Mục tiêu về đào tạo nghề và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc đến năm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 156 - 159)

năm 2025

5.1.2.1 Mục tiêu về đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc đến năm 2025

Tỉnh Lào Cai: Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung đào tạo mới; đào tạo, bồi dưỡng lại cho khoảng 58.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng: 6.450 người; trung cấp:16.570 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 34.980 người; Giai đoạn 2026 - 2030: Tập trung đào tạo mới, bồi dưỡng lại cho khoảng 60.000 lao động, trong đó:

trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 25.000 người; sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng: 35.000 người. Trong đó, tập trung hỗ trợ đào tạo cho trên 80% là lao động nông thôn và cho khoảng 37% lao động thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp; đồng thời cũng tập trung chú trọng đến việc đào tạo các trình độ cao (cao đẳng, trung cấp) và đào tạo, bồi dưỡng lại cho lao động để nâng trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Điện Biên: Tuyển mới đào tạo nghề: mỗi năm tuyển mới đào tạo nghề cho 18.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 40%.; Chuyển dịch bình quân mỗi năm 6.600 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản dưới 52% so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Yên Bái: Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ trở lên đạt 40%; Tuyển sinh mới giáo dục nghề nghiệp 2021-2025 đạt 90.000 người. Trong đó: Cao đẳng: 10.500 người; Trung cấp 15.000; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 64.500 người. Chia theo đối tượng: Lao động nông thôn là 75.000 người, người dân tộc thiểu số 55.000 người, lao động bị thu hồi đất 1.500 người, người khuyết tật 100 người; Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trường Cao đẳng 04 trường (công lập 03 trường, ngoài công lập 01 trường); Trường Trung cấp 03 trường (công lập 02 trường, ngoài công lập 01 trường); Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện 06 trung tâm.

Tỉnh Lai Châu: Bình quân mỗi năm đào tạo cho 8.000 chỉ tiêu (trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp 500 chỉ tiêu, đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên 7.500 chỉ tiêu); nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyên môn kỹ thuật đạt trên 62% vào cuối năm 2025.

Tỉnh Sơn La: Đến năm 2025, đào tạo nghề cho 87.000 lao động, trong đó: Cao đẳng: 4.000 lao động; Trung cấp: 8.000 lao động; Sơ cấp và dưới 03 tháng: 75.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 30%; Số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm: 100.000 lao động; Đến năm 2025 về cơ bản bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia thụ hưởng trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển:

2021 -2025 cho khoảng 77.500 người, trong đó: Trình độ cao đẳng,trình độ trung cấp: 12.000 người; Trình độ sơ cấp: 33.500 lượt người; dạy nghề dưới 3 tháng: 32.000 lượt người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 63%; trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25%. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 28 cơ sở GDNN (chưa tính các cơ sở hoạt động GDNNvà tham gia dạy nghề dưới 3 tháng), trong đó: 08 trường cao đẳng (có 03 cơ sở tư thục); 05 trường trung cấp (có 04 cơ sở tư thục); 15 trung tâm GDNN(có 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện; 04 cơ sở GDNN tư thục; 01 trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe). Quy mô tuyển sinh khoảng 21.500 người/năm, trong đó: Quy mô tuyển sinh trình độ cao đẳng: 1.500 người; trung cấp: 4.500 người; sơ cấp: 9.500 người; đào tạo dưới 3 tháng 6.000 người.

5.1.2.1. Mục tiêu về giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc đến năm 2025

Tăng cường sự kết nối về hạ tầng, đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, đường nội đồng, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển hệ thống trường học, trạm y tế, bưu chính viễn thông... Thực hiện công khai cơ cấu các nguồn kinh phí đầu tư đối với các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn để người dân thảo luận, tự nguyện tham gia hiến đất, đóng góp công sức, tiền của. Quan tâm bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kịp thời duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư.

Một số mục tiêu cụ thể về giảm nghèo đa chiều của các tỉnh vùng Tây Bắc như sau:

Tỉnh Lai Châu: phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trên 2%/năm (riêng các huyện nghèo giảm trên 3%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021- 2025. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, tạo mô hình sinh kế gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên tối thiểu 1,5 lần so với năm 2020.

Tỉnh Sơn La: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm bình quân 2,5 - 3%/năm (riêng các huyện nghèo giảm 4 - 5%);

Chỉ tiêu phấn đấu đạt được năm 2025: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội: 58,9%; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: 3,65 %; Đào tạo nghề cho 87.000 lao động, trong đó: Cao đẳng: 4.000 lao động; Trung cấp: 8.000 lao động; Sơ cấp và dưới 03 tháng: 75.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 65%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 30%; Số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm: 100.000 lao động; Tỷ lệ lao động xã hội trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội: 14%.

Tỉnh Hòa Bình: Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh xuống còn 6,6% (tương đương giảm 2%/năm).

Tỉnh Điện Biên: Giảm số hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 36.374 hộ, tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 26,76% (giảm 3,17% so với năm 2020); trong đó riêng các huyện nghèo giảm còn 38,64% so với năm 2020, hộ nghèo giảm xuống còn 33.393 hộ. Phấn đấu giảm tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều 3%/năm.

Tỉnh Lào Cai: Giảm nghèo bền vững, bao trùm, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, nhà ở an toàn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận nguồn thông tin có chất lượng, việc làm, bảo hiểm xã hội…) và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; tạo việc làm đầy đủ, tạo việc làm tốt cho tất cả mọi người; giảm bất bình đẳng trong xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. Phấn đấu giảm tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều 3%/năm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)