Mô hình nghiên cứu tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 54)

nghèo đa chiều

Từ quá trình tổng quan nghiên cứu, xác định hệ thống thang đo nhằm xác định được biến đo lường về sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều”.

Dựa trên phương pháp xác định nghèo thu nhập để tính tỷ lệ nghèo ở vùng Tây Bắc. Kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu

Đào tạo là sự kết hợp cân đối giữa các tri thức thu nhận được trong hệ thống giáo dục đào tạo, trong gia đình, trong doanh nghiệp, thông qua các kênh thông tin khác nhau, mang đến kiến thức chung và có thể chuyển giao có lợi nhất cho việc làm. Đào tạo là công cụ, kênh trực tiếp tác động vào năng lực của các cá nhân, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học chính vì thế nó có ý nghĩa nhất định trong quá trình tạo việc làm cho người lao động đó là:

- Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện cho người học. Các nước có nhiều kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực thường coi trọng việc đào tạo để tạo ra một năng lực thực hiện cho người lao động. Đào tạo bao gồm đào tạo trong nhà trường, ngoài nhà trường, đào tạo tại gia đình, xã hội và tự đào tạo, đã làm tăng việc làm có kỹ năng của người lao động.

- Đào tạo để làm việc. Người lao động có được năng lực thực hiện, cần phải có chỗ việc làm để thể hiện năng lực đó. Đào tạo là để làm việc thì mới trở nên có ích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

- Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động. Cung càng nhiều lao động qua đào tạo nghề càng làm tỷ trọng nhóm này tăng lên trong tỷ phần lao động có chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động. Lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động, làm giảm tương đối tỷ trọng lao động không có chuyên môn kỹ thuật.

- Đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa, đào tạo trang bị kỹ năng, năng lực cho người lao động dịch chuyển từ khu

Lao động qua đào tạo nghề

Giảm nghèo

 Việc làm

 Thu nhập

Yếu tố kiểm soát

- Đặc điểm hộ gia đình - Đặc điểm người lao động

- Tỷ lệ, số lượng lao động được đào tạo tạo nghề

vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đào tạo nghề làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập có các cá nhân, tạo khả năng thay đổi và dịch chuyển việc làm, nhanh chóng thích nghi với các biến đổi về kinh tế và xã hội.

- Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở và xoay quanh “cầu lao động” trên thị trường lao động. Đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào… phải do cầu lao động (cung việc làm) quyết định.

Cách đề cập đối với vốn nhân lực giả thiết rằng các mức chênh lệch của tiền lương phản ảnh sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các nhóm lao động khác nhau. Giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn và người lao động có năng suất lao động cao hơn sẽ có được thu nhập và tiền lương cao hơn.

Lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn và có thu nhập kỳ vọng cao hơn so với nhóm không qua đào tạo. Hộ gia đình có lao động qua đào tạo nghề cũng được kỳ vọng sẽ có thu nhập bình quân đầu người tốt hơn. Do vậy sẽ giúp giảm nghèo nói chung và giảm nghèo đa chiều nói riêng.

Tóm lại: Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về lao động qua đào tạo nghề, tại chương 2 của luận án đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất, đã xác định được khái niệm và quan niệm về lao động qua đào tạo nghề. Thứ hai, làm rõ quan niệm về nghèo trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó làm rõ được khái niệm, thước đo và cách tiếp cận về nghèo đa chiều ở Việt Nam. Thứ ba, xác định được cơ sở lý thuyết nghiên cứu về tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ học nghề, đào tạo nghề cho người dân trong quá trình tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều. Thứ tư, xây dựng được khung phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU 3.1. Căn cứ lựa chọn mô hình và phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc

Tây Bắc là một phức hợp của những bản địa lớn, nhỏ nằm xen kẹp giữa các dãy núi cao bao bọc xung quanh. Nếu tính từ phía Bắc xuống, có dãy Pu La San, Pu Đen Đin chạy từ phía khu vực thượng lưu sông Đà đến Điện Biên Phủ. Song song với chúng là dãy Pu Sam Sao chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào. Đặc điểm địa lý cơ bản của vùng Tây Bắc là vùng núi cao, địa hình chia cắt nhiều tầng trên một nền địa chất phức tạp và sự phân hoá khí hậu sâu sắc. Độ dốc chiếm phần lớn diện tích Tây Bắc, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Tây Bắc là vùng lãnh thổ không chỉ phức tạp về địa hình, có chiều dài đường biên giới giáp với Trung Quốc và Lào mà còn đa dạng về thành phần dân tộc. Tây Bắc có trên 20 dân tộc anh em với tổng dân số 82.069.8 người Trong số đó, đông nhất là dân tộc Thái 718.424 người chiếm 32% dân số trong vùng; dân tộc Mường 551.649 người chiếm 24,8%; .

- Đặc điểm kinh tế: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi theo hộ gia đình, làm một số nghề thủ công, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các nguồn lợi tự nhiên sẵn có trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế thị trường đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc vùng Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống. Tuy vậy, ở một số vùng đã có sự xuất hiện của việc phát triển cây công nghiệp, trồng cây ngô và lúa giống mới có năng suất cao, mở rộng chăn nuôi đại gia súc và chú ý phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

- Đặc điểm xã hội: Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người cư trú ở Tây Bắc rất phong phú, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ. Về đặc điểm tộc người ở đây, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt.

- Đặc điểm văn hoá: Văn hoá của các tộc người vùng Tây Bắc rất đa dạng và phong phú.

+ Nhà ở của các tộc người Thái, Lào, Mường, Khơmú, Xinhmun, Kháng, Cống

+ Về trang phục: Đây là nét đa dạng và độc đáo nhất của bản sắc văn hóa tộc người thể hiện qua yếu tố văn hóa vật chất của các bộ trang phụ nữ và nam..

+ Về đồ ăn, uống: Các dân tộc vùng thấp như Thái và các dân tộc vùng rẻo giữa thường ăn cơm nếp đồ, hiện nay bà con đã ăn cơm tẻ nhiều hơn. Người Thái có món nậm Pịa, mọc, lạp và làm nhiều loại bánh từ bột nếp. Người Hmông thì món ăn đặc trưng vẫn là ngô bột được đồ lên (mèn mén), thắng cố, bánh dày được làm vào dịp tết Hmông.

+ Văn hóa tinh thần: Hầu hết các tộc người thiểu số sống vùng Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con người được tạo bởi nhiều tầng thế giới. Người Hmông, Dao đều cho rằng thế giới được tạo thành bởi trời, đất, nước, dưới mặt đất. Người Thái lại cho rằng riêng trời được cấu tạo bởi 3 tầng thế giới.

3.1.2. Đặc điểm lực lượng lao động vùng Tây Bắc

3.1.2.1. Đặc điểm lực lượng lao động theo khu vực

Lực lượng lao động là những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm. Có thể nói lực lượng lao động vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014-2018 thay đổi không nhiều qua các năm trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, số lao động ở nông thôn thường chiếm trên 82% tổng số lao động của toàn vùng và có xu hướng tăng qua các năm. Trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2018, đã có thêm 105.942 người tham gia vào lực lượng lao động của vùng trong đó số lao động ở khu vực thành thị chỉ tăng thêm 34.658 người, còn lại là ở khu vực nông thôn. Qua đây có thể thấy, với hơn 3 triệu người trong lực lượng lao động hàng năm nhưng lại tập trung chủ yếu ở nông thôn, làm những công việc giản đơn, không cần nhiều đến chuyên môn kỹ thuật là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế vùng Tây Bắc trong những năm qua còn rất nhiều khó khăn. Bởi trong giai đoạn nền kinh tế phát triển như vũ bão, cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng len lỏi vào đời sống của người dân, nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, nông thôn, không đưa khoa học kỹ thuật vào đời sống thì cuộc sống của người dân sẽ rất khó được cải thiện nếu như không muốn nói sẽ là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Chính vì vậy, cần lắm những chính sách dạy nghề, đào tạo nghề hướng tới lực lượng lao động ở nông thôn để người dân nông thôn tiếp cận được những công nghệ hiện đại, học được nhiều ngành, nghề bổ ích để không chỉ áp dụng trong nông nghiệp, mà còn có thể mở rộng sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ

Bảng 3.1: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo khu vực giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Người

Năm Thành thị Nông thôn Tổng

2014 549.936 2.594.662 3.144.598 2015 557.337 2.570.142 3.127.479 2016 577.228 2.693.567 3.270.795 2017 583.825 2.701.176 3.285.001 2018 584.594 2.665.946 3.250.540

Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm của TCTK

3.1.2.2. Đặc điểm lực lượng lao động theo giới tính

Không có sự khác biệt quá lớn trong lực lượng lao động theo giới tính ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 tuy nhiên có thể thấy rằng thường thì số lượng lao động nữ lớn hơn lao động nam, trong đó năm 2017 lao động nữ lớn hơn lao động nam khoảng 80.453 người, nhưng đến năm 2018 sự chênh lệch giữa lao động nữ và lao động nam chỉ còn khoảng 21.795 người. Cùng với sự tăng lên của lực lượng lao động của toàn vùng thì số lượng lao động nam và nữ đều tăng lên, nhưng qua 5 năm thì số lượng lao động nam tham gia vào lực lượng lao động cao hơn lao động nữ cụ thể có thêm 71.185 lao động nam trong khi đó số lượng lao động nữ chỉ tăng thêm 34.755 người. Có thể thấy rằng, lực lượng lao động của vùng tập trung chủ yếu ở nông thôn, những công việc này phù hợp với lao động nữ nhiều hơn vì vậy số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam là điều tất yếu. Với việc không mất cân đối về giới tính trong lực lượng lao động của vùng như hiện nay sẽ là yếu tố để triển khai các hoạt động đào tạo nghề được tiến hành một cách thuận lợi, rộng rãi.

Đơn vị tính: Người

Hình 3.1: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo giới tính giai đoạn 2012-2018

Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm của TCTK

3.1.2.3. Đặc điểm lực lượng lao động theo nhóm tuổi

Lực lượng lao động của vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 chủ yếu là lao động trẻ, dưới 35 tuổi chiếm tới 50% tổng số lao động của cả vùng. Đây là lực lượng đầy tiềm năng, thuộc độ tuổi vàng trong cơ cấu lao động giúp phát triển kinh tế của cả vùng. Một lực lượng chiếm tỷ lệ không nhỏ đó là lao động trung niên từ 35 đến 54 tuổi, tỷ lệ trong tổng số lao động của cả vùng của đối tượng này dao động từ 35% đến 40%. Lực lượng này tuy không phải là lực lượng lao động trẻ nhưng lại là những người có kinh nghiệm, được tích lũy rất nhiều kiến thức thực tế do đó họ có thể kết hợp giữa kiến thức học được từ đào tạo nghề với kỹ năng vốn có để không chỉ làm nghề mà còn tư vấn cho những lao động trẻ làm việc tốt hơn trong công việc. Những lao động trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ không nhiều khoảng 15% đến 20% tổng số lực lượng lao động, tuy vậy đây là những người lao động mặc dù đã tới tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn còn sức lao động. Nếu chính sách đào tạo nghề hướng tới đối tượng này, dạy cho họ những nghề phù hợp với sức khỏe và độ tuổi sẽ là một cách làm tốt để vẫn phát huy được sức lao động của họ, giúp người lao động ổn định được thu nhập của chính mình, tránh lệ thuộc vào con cái và không trở thành gánh nặng cho xã hội.

Đơn vị tính: Người

Hình 3.2: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018

Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm của TCTK

3.1.2.4. Đặc điểm lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Lực lượng lao động của vùng Tây Bắc tuy lớn nhưng trình độ của lao động lại không cao, đa số lao động của vùng là những lao động không có trình độ chuyên môn (chiếm khoảng trên 83% tổng số lao động của cả vùng). Đây là một trong những cản trở rất lớn trong việc phát triển kinh tế chung của cả vùng. Tỷ lệ người lao động học sơ cấp nghề và cao đẳng nghề cũng rất ít. Số lượng người lao động học trung cấp nghề có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2018 nhưng người lao động tham gia học đại học lại tăng lên 59.093 người trong vòng 5 năm. Phải chăng đang có sự dịch chuyển lao động từ trình độ thấp lên trình độ đào tạo cao hơn, tuy vậy số lượng lao động có trình độ đại học cũng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, đến năm 2018 cũng mới chỉ chiếm khoảng 6% trong lực lượng lao động của toàn vùng. Với một vùng với nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng lại có một lực lượng lao động đông đảo như vùng Tây Bắc cần có tập trung hơn nữa vào đào tạo nghề cho người lao động. Số lượng người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới trên 80% như hiện nay, việc đào tạo nghề tập trung ở trình độ trung cấp nghề là hợp lý, sau đó từng bước chuyển đổi dần sang các trình độ cao hơn để nâng cao tay nghề cũng như trình độ người lao động trong tương lai.

Đơn vị tính: Người

Hình 3.3: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2014-2018

Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm của TCTK

3.1.2.5. Đặc điểm lực lượng lao động theo tình trạng việc làm

Nếu chia lực lượng lao động vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 theo tình trạng việc làm thì có thể thấy lao động ở đây hầu hết có việc làm, chỉ khoảng 1% số người ở độ tuổi lao động thất nghiệp. Cùng với sự phát triển của lực lượng lao động thì số lao động có việc làm cũng như số lao động thất nghiệp cũng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu cụ thể trong vòng 5 năm số người thất nghiệp tăng 3.430 người và số người có việc làm tăng gần 122.000 người. Như đã phân tích ở trên, lao động ở vùng này chủ yếu ở nông thôn, lại không có chuyên môn kỹ thuật vì thế mặc dù được xét

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)