Nguồn số liệu sơ cấp: Được thu thập khảo sát trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
- Thực hiện khảo sát, phỏng vấn những người đã qua đào tạo nghề để đánh giá các yếu tố như cơ hội việc làm và thu nhập sau khi được đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc. Trao đổi thảo luận đối với cơ quan quản lý Nhà nước là Sở lao động thương binh và xã hội của 6 tỉnh, tập trung lĩnh vực đào tạo nghề, việc làm và giảm nghèo đa chiều; thảo luận với trường nghề nhằm tìm hiểu về đặc điểm và xu hướng học nghề của người lao động.
- Cán bộ Sở, huyện: Liên hệ với cán bộ Sở để trao đổi về nội dung làm việc và tham vấn về việc làm việc, thảo luận tại địa bàn khảo sát cấp huyện/xã. Tham vấn trực tiếp các cán bộ ở các cấp về nội dung đào tạo nghề và nghèo đa chiều. Đánh giá về tình hình đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc; kết quả đào tạo nghề; tình hình việc làm của lao động; Chính sách thu hút học viên học nghề; Chính sách hỗ trợ cho lao động vùng Tây Bắc khi tham gia học nghề và sau khi tốt nghiệp
- Đại diện các cơ sở dạy nghề: Phỏng vấn sâu trực tiếp đại diện cơ sở dạy nghề, làm việc với cán bộ phòng dạy nghề tỉnh/huyện. Tìm hiểu về tình hình dạy nghề cho lao động vùng Tây Bắc; tình hình tuyển sinh và cách thức thu hút học viên học nghề (nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp); đánh giá về nhu cầu và động lực tham gia học nghề của thanh niên nông thôn... Phương thức tổ chức dạy nghề và hỗ trợ học viên sau khi tốt nghiệp
- Học viên: phỏng vấn, thảo luận trực tiếp về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đổi với công việc hiện tại. Đánh giá về những lợi ích của khóa đào tạo, nhu cầu đào tạo tiếp theo.
- Thực hiện phỏng vấn sâu hộ gia đình có có lao động qua đào tạo nghề (bao gồm hộ nghèo, hộ không nghèo) để xem xét hiệu quả của đào tạo nghề đối với cơ hội việc làm, thu nhập và khả năng thoát nghèo đa chiều của hộ.