Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 57 - 58)

Tây Bắc là một phức hợp của những bản địa lớn, nhỏ nằm xen kẹp giữa các dãy núi cao bao bọc xung quanh. Nếu tính từ phía Bắc xuống, có dãy Pu La San, Pu Đen Đin chạy từ phía khu vực thượng lưu sông Đà đến Điện Biên Phủ. Song song với chúng là dãy Pu Sam Sao chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào. Đặc điểm địa lý cơ bản của vùng Tây Bắc là vùng núi cao, địa hình chia cắt nhiều tầng trên một nền địa chất phức tạp và sự phân hoá khí hậu sâu sắc. Độ dốc chiếm phần lớn diện tích Tây Bắc, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Tây Bắc là vùng lãnh thổ không chỉ phức tạp về địa hình, có chiều dài đường biên giới giáp với Trung Quốc và Lào mà còn đa dạng về thành phần dân tộc. Tây Bắc có trên 20 dân tộc anh em với tổng dân số 82.069.8 người Trong số đó, đông nhất là dân tộc Thái 718.424 người chiếm 32% dân số trong vùng; dân tộc Mường 551.649 người chiếm 24,8%; .

- Đặc điểm kinh tế: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi theo hộ gia đình, làm một số nghề thủ công, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các nguồn lợi tự nhiên sẵn có trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế thị trường đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc vùng Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống. Tuy vậy, ở một số vùng đã có sự xuất hiện của việc phát triển cây công nghiệp, trồng cây ngô và lúa giống mới có năng suất cao, mở rộng chăn nuôi đại gia súc và chú ý phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

- Đặc điểm xã hội: Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người cư trú ở Tây Bắc rất phong phú, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ. Về đặc điểm tộc người ở đây, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt.

- Đặc điểm văn hoá: Văn hoá của các tộc người vùng Tây Bắc rất đa dạng và phong phú.

+ Nhà ở của các tộc người Thái, Lào, Mường, Khơmú, Xinhmun, Kháng, Cống

+ Về trang phục: Đây là nét đa dạng và độc đáo nhất của bản sắc văn hóa tộc người thể hiện qua yếu tố văn hóa vật chất của các bộ trang phụ nữ và nam..

+ Về đồ ăn, uống: Các dân tộc vùng thấp như Thái và các dân tộc vùng rẻo giữa thường ăn cơm nếp đồ, hiện nay bà con đã ăn cơm tẻ nhiều hơn. Người Thái có món nậm Pịa, mọc, lạp và làm nhiều loại bánh từ bột nếp. Người Hmông thì món ăn đặc trưng vẫn là ngô bột được đồ lên (mèn mén), thắng cố, bánh dày được làm vào dịp tết Hmông.

+ Văn hóa tinh thần: Hầu hết các tộc người thiểu số sống vùng Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con người được tạo bởi nhiều tầng thế giới. Người Hmông, Dao đều cho rằng thế giới được tạo thành bởi trời, đất, nước, dưới mặt đất. Người Thái lại cho rằng riêng trời được cấu tạo bởi 3 tầng thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)