Tác động đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 68 - 70)

Về phương pháp, phần lớn các tác giả đều tiếp cận theo phương pháp của Mincer (1974). Jacob Mincer (1974) giới thiệu phương trình tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa logarit tiền lương (hoặc tiền công/thu nhập) bị tác động bởi các yếu tố như số năm đi học, kinh nghiệm và bình phương của biến kinh nghiệm dựa trên lập luận rằng số tiền công được trả của một người trong hiện tại phụ thuộc vào việc họ đã đầu tư vào vốn con người (Human Capital) của bản thân trước đó. Phương trình tiền lương của Mincer có dạng:

LnYi = β0 + β1Si + β2EXi + β3EXi2 + ei,

Với Y: Tiền lương của người lao động: Số năm đi học của người lao động S: Số năm kinh nghiệm EX; Bình phương của số năm kinh nghiệm EX2. Đây là phương trình tiền lương Mincer dạng tĩnh, được sử dụng rất nhiều trong các bài nghiên cứu về

tiền lương và phân tích sự chênh lệch tiền lương. Kế thừa phương trình tiền lương của Mincer (1974) để tiếp tục hoàn thiện và phát triển, David Card (1999) tập trung vào tác động trung bình của số năm đi học đến tiền lương thông qua kĩ thuật hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp hồi quy với biến công cụ. Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu khác về tiền lương và chênh lệch tiền lương dựa trên phương trình tiền lương của Mincer đã được công bố. Nhiều nghiên cứu mở rộng đề xuất thêm biến và thay đổi các biến độc lập xuất hiện trong phương trình Mincer ban đầu. Mặc dù phương trình tiền lương do Mincer đề xuất và các dạng mở rộng còn có một số hạn chế nhưng nó vẫn có vai trò nhất định trong việc xác định tác động của việc học tập đến tiền lương trên thị trường lao động và được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu về tiền lương và chênh lệch tiền lương.

Dạng tổng quát của phương trình tiền lương Mincer có dạng: lnW  X +  (2)

Hàm tiền lương của Mincer nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về xây dựng hàm hồi quy tiền lương của các quốc gia. Các nhà nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu về tiền lương Wi và các đặc điểm lao động Xi . Trong đó, Xi có thể chứa các biến số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương và các biến độc lập khác có tác động đến tiền lương. Hồi quy Wi theo Xi để tìm ra ước lượng của hệ số hồi quy  .

Nghiên cứu này dựa trên cơ sở của mô hình Mincer để ước lượng tác động của lao động qua đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động, mô hình có dạng sau:

Lnwagei = β0 + β1agei + β2agei2 + β3CMKTi + β4Marriedi + β5Genderi + β6TTNTi + β7FDIi + β8Statei + β9branchi + β10occupi+ β11year + ei (*)

Trong đó, age và age2 lần lượt là biến tuổi và tuổi bình phương của người lao động, biến số này làm proxy cho biến kinh nghiệm (experience), theo Mincer (1993) và (Franz, 2003) cho rằng tiền lương có quan hệ cùng chiều với biến tuổi tuy nhiên mức tăng giảm dần ở khi tuổi càng cao.

CMKT là các biến giả cho các trình độ đào tạo nghề và đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên, cũng theo một số tác giả (Becker,1964; Mincer, 1993; Heckman, 1999; Fanz, 2003; Lynch, 1992 hoặc Blundell và cộng sự, 1999) cho rằng vốn nhân lực thể hiện qua các bậc học càng cao thì tỷ lệ hoàn trả giáo dục càng lớn (rate of reture) và như vậy giả thuyết cho rằng lao động qua đào tạo sẽ cải thiện được thu nhập.

Gender: Biến giả giới tính (nhận giá trị bằng 1 nếu là nam và bằng 0 nếu là nữ), giả thuyết cho rằng tiền lương của lao động nam cao hơn so với của lao động nữ (Trostel và cộng sự, 2002; Jacobson và cộng sự, 2005).

Bên cạnh đó mô hình đề xuất đưa thêm các yếu tố kiểm soát cho mô hình như: Biến giả TTNT (nhận giá trị bằng 1 nếu người lao động ở khu vực nông thôn và bằng 0 nếu người lao động ở khu vực thành thị), biến này nhằm phân biệt tiền lương giữa lao động ở nông thôn so với thành thị; biến giả loại hình sở hữu FDI và loai hình sở hữu nhà nước State nhằm phân tích sự khác biệt về tiền lương của lao động theo các loại hình sở hữu; biến giả ngành (branch) cũng được đưa vào để kiểm soát yếu tố ngành. Biến year được đưa vào kiểm soát yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)