Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm và thu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 115)

nhập và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc

4.5.1. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm và thu nhập thu nhập

4.5.1.1. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của người lao động

Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mô hình tác động của lao động qua đào tạo nghề tới cơ hội việc làm

(1) (2)

Tên biến Giải thích biến paidjob Marginal effects

2.CMKT Sơ cấp 1.414*** 0.200*** (0.00359) (0.000675) 3.CMKT Trung cấp 2.530*** 0.436*** (0.00235) (0.000480) 4.CMKT Cao đẳng 3.035*** 0.541*** (0.00347) (0.000670)

(1) (2)

Tên biến Giải thích biến paidjob Marginal effects

5.CMKT Đại học 3.936*** 0.693*** (0.00356) (0.000492) married Đã kết hôn -0.494*** -0.0478*** (0.00218) (0.000210) 2.gender Nữ -0.723*** -0.0690*** (0.00153) (0.000143) 2.ttnt Nông thôn -0.947*** -0.114*** (0.00189) (0.000270) age Tuổi 0.183*** 0.0177*** (0.000416) (4.01e-05) age2 Tuổi bình phương -0.00269*** -0.000260***

(5.38e-06) (5.19e-07) 2014.year Năm 2014 -0.0366*** -0.00330*** (0.00290) (0.000261) 2015.year Năm 2015 0.202*** 0.0194*** (0.00283) (0.000270) 2016.year Năm 2016 0.281*** 0.0274*** (0.00278) (0.000270) 2017.year Năm 2017 -0.0813*** -0.00726*** (0.00325) (0.000290) 2018.year Năm 2018 0.493*** 0.0506*** (0.00272) (0.000278) Constant Hằng số -3.574*** (0.00748) Observations Số quan sát 318,284 318,284

Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- Tác động của biến chuyên môn kỹ thuật tới cơ hội việc làm có hưởng lương:

Nhóm không bằng cấp chứng chỉ được đặt là biến cơ sở khi so sánh giữa các biến giả, biến trình độ đào tạo sơ cấp được thể hiện thông qua biến giả CMKT2 trong mô hình, đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng và đại học được thể hiện lần lượt qua biến CMKT3, CMKT4, CMKT5, kết quả ước lượng các biến này đều có ý nghĩa thống kê.

Với nền kinh tế thị trường phát triển, những người có trình độ chuyên môn càng cao, càng có nhiều cơ hội việc làm. Với hệ số ước lượng của các biến chuyên môn kỹ thuật đều có hệ số dương và tăng dần từ trình độ sơ cấp đến trung cấp đã chỉ ra rằng với người lao động không có chuyên môn kỹ thuật thì xác suất tìm được việc làm công ăn lương thấp hơn so với người lao động có trình độ sơ cấp là 0.2, thấp hơn so với người lao động có trình độ từ trung cấp là 0.436, thấp hơn so với người lao động có trình độ cao đẳng là 0.541 và cuối cùng thấp hơn so với người lao động có trình độ từ đại học trở lên là 0.693. Điều này chứng tỏ rằng xác suất để một lao động qua đào tạo nghề tìm được việc làm công ăn lương khả quan hơn nhiều so với những người lao động không có chuyên môn kỹ thuật, trong đó những người có trình độ, được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên có cơ hội tìm kiếm việc làm cao nhất hay nói cách khác cơ hội việc làm tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Theo kết quả này, nhà nước cần xây dựng chính sách tập trung vào đào tạo nghề có trình độ chuyên môn, không chỉ làm việc thuần túy bằng chân tay mà cần có sự kết hợp giữa lao động thủ công với tiến bộ của khoa học công nghệ. Trong nghiên cứu này, người lao động qua đào tạo nghề có trình độ từ trung cấp trở lên có khả năng tìm kiếm việc làm rất dễ dàng, tuy vậy cũng tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như trong thời gian qua. Vì vậy cũng cần phân loại người lao động ngay từ quy trình đánh giá chất lượng đầu vào, nếu người lao động thực sự có năng lực có thể khuyến khích học những cấp học cao hơn, còn lại có thể tập trung đào tạo nghề đặc biệt là nghề cần kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội, đây cũng là một hướng đi tốt để cho các lao động đã qua đào tạo nghề xác định công việc của mình trong tương lai.

- Tác động của biến tình trạng hôn nhân tới cơ hội việc làm có hưởng lương:

Biến “married” có hệ số ước lượng bằng - 0.0478 <0 thể hiện xác suất để người lao động đã kết hôn tìm kiếm được việc làm có hưởng lương thấp hơn so với người lao động còn độc thân. Trên thực tế, người lao động đã lập gia đình đặc biệt là đối với phụ nữ thì cơ hội để tìm được việc làm hưởng lương là không cao. Các doanh nghiệp thường có tâm lý e ngại khi tuyển dụng những lao động đã kết hôn bởi thông thường khi đã có gia đình người lao động thường bị phân tán tư tưởng và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và con cái do đó không thể dành toàn tâm toàn ý cho công việc như

các lao động còn độc thân. Yếu tố gia đình cũng ảnh hưởng đáng kể tới công việc của người lao động. Ngoài ra, người lao động Việt Nam nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng vẫn còn giữ phong cách làm việc kiểu gia đình, làng xã chưa hình thành tác phong làm ăn công nghiệp vì thế trong gia đình có bất kỳ việc gia đình dù to hay nhỏ họ đều tính đến việc nghỉ làm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cả một dây chuyền sản xuất phía sau. Vì vậy, để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài việc trang bị cho mình kỹ năng nghề cần thiết, người lao động cũng cần phải làm quen dần với phong thái làm việc chuyên nghiệp khi đó thì hiệu quả công việc mới dần được cải thiện từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động hơn.

- Tác động của biến giới tính tới cơ hội việc làm có hưởng lương: Nhìn vào hệ số ước lượng của biến giả “gender” có thể cho biết rằng xác suất để lao động nữ đã qua đào tạo nghề tìm kiếm cơ hội việc làm thấp hơn nam giới (hệ số ước lượng là - 0.069). Tây Bắc là vùng địa hình đồi núi, chủ yếu chú trọng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến chế tạo, vì vậy nghề nghiệp ở đây phù hợp với nhu cầu và thể trạng của lao động nam hơn. Còn đối với lao động nữ thì thường phù hợp với những nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như ngành dệt may, da giầy… Phần lớn các lao động nữ ở vùng Tây Bắc đều là lao động có trình độ học vấn thấp và chưa qua đào tạo nghề. Vì vậy, cần có chính sách phát triển đào tạo nghề gắn liền với việc tạo việc làm cho người lao động. Các hoạt động đào tạo nghề ngoài việc hướng tới mục tiêu tạo ra đội ngũ người lao động có kỹ năng, có kinh nghiệm cho những ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước mà còn cần hướng tới mục tiêu kinh tế nhắm vào khu vực công nghiệp và dịch vụ đảm bảo hằng năm tạo được nhiều công ăn việc làm có hàm lượng công nghệ, hàm lượng tri thức cao.

- Tác động của biến giả khu vực thành thị, nông thôn tới cơ hội việc làm có hưởng lương: Kết quả ước lượng của biến “ttnt” có giá trị âm được hiểu rằng có sự khác biệt về cơ hội việc làm giữa người lao động ở thành thị vào nông thôn. Theo đó, xác suất để người lao động ở khu vực nông thôn có việc làm thấp hơn so với người dân ở thành thị. Có thể nói rằng đối với người lao động ở nông thôn chủ yếu dựa vào đất nông nghiệp, canh tác trên chính mảnh đất của mình nhưng việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thổ nhưỡng của vùng. Những lao động ở nông thôn lại không có trình độ chuyên môn, không được qua đào tạo nghề vì thế họ khó có thể được các nhà tuyển dụng chấp nhận, nếu có đi chăng nữa thì sẽ là những công việc giản đơn thu nhập thấp vì thế dễ dẫn đến tâm lý chán nản cho người lao động. Còn những lao động ở thành phố, nếu có thất nghiệp họ vẫn có thể làm nghề tự do, kinh

doanh buôn bán nhỏ để mưu sinh, cơ hội tìm kiếm việc làm ở thành thị vẫn tốt hơn nông thôn. Vì vậy, việc đào tạo nghề cần được triển khai rộng rãi cả ở thành thị và nông thôn, để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân đồng thời nâng cao mức sống, cải thiện cuộc sống cho người lao động.

- Tác động của biến tuổi đến cơ hội có việc làm hưởng lương: Theo kết quả ước lượng từ Điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy, biến “age” có hệ số ước lượng là 0.0177>0 cho biết cơ hội có việc làm của người lao động qua đào tạo nghề càng lớn khi tuổi của họ tăng lên. Điều này đúng khi mà những người lao động lớn tuổi là những người đã được tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất, các doanh nghiệp sẽ cần những lao động này để truyền đạt những hiểu biết vốn có cho những lao động trẻ để tăng năng suất lao động. Thâm niên công việc cũng là nhân tố tấc động mạnh đến cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề bởi vì đặc điểm thực hành và tay nghề của người lao động phát triển qua thời gian, năng suất lao động và tiền lương cũng thay đổi theo. Xu thế chung là quan hệ thuận chiều giữa thâm niên, tuổi đời với tiền lương, thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động càng lớn tuổi thì đồng nghĩa với việc sức lao động cũng giảm đi, họ thường gặp những hạn chế về sức khỏe vì thế cơ hội việc làm của họ cũng sẽ giảm đi. Điều này có nghĩa cơ hội việc làm của người lao động sẽ tăng đến một mức nào đó cùng với tuổi của họ, nhưng vượt qua ngưỡng này thì cơ hội việc làm sẽ giảm đi do điều kiện về sức khỏe, tuổi tác. Cơ hội việc làm của người lao động đạt tới mức cao nhất khi đạo hàm bậc nhất của biến xác xuất có cơ hội việc làm theo biến tuổi bằng 0. Trong nghiên cứu này, hệ số ước lượng của biến age2 = -0.00026, còn biến age = 0.0177, vậy người lao động có cơ hội việc làm cao nhất ở tuổi 34 (= 0.0177/ 2*0.00026), sau đó cơ hội sẽ giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Với lao động qua đào tạo nghề, do đặc thù nghề nghiệp phải lao động chân tay, trực tiếp sản xuất nhiều cho nên đến độ tuổi từ sau 34 tuổi thì cơ hội để họ tìm được việc làm mới sẽ càng giảm Cuộc đời mỗi người chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn chưa thành niên, giai đoạn thành niên và giai đoạn cao niên. Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn sung sức nhất, cao niên thường là chỉ thời kỳ mà con người ở vào giai đoạn cuối cuộc đời. Ở giai đoạn cao tuổi, con người có những đặc điểm tâm sinh lý khác với giai đoạn tuổi trẻ. Sau một thời gian lao động, cùng với quy luật sinh học tự nhiên của con người, người lao động cao tuổi xuất hiện những biểu hiện của sự suy giảm các chức năng tâm sinh lý và chức năng làm việc, các phản xạ chậm hơn và có phần kém đi, họ cần được nghỉ ngơi. Tuy vậy, trong thực tế có nhiều người lao động cao tuổi mong muốn được tiếp tục làm việc, được tiếp tục cống hiến và tham gia các hoạt động xã hội để có thêm thu nhập. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy trong

chính sách đào tạo nghề cần quan tâm đến độ tuổi của người lao động để có thể phát huy hết được tiềm năng, sức khỏe của họ đặc biệt là người lao động sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm, không còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

- Tác động của biến năm đến cơ hội có việc làm hưởng lương: Trong mô hình

nghiên cứu năm 2014 được chọn là năm cơ sở để làm căn cứ so sánh với các năm khác trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả ước lượng của biến năm trong mô hình cho thấy hệ số ước lượng của năm 2014 và 2017 mang dấu âm, các năm còn lại mang dấu dương tức là có những năm cơ hội việc làm của người lao động tăng lên so với năm 2013 nhưng có những năm xác xuất để người lao động có việc làm lại thấp hơn so với năm 2013. Điều này thể hiện chính sách đào tạo nghề của nhà nước có tác động tới cơ hội có việc làm hưởng lương của người lao động khác nhau qua các năm do vậy xác suất để người lao động có việc. Chính vì vậy, để chính sách đào tạo nghề đến gần hơn với người lao động, cùng với sự ra đời của chính sách thì một lượng lớn người lao động được có thêm công ăn việc làm, có thu nhập và thoát nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội thì người làm chính sách phải thực sự đặt mình vào người lao động, tìm hiểu nhu cầu thị trường, mục đích học nghề của người lao động, các chương trình đào tạo phải gắn với thực tiễn để người học làm được việc ngay sau khi ra trường mà không cần phải đào tạo lại, có sự chung tay góp sức, đồng lòng của Nhà nước - Nhà trường – Nhà doanh nghiệp có như vậy thì cơ hội có việc làm sau khi học nghề sẽ không còn quá xa vời với người học.

4.5.1.2. Tác động đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động

Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mô hình tác động của đào tạo nghề tới thu nhập của người lao dộng

Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân)

age Tuổi 0.0570***

(0.000901)

age2 Tuổi bình phương -0.000653***

(1.05e-05)

2.CMKT Sơ cấp 0.163***

(0.0118)

3.CMKT Trung cấp 0.132***

Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân) 4.CMKT Cao đẳng 0.227*** (0.0114) 5.CMKT Đại học 0.242*** (0.0125) married Đã kết hôn 0.0618*** (0.00611) ttnt1 Thành thị 0.120*** (0.00518) 2.gender Nữ -0.266*** (0.00418) 2.branch Ngành thủy sản 0.105*** (0.0250)

3.branch Công nghiệp khai khoáng 0.837***

(0.0215)

4.branch Công nghiệp chế biến, chế tạo 0.725***

(0.0104)

5.branch Sản xuất, phân phối điện ga, khí đốt và nước 0.730*** (0.0358)

6.branch Xây dựng 0.790***

(0.00860)

7.branch Thương nghiệp 0.823***

(0.0120)

8.branch Khách sạn, nhà hàng 0.889***

(0.0180)

9.branch Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 0.702*** (0.0146) 10.branch Dịch vụ khác 0.616*** (0.0124) 1.occup_9 Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 0.645*** (0.0182)

2.occup_9 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 0.577***

Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân)

3.occup_9 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 0.519***

(0.0147)

4.occup_9 Nhân viên trợ lý văn phòng -0.0736***

(0.0192)

5.occup_9 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 0.256***

(0.0116)

6.occup_9 Lao động có kỹ năng trong nông lâm thủy sản -0.0494*** (0.00717)

7.occup_9 Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan 0.146*** (0.00933)

8.occup_9 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 0.342*** (0.0130)

2.LHDN2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 0.0192*

(0.0107)

3.LHDN2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0.221*** (0.0229) 2014.year Năm 2014 0.246*** (0.0115) 2015.year Năm 2015 0.142*** (0.00967) 2016.year Năm 2016 0.297*** (0.00966) 2017.year Năm 2017 0.432*** (0.0108) 2018.year Năm 2018 0.459*** (0.00961) Constant Hằng số 5.849*** (0.0225) Observations Số quan sát 135,976 R-squared 0.448

Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

- Tác động của biến tuổi tới thu nhập của lao động qua đào tạo nghề: Biến “age” thể hiện tuổi của người lao động có hệ số hồi quy là 0.057 có ý nghĩa thống kê ở mức 99% cho biết rằng thu nhập của người lao động ở vùng Tây Bắc có quan cùng chiều với tuổi của họ có nghĩa là người lao động có độ tuổi càng cao thì thu nhập càng cao. Thực tiễn cho thấy, người lao động càng lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, lao động, học tập và có nhiều vốn tích lũy, cũng như tài sản vì thế biến tuổi sẽ có tác động tích cực tới thu nhập của họ.

Tuy vậy, người lao động khi lớn tuổi cũng đồng nghĩa với việc sức lao động cũng sẽ bị suy giảm đồng nghĩa thu nhập cũng sẽ giảm đi. Do đó, thu nhập của họ sẽ tăng cùng với tuổi đến một ngưỡng nào đó sau đó sẽ giảm khi tuổi tăng lên. Ngưỡng của biến tuổi được tìm thấy khi xét đạo hàm bậc nhất của cả hai bên với tuổi, ta có:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)