Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 97 - 105)

Phần này luận án sử dụng số liệu VHLSS để phân tích biến động về tỷ lệ nghèo đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018.

Nhìn vào bảng 4.21 cho biết giai đoạn 2014-2018 số gia đình rơi vào tình trạng

nghèo và cận nghèo vùng Tây Bắc đều có xu hướng tăngnhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận

nghèo lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tuy vậy sự thay đổi không đáng kể

qua các năm. Cụ thể như sau: Nếu như năm 2014 số hộ nghèo là 613 hộ thì đến năm

2018 số hộ nghèo tăng thêm gần 20 hộ đạt 632 hộ nghèo. Số hộ cận nghèo thì tăng nhiều hơn với 38 hộ từ 290 hộ từ năm 2014 tăng lên thành 328 hộ vào năm 2018 tức là tăng khoảng 13,1% so với năm 2014, trong khi đó số hộ nghèo chỉ tăng khoảng 3,18%. Sở dĩ số hộ nghèo và cận nghèo tặng lên nhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lại giảm xuống là do trong giai đoạn 2014-2018 số hộ gia đình vùng Tây Bắc tăng lên nhanh chóng và tốc độ tăng của số hộ gia đình vùng này nhanh hơn so với tốc độ tăng của số hộ nghèo và cận nghèo điều đó làm cho tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có xu hướng giảm vào năm cuối chu kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không nhiều (mức giảm chưa đến 2% đối với hộ nghèo và chỉ khoảng 0,07% đối với hộ cận nghèo).

Bảng 4.14: Thay đổi tỷ lệ nghèo đa chiều

2014 2018

Hộ nghèo Số hộ 613,048 632,569

Tỷ lệ % 20.13 18.21

Cận nghèo Số hộ 290,690 328,958

Tỷ lệ % 9.54 9.47

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

Các chiều thiếu hụt của hộ

Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc chênh lệch nhau khá xa ở các khía cạnh nhưng tỷ lệ thiếu hụt có xu hướng giảm trong những năm cuối giai đoạn nghiên cứu chứng tỏ việc tiếp cận các dịch vụ cũng như đời sống của người dân đã được nâng cao dần. Trong khi các tỷ lệ thiếu hụt về y tế và giáo dục ở trẻ em đã được quan tâm và đầu tư thì tỷ lệ thiếu hụt trong sinh hoạt của người dân như nguồn nước, chỗ ở cũng như trình độ giáo dục của người lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao.

Ở hầu hết các khía cạnh tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của năm 2018 đều thấp hơn so với năm 2014, chỉ duy nhất có yếu tố “Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin” là có

tỷ lệ năm 2018 tăng so với năm 2014 là 1% từ 5% năm 2014 lên 6% vào năm 2018. Trong những chiều tiếp cận của nghèo thì tỷ lệ thiếu hụt quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình thường chiếm tỷ lệ rất cao chẳng hạn như tỷ lệ thiếu hụt hố xí hợp vệ sinh vào năm 2014 lên tới 19,6% đến năm 2018 có giảm xuống đôi chút là 18,4%, ngoài ra tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt còn thiếu khoảng 15,5% vào năm 2014, cũng như tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở cũng như chất lượng nhà ở của các hộ gia đình trong năm 2014 còn rất cao lần lượt là 8,4% và 9,4%. Với những con số trên có thể thấy rằng những hộ dân vùng Tây Bắc đang rất thiếu thốn về mặt vật chất, chất lượng nhà ở cũng như đời sống sinh hoạt đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, mặc dù đã được các cấp các ngành cũng như chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư để sửa sang nâng cấp nhưng chất lượng nguồn nước, nhà ở, hố xí hợp vệ sinh vẫn là một trong những thứ thiếu hụt nghiêm trọng, cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

Trong khi đó tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn chiếm đến 16,3% vào năm 2014 nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống rõ rệt vào năm 2018 khi tỷ lệ thiếu hụt ở khía cạnh này chỉ còn 10,6%. Ở tất cả các khía cạnh về thiếu hụt tiếp cận nghèo đa chiều thì có thể thấy tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế và tình trạng đi học của trẻ em đã được chính quyền nơi đây làm tốt hơn hẳn thể hiện ở việc tỷ lệ thiếu hụt ở 2 khía cạnh này rất thấp. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn nghiên cứu thì giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực được các địa phương vùng Tây Bắc đặc biệt quan tâm và chú ý. Với nhiều chính sách dạy nghề được tập trung cho tất cả các đối tượng khác nhau nhằm tạo lập nghề nghiệp, hướng dẫn người dân cách tiếp cận nhiều lĩnh vực mới, bớt phụ thuộc vào nông nghiệp, lệ thuộc vào thiên nhiên từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân để từ đó các hộ dân thoát nghèo, từ nghèo lên cận nghèo rồi không còn nằm trong danh sách của hộ nghèo nữa. Với những thành quả như thế thì vai trò của đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người dân sẽ phát huy được tính nhân văn của nó, tạo cơ hội để các hộ dân thoát nghèo bền vững.

Hình 4.14: Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của hộ

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.3.1. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo khu vực

Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn rất rõ ràng, tỷ lệ các hộ dân rơi vào tình trạng nghèo hay cận nghèo ở nông thôn đều cao hơn rất nhiều so với ở thành thị. Mặt khác, cả tỷ lệ nghèo và cận nghèo ở nông thôn và thành thị đều có xu hướng giảm vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu.

Ở vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 9,54% trong tổng số hộ dân của vùng vào năm 2014, thì đến năm 2018 tỷ lệ về số hộ nghèo và cận nghèo chỉ còn khoảng 18,21% số hộ nghèo và 9,47% số hộ cận nghèo, số hộ nghèo giảm đi đáng kể so với năm 2014 là một trong những điểm sáng trong quá trình thoát nghèo của người dân nơi đây. Với số liệu này cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của vùng còn khá cao chiếm khoảng gần 30% vào năm 2014 và con số này đã giảm đi 3% vào năm 2018, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa thành thị và nông thôn.

Ở khu vực thành thị, tỷ lệ hộ nghèo là 3,39% vào năm 2014 thì đến năm 2018 chỉ còn khoảng 3,11% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo lại đang có xu hướng tăng lên khi năm 2014 chỉ khoảng 3,38% thì đến năm 2018 số liệu này là 5,46%. Điều này có thể có 2 lý do đó là: thứ nhất, do đời sống các hộ dân không được cải thiện, việc tiếp cận với các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh

hoạt… càng ngày càng thấp nên họ rơi vào mức cận nghèo, thứ hai có thể do mức sống của các hộ nghèo được cải thiện vì thế những hộ nghèo này được xếp vào hộ cận nghèo. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 24,38% vào năm 2014 và tỷ lệ này có giảm xuống đôi chút vào năm 2018 còn 21,98% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Còn tỷ lệ hộ cận nghèo của vùng Tây Bắc trong giai đoạn này cũng dao động từ 10,47% đến 11,11% và cũng có xu hướng giảm vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Có thể thấy rằng, tỷ lệ hộ nghèo của nông thôn cao hơn so với thành thị khoảng 7 đến 8 lần, trong khi tỷ lệ hộ cận nghèo cao hơn từ 2 đến 3 lần. Mặt khác, ở khu vực nông thôn vùng Tây Bắc thì tỷ lệ hộ gia đình rơi vào nghèo đói chiếm tới trên 30% dân số thậm chí năm 2014 tỷ lệ này còn lên tới gần 36%, con số này là rất cao. Có thể nói có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn điều này cho thấy thu nhập của người dân nông thôn ở đây thực sự rất thấp, và thấp hơn rất nhiều so với khu vực thành thị, hơn nữa thu nhập của họ rất bấp bênh vì vậy việc rơi vào nghèo đòi luôn thường trực, có thể năm nay là hộ cận nghèo nhưng khả năng năm sau có thể lại rơi vào hộ nghèo. Điều này cho thấy cần có sự nỗ lực, chung tay từ chính quyền tới sự ủng hộ của người dân để cùng nhau nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế cho người dân nông thôn để cùng nhau thoát nghèo.

Tây Bắc là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân nông thôn chiếm tỷ lệ cao, các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp là chính. Vì vậy, để các hộ gia đình thoát khỏi nghèo đòi, chính sách của Chính phủ cũng như của từng tỉnh cần quan tâm hơn nữa đối với các hộ dân ở khu vực nông thôn giúp họ thoát nghèo và giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo trở lại. Ngoài ra, cần trang bị cho người dân công cụ mưu sinh đó chính là các chính sách đào tạo nghề để họ tìm kiếm việc làm, chủ động thoát nghèo, không còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Để làm được điều đó, công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi của Nhà nước trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án được triển khai tới các tỉnh, các khu vực cần phải được thực hiện thường xuyên, phổ biến rộng rãi đến từng hộ dân để họ thấy được sự quan tâm của Nhà nước và những ưu đãi dành cho đối tượng nghèo.

Đơn vị: %

Hình 4.15: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo khu vực giai đoạn 2014-2018

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.3.2.. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ

Nhìn chung, hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới thường có tình hình kinh tế khả quan hơn do đó tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có chủ hộ là nam giới thường cao hơn so với hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới.

Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ là nam giới là 21,63% trong khi đó đối với chủ hộ là nữ giới chỉ là 13,96% tức là thấp hơn khoảng gần 8%, còn chênh lệch về tỷ lệ hộ cận nghèo có chủ hộ là nam giới và nữ giới chỉ 2%. Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ là nam giới giảm đi so với năm 2014 chỉ còn 19,64% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo có chủ hộ là nam giới lại tăng lên gần 1%. Với những con số vừa đươc nêu ra, phải chăng với chủ hộ là nữ giới thường có sự quán xuyến, lo toan công việc trong gia đình hơn vì thế mà thông thường chủ hộ là nữ giới kinh tế sẽ ổn định và đảm bảo hơn so với nam giới.

Đơn vị: %

Hình 4.16: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ giai đoạn 2014-2018

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.3.3. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo nhóm tuổi của chủ hộ

Có thể thấy rằng, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm dần khi số tuổi của chủ hộ tăng lên. Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm qua các năm, còn tỷ lệ hộ cận nghèo thì ngược lại, có xu hướng tăng qua các năm

Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều có xu hướng giảm khi số tuổi của chủ hộ tăng lên nhưng nếu xét trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018 có sự thay đổi về tỳ lệ hộ nghèo giữa các nhóm tuổi. Ở hầu hết các nhóm tuổi thì tỷ lệ hộ nghèo của năm 2018 đều thấp hơn so với năm 2014, tuy vậy ở nhóm tuổi từ 25 đến 29 tuổi thì tỷ lệ hộ nghèo đang có xu hướng tăng lên gần 9% từ 40,09% vào năm 2014 lên tới 49,63% vào năm 2018, ngoài ra ở độ tuổi từ 50 đến 54 tuổi và từ 55 đến 59 tuổi tỷ lệ hộ nghèo cũng tăng lên so với năm 2018 nhưng không nhiều. Một điểm đáng chú ý nữa là nếu như tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm vào cuối giai đoạn nghiên cứu thì tỷ lệ hộ cận nghèo lại có xu hướng tăng lên, và nhóm tuổi có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng mạnh nhất là nhóm tuổi từ 20 đến 24 tuổi. Nếu như năm 2014 tỷ lệ hộ cận nghèo của nhóm tuổi từ 20 đến 24 tuổi chỉ ở khoảng 1,54% thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã tăng thêm 15% lên mức 16,48%, cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi.

Có thể nói rằng, khi chủ hộ có tuổi đời càng cao, họ tích lũy được kinh nghiệm cuộc sống, thu nhập cũng được tích lũy qua các năm vì vậy mà kinh tế của các hộ gia

đình này thường ổn định hơn. Ngoài ra, khi chủ hộ ở nhóm tuổi trên 60 thì con cái trong gia đình cũng đã trưởng thành, có thể lo cho bản thân mình, không còn phụ thuộc quá nhiều vào chủ hộ, không những thế con cái họ đã đi làm, có thu nhập vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người của những hộ gia đình này thường cao trên mức chuẩn nghèo đã quy định. Trong khi đó, nhóm đối tượng có nhóm tuổi từ 20 đến 24 tuổi là chủ hộ thường là những người trẻ, mới đi làm hoặc mới xây dựng gia đình, họ không chỉ nuôi bản thân họ, mà còn phải gánh vác việc gia đình, lo cho con cái cho nên thu nhập để lại sau khi trừ đi các khoản chi tiêu trong gia đình thường không cao, đặc biệt lại là lao động ở vùng có nền kinh tế chưa thực sự phát triển thì lương hàng tháng thường sẽ không cao như các khu vực khác. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong thời gian tới, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần chú ý tới các lao động từ độ tuổi từ 20 đến 24 tuổi để đào tạo nghề, định hướng cho họ con đường đi đúng đắn, nâng cao thu nhập của đối tượng này, từng bước giúp họ thoát nghèo, không còn là gánh nặng cho xã hội

Bảng 4.15: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo nhóm tuổi của chủ hộ giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: %

Nghèo đa chiều Nghèo đa chiều Hộ nghèo Cận nghèo Hộ nghèo Cận nghèo

2014 2018 Từ 20-24 54.63 1.54 51.11 16.48 Từ 25-29 40.09 14.49 49.63 11.23 Từ 30-34 34.33 11.5 26.51 13.74 Từ 35-39 21.22 8.78 22.23 12.78 Từ 40-44 23.35 10.11 17.47 12.28 Từ 45-49 14.10 10.39 13.97 7.15 Từ 50-54 10.48 6.04 11.44 7.61 Từ 55-59 11.87 4.74 16.22 7.88 Từ 60 trở lên 13.69 13.21 10.94 6.41 Chung 20.13 9.54 18.21 9.47

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

4.4.3.4. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo nhóm dân tộc

Mặt dù, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giữa các nhóm dân tộc đều có xu hướng giảm qua các nhưng nhưng tỷ lệ này của nhóm người dân tộc cao hơn rất nhiều so với nhóm người Kinh/ Hoa

Đơn vị: %

Hình 4.17: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo nhóm dân tộc giai đoạn 2014-2018

Nguồn. Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc Kinh/Hoa chiếm khoảng 4,34% vào năm 2014 và giảm xuống còn 2,41% vào năm 2018, trong khi đó tỷ lệ hộ cận nghèo có tăng đôi chút chỉ khoảng 0,4%. So với nhóm dân tộc Kinh/Hoa thì tỷ lệ hộ nghèo của nhóm người dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều gấp khoảng 8 tới 9 lần. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của nhóm người dân tộc thiểu số có giảm nhưng còn chiếm tỷ lệ rất cao trong dân số với 35,62% vào năm 2014 và đến năm 2018 thì tỷ lệ này vẫn còn ở mức gần 33%.

Mặt khác, nếu như hộ gia đình rơi vào tình trạng nghèo đói của người dân tộc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)