Trọng tâm của luận án sẽ là mô hình hóa xác suất hộ nghèo như một hàm của trình độ học vấn của chủ hộ cũng như các đặc điểm khác của hộ gia đình. Mô hình hồi quy logistic nhị phân đã được ước tính cho xác suất một hộ gia đình nghèo ở các trình độ học vấn khác nhau (Greene, 2008; Demaris, 1995; Wooldridge, 2009).
π là xác suất để một hộ gia đình rơi vào nghèo đa chiều và nó được viết như dưới đây.
π = Probit(Yi = 1) = ) ( 1 1 a iXi e
Trong đó, biến phân loại nghèo đa chiều được dựa trên định nghĩa và tiêu chí phân loại hộ theo quy định của Việt Nam mà đã được trình bày trong phần lý luận. Trên cơ sở đó nghiên cứu sử dụng số liệu VHLSS 2014, 2016 và 2018 để tính toán các chỉ tiêu thiếu hụt về nghèo đa chiều, trên cơ sở đó xác định một hộ sẽ thuộc nghèo, cận nghèo hay không rơi vào nghèo đa chiều.
X đại diện cho véc tơ của các biến giải thích, bao gồm các đặc điểm cá nhân của chủ hộ và các đặc điểm của hộ gia đình. Biến X có thể được thể hiện thông qua các biến cụ thể sau đây:
Bảng 3.3: Các biến độc lập trong mô hình Tên biến Giải thích biến
tyledtao Tỷ lệ qua đào tạo nghề trong hộ gender Chủ hộ là nam
agegroup Tuổi của chủ hộ
Tu 20-24 Chủ hộ nhóm tuổi từ 20-24 Tu 25-29 Chủ hộ nhóm tuổi từ 25-29
4.3.4. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo ngành kinh tế ngành kinh tế
Nếu chia thu nhập theo các ngành kinh tế thì lao động qua đào tạo nghề làm trong lĩnh vực công nghiêp khai thác có thu nhập cao nhất với mức trung bình là 6.666,58 (ngàn đồng/ tháng), trong khi đó mức thu nhập thấp nhất vẫn là ngành thủy sản với mức thu nhập bình quân chỉ 1.026,59 (ngàn đồng/ tháng). Điều này, phù hợp với tính chất công việc của những lao động vùng Tây Bắc. Tây Bắc là vùng địa hình phức tạp, có nhiều đồi núi, không có biển và rất ít sông suối ao hồ vì vậy không phù hợp với các hoạt động đánh bắt thủy sản, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp cũng bị chế, do đất canh tác ít, đất đai cằn cỗi rất khó để cải tạo. Trong khi đó, là vùng đất đồi núi do đó hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra thường xuyên và rất sôi động điều này dễ hiểu khi lao động qua đào tạo nghề đối với lĩnh vực công nghiệp khai thác lại cho thu nhập cao nhất trong các ngành kinh tế ở đây. Một trong những nganhf kinh tế mang lại thu nhập cao cho lao động vùng Tây Bắc phải kể đến là ngành xây dựng với mức thu nhập bình quân là 5.088,866 (ngàn đồng/tháng). Ở đâu cũng vậy muốn phát triển kinh tế thì phải có hạ tầng cơ sở tốt, giao thông thuận lợi, trong khi đó Tây Bắc là vùng kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, việc thúc đẩy phát triển ngành xây dựng sẽ giúp cải thiện bộ mặt kinh tế của cả vùng nhằm thu hút đầu tư tốt hơn nữa. Nhận biết được đặc điểm địa hình cũng như đánh giá được tiềm năng thế mạnh của vùng sẽ là điều cốt lõi để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định đào tạo nghề cho phù hợp với người dân nơi đây để vừa thu hút người học, nâng cao thu nhập cho người lao động, vừa phát triển được kinh tế vùng. Chính vì thế vùng Tây Bắc cần tập trung đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực khai thác, xây dựng, vận tải kho bãi sẽ hợp lý và đúng đắn hơn là tập trung vào nông nghiệp, thủy sản.
Bảng 4.10: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Ngành 2014 2015 2016 2017 2018
Nông, lâm nghiệp 115,68 1.649,86 1.497,38 1.822,90 1.537,40
Thủy sản - 2.176,66 2.202,20 1.624,89 1.735,62
Công nghiệp khai thác 6.998,62 7.721,19 6.672,96 6.008,11 7.445,97
Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.454,62 5.230,90 5.694,20 5.791,15 6.190,89
Sản xuất, phân phối điện ga, khí đốt và nước 4.524,11 4.099,58 4.745,21 5.369,56 4.966,19
Xây dựng 3.324,65 5.356,44 5.915,13 6.642,30 6.817,99
Thương nghiệp 915,47 4.513,36 6.468,38 5.408,06 5.906,87
Khách sạn nhà hàng 517,11 5.967,10 6.008,45 5.431,29 5.674,68
Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 2.942,07 5.623,77 6.366,46 7.174,45 6.894,50
Dịch vụ khác 5.095,53 5.071,94 5.235,73 5.782,40 5.996,53
4.3.5. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo nghề nghiệp nghiệp
Lao động giản đơn vẫn là lao động có thu nhập thấp nhất trong những đối tượng qua đào tạo nghề với mức thu nhập bình quân chỉ 1.180,7 (ngàn đồng/tháng), thấp hơn nhiều so với mức thu nhập chung của cả vùng trong giai đoạn 2014 -2018 là 3.834,46 (ngàn đồng/tháng). Nhìn vào bảng thu thập của lao động qua đào tạo nghề chia theo nghề nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy rằng nghề nghiệp nào đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được những kỹ năng nghề ở một mức nhất định thì những lao động làm việc trong lĩnh vực đó sẽ có thu nhập cao chẳng hạn như các nhà lãnh đạo, những người có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bậc trung. Có một điểm đáng chú ý trong thu nhập của các lao động của vùng này đó là những lao động qua đào tạo nghề làm việc là những thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị thu nhập đã tăng lên nhanh chóng trong những gần đây. Nếu như năm 2014 những thợ lắp máy, vận hành máy móc thiết bị chỉ có mức thu nhập trung bình khoảng 3.622,26 (ngàn đồng/tháng) nhưng chỉ sau 5 năm mức thu nhâp này vào năm 2018 đã là 7.105,17 (ngàn đồng/tháng) tức là tăng gần 2 lần so với năm 2014. Tây Bắc là vùng kinh tế khó khăn, vì vậy chỉ có phát triển công nghiệp nặng là thế mạnh của vùng thì mới đưa kinh tế của vùng phát triển được.
Bảng 4.11: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nghề nghiệp giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Nghề nghiệp 2014 2015 2016 2017 2018
Lực lượng quân đội 9.384,48 8.334,36 9.920,52 9.860,09
Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và
các đơn vị 5.541,46 5.553,05 6.853,49 8.686,49 7.571,41
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 5.195,18 5.473,13 5.462,33 6.074,91 7.453,34
Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 5.432,54 5.208,79 5.517,09 5.840,36 6.315,00
Nhân viên trợ lý văn phòng 3.640,75 3.539,79 4.146,82 4.305,05 4.469,28
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 1.531,15 4.387,78 5.894,95 5.248,73 5.306,48
Lao động có kỹ năng trong NLTS 152,69 2.229,08 3.000,76 5.100,23 2.560,36
Lao động thủ công và các nghề nghiệp
có liên quan 2.319,15 5.002,87 5.029,40 5.447,55 5.879,47
Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 3.622,26 6.711,72 6.442,16 6.878,77 7.105,17
Lao động giản đơn 297,61 1.817,19 1.574,25 1.662,09 1.729,01
4.3.6. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo loại hình doanh nghiệp hình doanh nghiệp
Thu nhập bình quân của lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2014-2018 của khu vực doanh nghiệp Nhà nước là cao nhất, sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khoảng cách thu nhập giữa người lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là quá cao (khu vực nhà nước gấp hơn 1,8 lần và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gấp gần 1,6 lần khu vực kinh thế ngoài nhà nước). Thu nhập của lao động qua đào tạo nghề hoạt động trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm hơn cả. Sở dĩ thu nhập bình quân của lao động ở khu vực ngoài nhà nước thấp hơn rất nhiều so với 2 loại hình doanh nghiệp còn lại là do số lượng doanh nghiệp loại hình này rất lớn thường chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp của cả vùng, vì vậy thu nhập bình quân tính cho từng lao động cho loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp hơn so với loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây là loại hình doanh nghiệp chủ yếu, chiếm đa số doanh nghiệp của cả vùng nên sẽ thu hút một lượng lớn lao động qua đào tạo nghề cho nên chính quyền vùng Tây Bắc cần quan tâm hơn nữa tới doanh nghiệp ngoài nhà nước để hỗ trợ những doanh nghiệp này, phát triển kinh tế cần đặc biệt chú ý tới kinh tế tư nhân vì đây sẽ là loại hình kinh tế đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế đi lên. Mặt khác, để người lao động có thể làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì quá trình đào tạo nghề cũng cần hướng tới người học hơn, cần trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết, việc học nghề không quá xa vời với thực tế để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng khi tham gia vào thị trường lao động. Có như thế thì thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề mới từng bước được cải thiện hơn.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Hình 4.12: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
4.4. Thực trạng giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc
4.4.1. Kết quả về thực hiện giảm nghèo chung tại vùng Tây Bắc
Với chính sách đào tạo nghề được triển khai rộng rãi tại các tỉnh miền núi phía Bắc do đó số hộ nghèo đã giảm đi rõ rệt. Năm 2014 số hộ nghèo của vùng Tây Bắc là 219.856 hộ nhưng đến năm 2015 số hộ nghèo chỉ còn 240.119 hộ, giảm gần 35.000 hộ tương đương với tốc độ giảm 16% so với năm 2014. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 thì năm 2015 là năm có số hộ nghèo ít nhất với 184.993 hộ nhưng chỉ sau đó 1 năm số hộ nghèo lại tăng lên nhanh chóng với 317.512 hộ nghèo vào năm 2016, tăng tới 132.519 hộ nghèo so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017, 2018 mỗi năm toàn vùng đã giảm đi được gần 40.000 hộ nghèo, đây là nỗ lực rất lớn của các địa phương cùng chung tay đẩy lùi đói nghèo cho toàn vùng với việc đưa các chính sách đào tạo nghề gần với người học hơn.
Số hộ cận nghèo cũng có sự biến động nhưng không nhiều như số hộ nghèo, tuy nhiên nếu như trong giai đoạn 2014-2018, số hộ nghèo và số hộ cận nghèo của toàn vùng đều tăng nhưng số hộ cận nghèo lại tăng ít hơn so với số hộ nghèo, chỉ khoảng hơn 1.300 hộ cận nghèo, tăng khoảng hơn 1% so với năm 2014. Điều này có thể được lý giải rằng thông qua đào tạo nghề mức sống của các hộ gia đình của vùng đã được cải thiện rất nhiều, một số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói và chuyển thành hộ cận nghèo vì thế mà có thể số hộ cận nghèo tăng lên.
Bảng 4.12. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố Đơn vị tính: Hộ Tỉnh 2014 2015 2016 2017 2018 Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Lào Cai 26.735 19.213 19.025 12.628 43.835 16.821 35.746 17.683 27.364 19.680 Yên Bái 40.899 18.085 32.319 19.326 55.437 21.222 45.899 20.775 37.634 20.157 Điện Biên 37.565 11.239 34.503 11.866 54.723 10.694 51.188 11.782 47.336 12.483 Lai Châu 20.219 7.528 16.441 5.731 32.259 11.169 28.257 11.227 24.195 10.771 Sơn La 62.642 30.817 57.152 29.691 87.146 29.812 81.260 31.237 71.798 31.219 Hòa Bình 31.796 36.606 25.553 35.149 44.112 29.017 38.298 31.657 31.792 30.512 Tổng 219.856 123.488 184.993 114.391 317.512 118.735 280.648 124.361 240.119 124.822
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đơn vị tính: Hộ
Hình 4.13. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trong số 240.119 hộ nghèo của năm 2018 thì Sơn La là tỉnh có hộ nghèo cao nhất với 71.798 hộ chiếm tới 30% số hộ nghèo của toàn vùng. Nếu chia các hộ nghèo theo các nhóm đối tượng khác nhau thì có thể thấy số hộ nghèo là những gia đình
thuộc diện chính sách ưu đãi người có công thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng chưa đến 1% tổng số hộ nghèo của toàn vùng. Điều này chứng tỏ rằng đã có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương đối với những gia đình chính sách để đền ơn đáp nghĩa đối với người có công. Trong khi đó, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số lên tới 223.687 hộ trên tổng số 240.119 hộ nghèo của toàn vùng, chiếm hơn 93% số hộ nghèo. Có thể nói 6 tỉnh miền núi phía Bắc là những tỉnh tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc ít người, tuy vậy đời sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết vì vậy Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tập trung đào tạo nghề cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số, trang bị cho họ một nghề nghiệp phù hợp để họ có thể tự mưu sinh, xóa đói giảm nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội. Các hộ nghèo của khu vực này chủ yếu là nghèo do thu nhập thấp, đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn với trên 234.000 hộ thuộc diện nghèo đói, trong khi những hộ nghèo ở khu vực thành thị chỉ khoảng 6.000 hộ chiếm khoảng hơn 2% mà thôi. Với việc phân chia hộ nghèo theo các nhóm đối tượng này, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách nắm rõ hơn nguồn gốc sâu xa dẫn đến nghèo đói của các hộ dân của các tỉnh miền núi phía Bắc để đưa ra những chính sách đào tạo nghề phù hợp và cần thiết cho những hộ dân nơi đây để họ có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói tránh kìm hãm sự tăng trưởng của toàn vùng trong những năm tới.
Bảng 4.13: Số hộ nghèo phân theo nhóm đối tượng, tỉnh/ thành phố năm 2018
Đơn vị tính: Hộ Địa phương Tổng số hộ nghèo năm 2018
Chia theo nhóm đối tượng
Hộ nghèo dân tộc thiểu số Hộ nghèo về thu nhập Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Hộ nghèo khu vực thành thị Hộ nghèo khu vực nông thôn Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công Tổng 240.119 223.687 234.128 5.991 6.000 234.119 18.636 2.197 Lào Cai 27.364 23.530 27.041 323 1.419 25.945 1.244 149 Yên Bái 37.634 30.581 37.000 634 1.629 36.005 4.705 836 Điện Biên 47.336 46.121 46.507 829 662 46.674 2.850 273 Lai Châu 24.195 23.955 23.623 572 886 23.309 1.907 69 Sơn La 71.798 70.124 69.823 1.975 765 71.033 4.864 585 Hòa Bình 31.792 29.376 30.134 1.658 639 31.153 3.066 285
4.4.3. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc
Phần này luận án sử dụng số liệu VHLSS để phân tích biến động về tỷ lệ nghèo đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018.
Nhìn vào bảng 4.21 cho biết giai đoạn 2014-2018 số gia đình rơi vào tình trạng
nghèo và cận nghèo vùng Tây Bắc đều có xu hướng tăngnhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tuy vậy sự thay đổi không đáng kể
qua các năm. Cụ thể như sau: Nếu như năm 2014 số hộ nghèo là 613 hộ thì đến năm
2018 số hộ nghèo tăng thêm gần 20 hộ đạt 632 hộ nghèo. Số hộ cận nghèo thì tăng nhiều hơn với 38 hộ từ 290 hộ từ năm 2014 tăng lên thành 328 hộ vào năm 2018 tức là tăng khoảng 13,1% so với năm 2014, trong khi đó số hộ nghèo chỉ tăng khoảng 3,18%. Sở dĩ số hộ nghèo và cận nghèo tặng lên nhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lại giảm