Đối với chính quyền các địa phương trong vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 164)

- Thứ nhất, chủ động xây dựng các chương trình, mục tiêu và kế hoạch trong việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và chính sách giảm nghèo đa chiều theo lộ trình với các giải pháp phù hợp đặc điểm của từng địa phương.

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nâng cao thu nhập nhằm xoá đói giảm nghèo đa chiều ở từng địa phương. Coi đây là nhiệm vụ then chốt, la công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN 6.1. Kết luận chính

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, trong thời gian qua, chính sách đối với lao động qua đào tạo nghề và chính sách giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc về cơ bản đã được một số thành tựu sau: (i) Đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình vùng Tây Bắc góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ lệ qua đào tạo nghề trong hộ có tác động ngược chiều tới tình trạng nghèo đói của vùng Tây Bắc, tức là nếu lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì khả năng giảm nghèo đa chiều của hộ gia đình càng được tăng lên; (ii) Các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và hỗ trợ giảm nghèo đặc thù được thực hiện đồng bộ, kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao dân trí, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những kết quả ban đầu của chính sách đào tạo nghê cho lao động vùng Tây Bắc phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, các chính sách này cũng không gây lãng phí về nguồn lực hay những tác động tiêu cực về môi trường, xã hội mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong khu vực phát triển thông qua tự tạo việc làm và tăng thu nhập cũng như nâng cao nhận thức cho người lao động.

Trên cơ sở phân tích tác động của chính sách thông qua mô hình hồi quy xác xuất để ước lượng ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc và mô hình Mincer với phương pháp điều chỉnh sai số mẫu Heckman để ước lượng mô hình ảnh của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm và thu nhập vùng Tây Bắc, nghiên cứu đã khẳng định: (1) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vùng Tây Bắc chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn; phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn; tỷ lệ lao động có qua đào tạo nghề có việc làm thường cao hơn ở nam giới; các lao động trẻ có độ tuổi dưới 35 tuổi có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất; người lao động ở thành thị dễ kiếm được việc làm ở khu vực nông thôn; (2) Người có tuổi càng cao thì thu nhập càng cao nhưng mức thu nhập đạt ở mức cao nhất là ở tuổi 44; hơn nữa người lao động có trình độ chuyên môn cao đồng nghĩa với việc thu nhập tạo ra càng nhiều; người lao động ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn so với nông thôn, và cũng có sự khác biệt giữa thu

nhập của lao động nam so với lao động nữ; trong tất cả các ngành thì lao động trong ngành nông lâm thủy sản có thu nhập thấp nhất ở vùng Tây Bắc; các lao động làm việc trong khối nhà nước có thu nhập thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp; (3) Từ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội của vùng.

Đối với tác động của lao động qua đào tạo nghề đối với giảm nghèo vùng Tây Bắc, luận án sử dụng mô hình hồi quy logistic nhị phân đã được ước tính cho xác suất một hộ gia đình nghèo ở các trình độ học vấn khác nhau trên cơ sở nghiên cứu của Greene (2008); Demaris (1995); Wooldridge (2009). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì khả năng hộ rơi nghèo đói càng giảm; xác suất hộ gia đình có chủ hộ là nam giới rơi vào nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ là nữ giới; các chủ hộ đã qua đào tạo nghề có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ chưa được đi học, chưa đào tạo nghề; nhóm hộ gia đình là người dân tộc thiểu số có khả năng rơi vào nghèo đói cao hơn so với hộ gia đình là người Kinh; hơn nữa hộ gia đình sống ở thành phố sẽ ít có khả năng rơi vào nghèo đói hơn là hộ gia đình ở nông thôn. Ngoài ra, với các chính sách của Nhà nước đã có cải thiện nhiều tình trạng nghèo đói của các trong thời gian gần đây làm cho khả năng rơi vào nghèo đói của các hộ dân vùng Tây Bắc đã giảm nhiều.

Khi phân tích các chính sách về đào tạo nghề trong quá trình tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho lao động vùng Tây Bắc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (1) Về chính sách đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề cho lao động chưa được coi trọng đúng mức, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa nhiều; vẫn tồn tại rào cản chính sách khuyến khích nông dân nòng cốt để tham gia dạy nghề, truyền nghề cho bà con; Thiếu hệ thống đánh giá hiệu quả đào tạo nghề; nhận thức về việc học nghề của một bộ phận lao động nông thôn chưa đầy đủ; việc kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn hạn chế, công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề chưa tốt; (2) Về chính sách giảm nghèo: Nhận thức trách nhiệm về công tác giảm nghèo của các cấp, các ngành và người dân đã được nâng lên, đã huy động được cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác giảm nghèo nhất là ở cấp cơ sở; chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư của vùng Tây Bắc chưa được thu hẹp; thiếu sự gắn kết giữa hỗ trợ đời sống, phát triển sản xuất với chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư.

Bên cạnh mặt tích cực như góp phần giúp người lao động được học nghề, có việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình, góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo của vùng; chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc vẫn còn những hạn chế như: (1) Còn tản mạn, có quá nhiều chương trình, dự án chưa thống nhất dẫn đến chồng chéo, kém hiệu quả trong thực hiện; (2) Tỷ lệ lao động có việc làm chủ yếu thuộc nhóm ngành nông nghiệp - lâm nghiệp với hình thức tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động; (3) Chưa có chính sách riêng cho giáo viên dạy nghề ở các trường, trung tâm dạy nghề cho người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy nghề là người dân tộc thiểu số; (4) Một số lao động tham gia đào tạo nghề theo phong trào, không phù hợp với nhu cầu của người lao động; (5) Một số nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp tại vùng dân tộc thiểu số như các nghề: cơ khí, điện lạnh, hàng, sửa chữa điện thoại đối với nam giới và may mặc, uốn tóc đối với nữ; (6) Kết quả giảm nghèo đa chiều một số nơi chưa thật bền vững, chưa đồng đều, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp; (7) Hiện tại cơ chế liên kết hiệu quả với doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo nghề chưa thực sự được mở rộng.

Để khắc phục các hạn chế trên, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm thực thi tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc, bao gồm:

(1) Nhóm giải pháp về đào tạo nghề như: (i) Tăng cường sự chủ động của chính quyền các địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động; (ii) Xây dựng hệ thông đánh giá công tác đào tạo nghề cho người dân một cách khoa học và hiệu quả để người dân chủ động tham gia vào quá trình giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho người lao động; (iii) Thực hiện đảm bảo và có hiệu quả chính sách bình đảng giới trong việc định hướng đào tạo nghề cho người lao động, xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng giới, định kiến về đào tạo nghề cho người lao động; (iv) Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân trong nhận thức về việc học nghề để chủ động tìn kiếm việc làm, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo; (v) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc; (vi) tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong việc tổ chức dạy nghề cho người dân; (vii)Tập trung các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cho hệ thống các cơ sở dạy nghề.

(2) Nhóm giải pháp về giải quyết việc làm: (i) Nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm dịch vụ việc làm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động; (ii) Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả. Tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp để thu hút lao động vào làm việcTạo m. ôi trường thuận lợi để phát triển thị trường lao động để người lao động được tìm và tạo việc làm ở trong và ngoài nước (xuất khẩu lao động); (iii) Các địa phương tập trung các nguồn lực cho công tác việc làm để người lao động có cơ hội tiếp cận với các công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Mở rộng công tác xã hội hoá nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ việc làm cho người dân góp phần chủ động tìm kiếm việc làm và đa dạng hoá sinh kế.

(3) Nhóm giải pháp về giảm nghèo đa chiều: (i) Cần tách bạch Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; (ii); phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội; cần chỉ đạo thực hiện giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (iii) Phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; (iv) Xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng.; (v) Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, trưởng các thôn/bản, cán bộ làm công tác giảm nghèo phải có tâm huyết, sâu sát với chính quyền cơ sở và người dân nhất là các hộ nghèo; (vi) Thường xuyên tổng kết, đánh giá, đổi mới chính sách giảm nghèo cho phù hợp với thực tiễn.

6.2. Đóng góp của Luận án

- Thứ nhất, luận án sử dụng lý thuyết về vốn con người để giải thích cho mối quan hệ giữa đào tạo nghề cho lao động và thu nhập, giảm nghèo đa chiều.

- Thứ hai, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng

ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm của người lao động, đến thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc. Đối với cấp hộ gia đình, luận án sử dụng chỉ số tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ làm biến đại diện cho ảnh hưởng của đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều, như vậy kết quả thu được sẽ giúp phản ánh tốt hơn so với trường hợp các nghiên cứu sử dụng biến trình độ của chủ hộ để phản ánh.

Một số phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Thứ nhất, đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình vùng Tây Bắc góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Thứ hai, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vùng Tây Bắc chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn; phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn; tỷ lệ lao động có qua đào tạo nghề có việc làm thường cao hơn ở nam giới; các lao động trẻ có độ tuổi dưới 35 tuổi có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất; người lao động ở thành thị dễ kiếm được việc làm ở khu vực nông thôn;

- Thứ ba, kết quả giảm nghèo đa chiều một số nơi chưa thật bền vững, chưa đồng đều, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Nếu lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì khả năng hộ rơi nghèo đói càng giảm; các chủ hộ đã qua đào tạo nghề có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ chưa được đi học, chưa đào tạo nghề;

- Thứ tư, công tác đào tạo nghề cho lao động chưa được coi trọng đúng mức, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa nhiều; vẫn tồn tại rào cản chính sách khuyến khích nông dân nòng cốt để tham gia dạy nghề, truyền nghề; việc kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn hạn chế.

- Thứ năm, các giải pháp nhằm thực thi tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc, bao gồm(i) Tăng cường sự chủ động của chính quyền các địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động; (ii) Xây dựng hệ thông đánh giá công tác đào tạo nghề cho người dân một cách khoa học và hiệu quả để người dân chủ động tham gia vào quá trình giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho người lao động; (iii) Thực hiện đảm bảo và có hiệu quả chính sách bình đảng giới trong việc định hướng đào tạo nghề cho người lao động, xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng giới, định kiến về đào tạo nghề cho người lao động; (iv) Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân trong nhận thức về việc học nghề để chủ động tìn kiếm việc làm, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo; (v) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc; (vi) tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong việc tổ chức dạy nghề cho người dân; (vii)Tập trung các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cho hệ thống các cơ sở dạy nghề.

- Thứ sáu, thành công của luận án sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý tại các địa phương, các vùng miền trong cả nước làm căn cứ trong việc hoạch định và phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong điều hành và thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại địa phương nói riêng.

6.3. Hạn chế của luận án

- Chưa đi sâu nghiên cứu phân tích tác động của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc.

- Chưa nghiên cứu chất lượng đội ngũ đào tạo nghề, cơ sở vật chất, chất

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)