Định hướng về đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc đến năm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 155 - 156)

5.1. Định hướng và mục tiêu về đào tạo nghề và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc đến năm 2025

5.1.1. Định hướng về đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc đến năm 2025 năm 2025

- Thứ nhất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc là đầu tư cho phát triển bền vững đi liền với xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

- Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 hướng tới nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý;

- Thứ ba, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của vùng đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; tâp trung đầu tư các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đạt chuẩn theo quy định. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động.

- Thứ tư, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo, chú trọng đối với trường chất lượng cao và các nghề đạt chuẩn quốc tê, ASEAN và quốc gia. Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo đối với tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Thứ năm, gắn chặt đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động vùng Tây Bắc, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương tuy đã được hướng dẫn rà soát hàng năm, tuy nhiên vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao.

- Thứ sáu, tăng cường công tác dự báo nhu cầu lao động để chủ động việc đào tạo nghề cần gắn chặt với nhu cầu của thị trường lao động trên cơ sở khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh của địa phương. Do đó, các tỉnh vùng Tây Bắc cần tập trung đào tạo nghề theo vị trí làm việc trong doanh nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, nông nghiệp. Đối với những người coi nông nghiệp là nghề duy nhất để tồn tại, thì chính quyền địa phương nên tiếp tục tổ chức những chương trình đạo tạo tại chỗ.

- Thứ bảy, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong việc đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, vị trí việc làm của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn,

- Thứ tám, gắn kết đào tạo với doanh nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp cần được củng cố và vận hành tốt trong thực tiễn thông qua chương trình phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo nghề, với các hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và ngoài nước.

- Thứ chín, nhà nước cần rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề theo hướng hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới công tác rà soát, sắp xếp và quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề được triển khai theo đúng lộ trình, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)