Đóng góp của Luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 168 - 170)

- Thứ nhất, luận án sử dụng lý thuyết về vốn con người để giải thích cho mối quan hệ giữa đào tạo nghề cho lao động và thu nhập, giảm nghèo đa chiều.

- Thứ hai, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng

ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm của người lao động, đến thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc. Đối với cấp hộ gia đình, luận án sử dụng chỉ số tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ làm biến đại diện cho ảnh hưởng của đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều, như vậy kết quả thu được sẽ giúp phản ánh tốt hơn so với trường hợp các nghiên cứu sử dụng biến trình độ của chủ hộ để phản ánh.

Một số phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Thứ nhất, đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ gia đình vùng Tây Bắc góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Thứ hai, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vùng Tây Bắc chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn; phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn; tỷ lệ lao động có qua đào tạo nghề có việc làm thường cao hơn ở nam giới; các lao động trẻ có độ tuổi dưới 35 tuổi có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất; người lao động ở thành thị dễ kiếm được việc làm ở khu vực nông thôn;

- Thứ ba, kết quả giảm nghèo đa chiều một số nơi chưa thật bền vững, chưa đồng đều, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Nếu lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì khả năng hộ rơi nghèo đói càng giảm; các chủ hộ đã qua đào tạo nghề có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ chưa được đi học, chưa đào tạo nghề;

- Thứ tư, công tác đào tạo nghề cho lao động chưa được coi trọng đúng mức, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa nhiều; vẫn tồn tại rào cản chính sách khuyến khích nông dân nòng cốt để tham gia dạy nghề, truyền nghề; việc kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn hạn chế.

- Thứ năm, các giải pháp nhằm thực thi tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc, bao gồm(i) Tăng cường sự chủ động của chính quyền các địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động; (ii) Xây dựng hệ thông đánh giá công tác đào tạo nghề cho người dân một cách khoa học và hiệu quả để người dân chủ động tham gia vào quá trình giám sát đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho người lao động; (iii) Thực hiện đảm bảo và có hiệu quả chính sách bình đảng giới trong việc định hướng đào tạo nghề cho người lao động, xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng giới, định kiến về đào tạo nghề cho người lao động; (iv) Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân trong nhận thức về việc học nghề để chủ động tìn kiếm việc làm, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo; (v) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc; (vi) tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong việc tổ chức dạy nghề cho người dân; (vii)Tập trung các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cho hệ thống các cơ sở dạy nghề.

- Thứ sáu, thành công của luận án sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý tại các địa phương, các vùng miền trong cả nước làm căn cứ trong việc hoạch định và phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong điều hành và thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều tại địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)