Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 66 - 68)

động qua đào tạo nghề tới việc làm, thu nhập và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.

- Phương pháp định lượng: phương pháp ước lượng các mô hình kinh tế giúp

đề tài phân tích được ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, thu nhập và giảm nghèo đa chiều của người lao động vùng Tây Bắc.

- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Đối với thông tin định tính được tập hợp theo các nội dung, các vấn đề từ đó làm căn cứ để phân tích, đánh giá về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc. Đối với thông tin định lượng, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu. Sử dụng các mô hình nghiên cứu định lượng thể hiện mối liên hệ giữa đào tạo nghề và cơ hội việc làm, thu nhập và giảm nghèo ở vùng Tây Bắc thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 14.

3.3. Mô hình phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều đa chiều

Bên cạnh những phân tích định tính, báo cáo sử dụng mô hình định lượng để xem xét vài trò, ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều. Cụ thể xem xét ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội có việc làm, đến thu nhập của người lao động và đến cơ hội thoát nghèo đa chiều của hộ gia đình.

3.3.1. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của người lao động người lao động

Các lý thuyết về vốn con người và lý thuyết về thị trường lao động giả định rằng các cá nhân có thể tự do lựa chọn trong một loạt các công việc dựa trên sở thích và khả năng, kỹ năng và kỹ năng của riêng họ và do đó nhận được tiền lương, thu nhập dựa trên nguồn vốn của con người (Mincer, 1974; Leontaridi, 1998). Dựa trên lý thuyết này, có thể giả định rằng VET sẽ có tác động tích cực đến xác suất có được việc làm vì nó giúp nâng cao kỹ năng của người lao động và cải thiện nguồn vốn nhân lực

cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động được phân biệt không chỉ dựa trên các thuộc tính riêng như tuổi tác, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm, mà còn dựa trên nhận thức và định kiến của người mua (Beker, 1957). Theo lý thuyết về sự phân biệt đối xử do Becker (1957) đề xuất, các nhà tuyển dụng thường đặt ra sự phân biệt đối xử với các nhóm bị loại trừ xã hội. Chất lượng nhân lực khác nhau do sự hiện diện của các rào cản thể chế mà tất cả các cá nhân không được hưởng lợi như nhau từ giáo dục và kỹ năng (Leontaridi, 1998). Do đó, với sự xuất hiện của việc phân biệt đối xử trong thị trường lao động, tác động của VET đối với việc làm có thể khác nhau giữa các nhóm xã hội.

Theo Mincer (1974), mô hình thông thường về cung lao động và lý thuyết vốn nhân lực, sự tham gia của lực lượng lao động có thể được trình bày như sau:

Y = f (X1…..Xn) (1)

Trong đó Y thể hiện sự tham gia thị trường lao động, Y=1 nếu một người tham gia thị trường lao động và Y=0 nếu một người không tham gia thị trường. Các biến số X1, X2,..Xn là các biến thể hiện đặc điểm về kinh tế xã hội như tuổi, giới tính, dân tộc, giáo dục, kỹ năng, tình trạng hôn nhân,...

Trong nghiên cứu này sẽ quan tâm tới cơ hội có việc làm hưởng lương thay vì xem xét cơ hội có việc làm nói chung (việc làm nói chung bao gồm việc làm hưởng lương và việc làm không hưởng lương như trong nông nghiệp, hộ gia đình không hưởng lương)

Do phương trình (1) có biến phụ thuộc là nhị phân, nên việc áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản sẽ không thu được kết quả tốt do giá trị dự báo của mô hình có thể nằm ngoài khoảng [0,1]. Do vậy cần thiết phải ước lượng bằng mô hình phi tuyến tính.

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy xác suất logit với biến phụ thuộc là biến nhị thức về tình trạng việc làm công hưởng lương (Paidjob), paidjob nhận giá trị bằng 1 nếu một người đang làm việc có hưởng lương và Paidjob nhận giá trị bằng 0 nếu một người có việc làm không hưởng lương trong vùng Tây Bắc.

Biến độc lập trong mô hình này bao gồm các đặc điểm của người lao động (X) như: giới tính (Gender), trình độ (Skill), tuổi (Age), thành thị nông thôn (Urban).

Mô hình Logit có thể mô tả dạng cơ bản như sau:

, trong đó Zi = β0 + β1Xis + ei

Với các biến được giải thích như trên, chỉ số i là tương ứng với người lao động

i, chỉ số is là người lao động i trong ngành s.

Tác động biên của biến độc lập X đến xác suất nhận giá trị bằng 1 của biến phụ thuộc như sau:

Từ công thức trên cho thấy tác động biên của biến X phụ thuộc vào hệ số ước lượng và giá trị xác suất p với những điều kiện cho trước, thường là tại giá trị trung bình của các biến độc lập. Như vậy với X nào đó là biến thể hiện cho cấp đào tạo nghề thì sẽ giúp đề tài phân tích được ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội có việc làm.

Mô hình trên có thể viết cụ thể như sau:

,

trong đó Zi = β0 + β1CMKTi + β2Marriedi + β3Genderi + β4TTNTi + β5Agei + yeari + ei

Ở đây, CMKT là trình độ chuyên môn kỹ thuật, bao gồm: không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học trở lên;

Biến Married là tình trạng hôn nhân, nhận giá trị là 1 nếu đã kết hôn, là 0 nếu trường hợp khác.

Biến Gender, là giới tính của người lao động, nhận giá trị bằng 1 nếu đó là nữ giới. TTNT là biến thành thị, nông thôn, nhận giá trị bằng 1 nếu là nông thôn Age là biến tuổi của người lao động

Year là biến năm, có trong mô hình phả ánh có những thay đổi theo thời gian nhưng không quan sát được.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)