chất lượng nhà ở, diện dích nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh đều có mối tương quan âm cho biết nếu hộ có số lao động qua đào tạo nghề càng nhiều thì tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng, số lượng nhà ở cũng như nguồn nước sinh hoạt và các điều kiện về hố xí hợp vệ sinh càng giảm.

Tương tư như vậy các tiêu chí trong nghèo đa chiều về sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin cũng có quan hệ ngược chiều với lao động qua đào tạo nghề của hộ điều đó có nghĩa là nếu hộ có số lao động qua đào tạo nghề càng nhiều thì việc sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như việc sử dụng tài sản phục vụ tiếp cận thông tin càng tăng hay nói cách khác là tỷ lệ thiếu hụt về việc sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin càng giảm.

Bảng 4.16. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của hộ Tiêu chí thiếu hụt Hệ số tương quan

Trình độ giáo dục của người lớn -0.105 Tình trạng đi học của trẻ em -0.036 Tiếp cận dịch vụ y tế 0.015 Tham gia bảo hiểm y tế -0.006 Chất lượng nhà ở -0.101 Diện tích nhà ở -0.056 Nguồn nước sinh hoạt -0.070 Hố xí hợp vệ sinh -0.174 Sử dụng dịch vụ viễn thông -0.058 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin -0.089

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018 Có thể thấy nếu phân chia các hộ gia đình theo tình trạng nghèo thì các hộ càng nghèo thì tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ càng thấp. Năm 2014, với các hộ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều thì chỉ có 0,44% (chưa đến 1%) số lao động trong hộ là có tham gia qua đào tạo nghề, con số này đối với các hộ cận nghèo là 1,41% nhưng đối với các hộ không nghèo thì tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của hộ lên tới 7,29%. Đến năm 2018, các tỷ lệ về số lao động qua đào tạo nghề trong các hộ phân theo tình trạng nghèo có xu hướng giảm xuống nhưng với số liệu thu được có thể thấy được vai trò rất to lớn của việc đào tạo nghề đối với việc giảm nghèo đặc biệt là đối với quá trình giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc. Tỷ lệ người lao động trong hộ tham gia đào tạo nghề càng nhiều thì tỷ lệ các hộ rơi vào tình trạng không nghèo càng cao. Chính vì vậy, cần có những chính sách tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu về lợi ích của đào tạo nghề, nhằm tạo ra sinh kế cho họ để họ nhanh chóng thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

Đơn vị: %

Hình 4.18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ phân theo tình trạng nghèo

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.4.2. Trình độ đào tạo của chủ hộ và thiếu hụt trong giáo dục

Tỷ lệ thiếu hụt trình độ giáo dục của người lớn đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây trong đó giảm sâu nhất đối với nhóm chưa qua đào tạo, còn nhóm cao đẳng, đại học gần như không có sự thay đổi gì nhiều.

Tỷ lệ thiếu hụt bình quân trình độ giáo dục của người lớn có xu hướng giảm vào những năm cuối của chu kỳ nghiên cứu. Nếu như năm 2014, tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn là 14,14% thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã giảm tới 4,83% chỉ còn ở mức 9,31%. Nếu chia theo trình độ đào tạo thì nhóm chưa qua đào tạo có tỷ lệ thiếu hụt được cải thiện nhiều nhất khi giảm tới 5,1% tình trạng thiếu hụt về giáo dục ở người lớn, trong khi đó đối với nhóm đào tạo nghề các cấp tỷ lệ thiếu hụt cũng giảm nhưng ít hơn với mức giảm 3,85%. Với những con số trên đây có thể thấy, trong những năm gần đây chính quyền địa phương vùng Tây Bắc đã tập trung rất nhiều cho đào tạo đối với những người chưa có bằng cấp chuyên môn, chưa qua đào tạo. Bởi thực tế, đây là những người yếu thế trong xã hội, họ dễ bị tổn thương nhất và cũng là nhóm người cần được xã hội quan tâm nhất. Nâng cao thu nhập là một trong những

yếu tố để người dân thoát nghèo, nhưng cần có những chính sách để các hộ dân thoát nghèo bền vững để không tái nghèo do đó tập trung vào những đối tượng chưa qua đào tạo, khuyến khích, tạo niềm tin, sự khích lệ, trang bị cho họ nghề nghiệp trong tay để họ có thể có tự tạo ra thu nhập, giảm bớt sự lệ thuộc vào các tổ chức, đoàn thể là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn đối với nhóm đào tạo nghề các cấp tuy có giảm ít hơn so với nhóm chưa qua đào tạo nhưng đến năm 2018 tỷ lệ thiếu hụt đối với nhóm đối tượng này chỉ còn khoảng chưa đến 1% cũng là một nỗ lực rất lớn đối với các cấp chính quyền vùng Tây Bắc trong giai đoạn nghiên cứu. Đào tạo nghề là không chỉ là cơ hội để người lao động tăng thu nhập cho bản thân mình mà còn có thể tạo điều kiện cho những người khác cùng phát triển khi gây dựng những mô hình liên kết với nhiều người khác nhau.

Bảng 4.17: Tỷ lệ thiếu hụt giáo dục bình quân theo trình độ đào tạo

Đơn vị: %

Nhóm tiêu chí về giáo dục 2014 2018

Trình độ giáo dục của người lớn 14.14 9.31 Chưa qua đào tạo 16.58 11.48 Đào tạo nghề các cấp 4.76 0.91 Cao đẳng, đại học 0.00 0.00 Tình trạng đi học của trẻ em 0.71 0.77 Chưa qua đào tạo 0.88 0.96 Đào tạo nghề các cấp 0.00 0.00 Cao đẳng, đại học 0.00 0.00

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

Tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em không những không giảm mà còn tăng tuy nhiên mức độ tăng không nhiều.

Với trẻ em chủ yếu thuộc đối tượng chưa qua đào tạo, nếu như năm 2014 tỷ lệ thiếu hụt cho trẻ em được đến trường chỉ là 0,88% thì đến năm 2018 thì tỷ lệ này có tăng thêm đôi chút lên mức 0,96%. Trẻ em là tương lai của đất nước, việc tỷ lệ trẻ em không được đến trường tăng lên có thể do trong giai đoạn 2014-2018 tỷ lệ sinh của vùng Tây Bắc cao do đó số lượng trẻ em tăng lên nhanh chóng vì vậy các cơ sở

giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ngoài ra, một lý do nữa cũng cần được đề cập tới đó là do người dân quá nghèo không có tiền để cho con cái đến trường vì thế mà tỷ lệ thiếu hụt tình trạng đi học của trẻ em có tăng lên vào cuối giai đoạn nghiên cứu.

4.4.4.3. Trình độ đào tạo của chủ hộ và thiếu hụt trong y tế

Tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế đã giảm đáng kể trong những năm gần đây trong đó giảm nhiều nhất ở trình độ đào tạo nghề các cấp.

Được tham gia bảo hiểm y tế là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân. Tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế giảm qua các năm điều đó chứng tỏ người dân được tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với nhóm đối tượng có trình đạo đào tạo nghề các cấp, tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế được cải thiện rõ rệt nhất, đến năm 2018 tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng này chỉ khoảng 0,53%, giảm 2,95% so với năm 2014, trong khi đó đối với nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học, quá trình giảm không nhiều chỉ khoảng 0,72%.

Các hộ gia đình có người lao động tham gia đào tạo nghề, được tham gia vào các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp từ đó họ hiểu được vai trò và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. Hơn nữa, với những quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế thì người lao động khi làm việc tại các cơ quan xí nghiệp từ 3 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm y tế đây cũng là một trong những lý do khiến cho số người, số hộ dân tham gia bảo hiểm y tế của vùng Tây Bắc tăng lên trong những năm gần đây điều này làm cho tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiêm y tế cung giảm đi.

Mặt khác, chủ hộ là người có trình độ cao đẳng, đại học là những người có trình độ, có nhận thức tốt hơn nhưng đối tượng còn lại, do đó họ nhận thức rất tốt và rõ ràng về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế vì vậy tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế đối với những người có trình độ cao đẳng, đại học thường thấp nhất và đến năm 2018 tỷ lệ thiếu hụt về bảo hiểm y tế của nhóm cao đẳng, đại học chỉ khoảng 0,83% trong khi đối với nhóm chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức cao là 2,59%. Vì vậy, cần có sự quan tâm hơn nữa trong đối với nhưng người chưa qua đào tạo trong việc tham gia bảo hiểm y tế, cần có nhiều chính sách ưu đãi để họ có thể tham gia bảo hiểm y tế đặc biệt là bảo hiểm y tế tự nguyện.

Đơn vị: %

Hình 4.19: Tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế theo trình độ đào tạo

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.4.4. Trình độ đào tạo của chủ hộ và thiếu hụt về nhà ở

Cũng giống như phần trên, tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở có xu hướng giảm trong những năm gần đây và nhóm trình độ cao đẳng, đại học có tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất, tuy nhiên đối với tiêu chí về nhà ở thì nhóm đối tượng chưa qua đào tạo được nâng cao hơn cả.

Về chất lượng nhà ở, nhóm đối tượng chưa qua đào tạo có tỷ lệ thiếu hụt giảm đáng kể, từ 18% vào năm 2014 xuống còn 13,23% vào năm 2018 tức là giảm gần 5%. Đối với trình độ đào tạo nghề các cấp và cao đẳng, đại học mức thiếu hụt cũng được cải thiện với tỷ lệ giảm tương ứng là 4,06% và 0,97%.

Về diện tích nhà ở, cũng giống như về chất lượng nhà ở tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn tuy nhiên so với chất lượng nhà ở thì việc cải thiện không nhiều nhưng tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở còn rất thấp đặc biệt đối với nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học thì gần như không thiếu nhà cửa để sinh hoạt.

Đơn vị: %

Hình 4.20: Tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở theo trình độ đào tạo

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018 Đơn vị: %

Hình 4.21: Tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở theo trình độ đào tạo

Có thể thấy rằng, nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học là những người có trình độ cao hơn, đồng nghĩa có thu nhập tốt hơn so với các nhóm còn lại vì thế họ quan tâm đến số lượng và chất lượng nhà ở của mình hơn. Ngoài ra, do được đào tạo bài bản có trình độ hơn vì thế thu nhập của họ cao hơn do đó họ sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng, cải tạo nhà cửa. Tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở đối với nhóm chưa qua đào tạo tuy có sự cải thiện nhưng vẫn còn ở mức khá cao khi đến năm 2018 tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở của nhóm đối tượng này vẫn ở mức 13,23%. Những người chưa qua đào tạo thường không có chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu dựa vào đồng ruộng hoặc làm các công việc tự do nên kinh tế còn nhiều eo hẹp do đó để cải thiện chất lượng nhà ở hay mở rộng diện tích nhà ở thường ít được quan tâm, đôi khi còn có tư tưởng chây ỳ, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Chính vì vậy, để quá trình giảm nghèo đa chiều được diễn ra nhanh chóng, đồng bộ các chính sách cần quan tâm đến đối tượng chưa qua đào tạo nghề, trang bị cho họ vốn kiến thức trong làm ăn, canh tác để họ sớm thoát nghèo, và không còn lệ thuộc vào Nhà nước nữa, bớt đi gánh nặng cho xã hội.

4.4.4.5. Trình độ đào tạo của chủ hộ và thiếu hụt về điều kiện sống

Tỷ lệ thiếu hụt về điều kiện sống qua các năm có xu hướng giảm nhưng không đáng kể chỉ chưa đến 1%. Nếu như về nhà ở thì nhóm người chưa qua đào tạo có sự cải thiện nhiều nhất thì đối với điều kiện sống nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học được cải thiện nhiều hơn cả.

Về tiêu chí nguồn nước sinh hoạt, hầu hết tỷ lệ thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt ở các trình độ đều giảm nhưng đối với trình độ đào tạo nghề các cấp thì tỷ lệ thiếu hụt có xu hướng tăng nhưng rất ít chỉ khoảng 0,25%. Như đã phân tích ở trên, việc cải thiện về nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân vùng Tây Bắc trong giai đoạn nghiên cứu là không nhiều, đặc biệt vào năm 2018 có tới 13,13% số hộ dân có lao động chưa qua đào tạo chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt, cao hơn so với nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học gần 4 lần (tỷ lệ thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt của nhóm có trình độ cao đẳng, đại học chỉ khoảng 3,66% vào năm 2018). Nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân, do đó các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới điều kiện sống của người dân đặc biệt là những gia đình khó khăn, chưa qua đào tạo. Cần cải thiện điện đường trường trạm để đưa nước máy, nước sinh hoạt đến với từng người dân để một mặt nâng cao điều kiện sống mặt khác giúp các hộ dân có thói quen ăn ở hợp vệ sinh hơn.

Về tiêu chí hố xí hợp vệ sinh, với kết quả nghiên cứu có thấy trung bình chung thì có tới trên 32% số hộ dân vùng Tây Bắc đang thiếu hố xí hợp vệ sinh trong đó đối với những hộ có các lao động chưa qua đào tạo thì tỷ lệ này lên tới gần 40%. Tỷ lệ

thiếu hụt về hố xí hợp vệ sinh đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng rất thấp, thậm chí những người có trình độ cao đẳng, đại học cũng có tỷ lệ thiếu hụt về hố

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)