Đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 149 - 153)

nghèo đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc

Công tác đào tạo nghề đã và đang triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Công tác đào tạo nghề đã thu

hút được nhiều cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có sự gắn kết giữa địa phương với cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động sau học nghề.

Theo kết quả ước lượng cho thấy hệ số “tyledtao” có hệ số là -0.031<0 và có ý nghĩa thống kê điều đó cho thấy tỷ lệ qua đào tạo nghề trong hộ có tác động ngược chiều tới tình trạng nghèo đói của vùng Tây Bắc, tức là nếu lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc cang cao. Vì vậy, để giảm nghèo nói chung và nghèo đa chiều nói riêng một cách bền vững thì đào tạo nghề và tạo việc làm là giải pháp căn cơ và có hiệu quả nhất. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Từ việc chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, phổ cập nghề cho người lao động góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Gắn đào tạo nghề cho lao động với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế- xã hội khác góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Sau học nghề, các lao động nắm bắt được những kiến thức mới, công nghệ mới tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn tay nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sau học nghề có trên 90% số lao động học các nghề nông nghiệp biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được vào thực tế sản xuất; có trên 80% học viên có việc làm và tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Hoạt động đào tạo nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về chăn nuôi, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và giải đáp được những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc đào tạo nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Từ đó các học viên nắm chắc và vững những kiến thức, kỹ năng nghề vận dụng ngay trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của hộ gia đình và đã thu được những kết quả nhất định, nhiều hộ gia đình có nguyện vọng đang thực hiện việc mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng tại hộ.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều có tương quan mạnh mẽ với trình độ giáo dục của chủ hộ, tỷ lệ nghèo đa chiều của nhóm các chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ở mức rất thấp chỉ dưới 1%, trong khi đó, nhóm có chủ hộ chưa học xong tiểu học chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ nghèo đều giảm ở các hộ có chủ hộ có các trình độ học vấn cao hơn, tốc độ giảm nghèo của các nhóm hộ có chủ hộ lao động không có kỹ năng nghề thấp hơn các nhóm hộ khác.

Sau khi học nghề, nhiều người dân đã vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào sản xuất nên năng suất và thu nhập cao hơn so với trước khi học nghề. Khoảng 57% số người đã tham gia học nghề được phỏng vấn tại các thôn khảo sát cho biết có tăng năng suất, thu nhập do học nghề. Trong đó, tỷ lệ người dân tăng năng suất, thu nhập sau học nghề nông nghiệp không khác biệt nhiều so với học nghề phi nông nghiệp. Người tham gia học nghề nông nghiệp thường đang nuôi trồng loại cây con được học, nên có thể ứng dụng các kỹ năng được học vào sản xuất của gia đình mình. Một số người sau học nghề đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nên năng suất, thu nhập tăng mạnh, vươn lên thoát nghèo bền vững, có điều kiện quan tâm hơn đến sức khỏe và học hành của con cái.

Một số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp (may mặc, xây dựng, chổi chít, tăm mành, đan lát...) góp phần nâng cao thu nhập cho học viên sau học nghề do có liên kết với doanh nghiệp. Sau khi học nghề, phần lớn lao động đi làm ổn định ở các công ty may với mức thu nhập từ 3-3,5 triệu đồng

“Lớp may cũng hiệu quả với bà con, chỉ có 2-3 người may quần áo ở nhà, còn lại vào công ty hết, có bằng vào công ty thì lương cao. Những người học xong giờ làm công ty lương 3,5 triệu/tháng, tăng ca thì được hơn. Có người làm trong thành phố Hồ Chí Minh thì được 5 triệu/tháng.”

(Nữ dân tộc Dao, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

Tuy nhiên, khả năng đầu tư để cải thiện sản xuất sau học nghề nông nghiệp của người nghèo, người dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Phần lớn hộ nghèo, hộ dântộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn đều đã vay vốn ngân hàng chính sách xã hội từ trước khi học nghề nên sau học nghề không được vay tiếp. Các nguồn vốn vay từ các quỹ tiết kiệm – quay vòng tại thôn có ưu điểm là thủ tục vay đơn giản nhưng nhược điểm là thời hạn vay ngắn, định mức vay nhỏ. Một số người nghèo chưa vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội nhưng chưa mạnh dạnđầu tư vì lo ngại gặp rủi ro. Trong khi đó hộ khá,hộ người Kinh có điều kiện kinh tế hơn, chấpnhận rủi ro hơn nên mạnh dạn đầu tư, áp dụngnhững kiến thức học được vào thực tế công việc ngay sau

khi học nghề. Tình trạng này càng cho thấy, đối với hộ nghèo, dân tộc thiểu số cần có những hỗ trợ đồng bộ khác đi kèm để họcó thể phát huy hiệu quả học nghề

“Học lớp tạo dáng cây cảnh nhưng phải có vốn lớn đầu tư thì hiệu quả mới cao vì muốn mua 1 gốc cây cũng khó vì giá tiền cũng mấy triệu, rồi tiền nhân công chở, tiền mua chậu xong phải làm mấy năm mới được thu. Lớp cũng có mấy hộ nghèo đi học nhưng về không có khả năng đầu tư, chỉ làm nhỏ thôi.”

(Nam dân tộc H’mong, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) Bên cạnh đó, nhiều lớp nghề chưa mang lại năng suất, thu nhập cao hơn cho học viên do gặp rủi ro trong sản xuất. Qua khảo sát, có những lớp nghề mang lại hiệu quả khi làm tăng năng suất, thu nhập chongười học ngay sau khi học nghề. Nhưng đến năm sau vì nhiều lý do (như bất lợi về thời tiết, sâu bệnh, giá cả…) thu nhập từ nghề đã học bấpbênh khiến nhiều người bỏ nghề.

Tuy nhiên, một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên đến vấn đề đào tạo nghề. Việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững còn lúng túng, chậm đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chưa được thường xuyên, hiệu quả; việc điều tra hộ nghèo của một số xã chưa sát với thực tế. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm so với mục tiêu đề ra còn rất hạn chế, chất lượng đào tạo chưa cao; đào tạo nghề chưa gắn với việc làm; cơ sở vật chất dạy nghề còn thiếu. Nhận thức học nghề của người lao động còn nhiều hạn chế, ý thức học nghề chưa cao …. đó là những lực cản lớn nhất trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm hiện nay.

Vì vậy, để công tác đào tạo nghề thực sự là giải pháp căn cơ và lâu dài để xóa đói giảm nghèo thì cần xây dựng các mô hình liên kết, chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ như chế biến nông, lâm sản, dược liệu, dịch vụ để thúc đẩy giảm nghèo đa chiều với 4 nhóm tiêu chí quan trọng là sinh kế cho nhân dân; sức khỏe và dinh dưỡng; giáo dục và đào tạo; đảm bảo an sinh xã hội, kết hợp lồng ghép đồng bộ giữa xóa đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế. Thêm vào đó, các địa phương phải chủ động phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức phối hợp với các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo địa chỉ việc làm, nhất là trong công tác xuất khẩu lao động; thường xuyên mở các Hội chợ việc làm tại địa phương. Tổ chức cho người lao động tự nguyện đăng ký học nghề, phối hợp với các cơ sở dạy nghề đào tạo cho người lao động.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)