Nhóm giải pháp về giảm nghèo đa chiều

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 161 - 163)

- Thứ nhất, về xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025: Tách bạch rõ ràng các nội dung của các dự án thành phần và giao cho đầu mối các Bộ, ngành quản lý tránh sự trùng chéo và gây khó khăn cho địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện (như tách nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong Chương trình 30a và Chương trình 135 ra một dự án thành phần riêng về hỗ trợ phát triển sản xuất, quy định phạm vi, định mức hỗ trợ cho từng địa bàn đảm bảo ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện dự án này). Ngoài ra, Bổ sung các dự án có tính chất tác động đến đối tượng trung tâm là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo nhằm giải tạo sinh kế, việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo một cách hiệu quả, bền vững.

- Thứ hai, để thực hiện công tác giảm nghèo được tốt, trở thành phong trào mạnh mẽ và có hiệu quả, cần có sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành sát sao của chính quyền các cấp và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp; phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thứ ba, Phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp tích cực có tác động rất lớn đối với công tác giảm nghèo.

- Thứ năm, xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất. Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm cho các hộ nghèo là nội dung quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững.

- Thứ sáu, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ

chốt các xã, trưởng các thôn/bản, cán bộ làm công tác giảm nghèo phải có tâm huyết, sâu sát với chính quyền cơ sở và người dân nhất là các hộ nghèo.

- Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo tại các huyện, các xã để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế

độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

- Thứ tám, Đổi mới chính sách giảm nghèo: (i) Thiết kế lại các chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm bớt chính sách “cho không”, không có điều kiện; tạo động lực cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. (ii) Tập trung nguồn lực nâng cao năng lực cho người nghèo tiếp cận thị trường và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế (đất đai, vốn, khoa học- kỹ thuật, thị trường...) nhằm đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập; cân đối giữa chính sách hỗ trợ có hoàn lại với chính sách hỗ trợ cho không; mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo thoát nghèo bền vững.

- Thứ chín, về công tác tổ chức thực hiện: (1) Lập kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn tới (2020 - 2025) theo hướng ưu tiên tập trung nguồn lực cho các huyện nghèo nhất, các xã đặc biệt khó khăn; quản lý mục tiêu, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá; (2) Thực hiện phân cấp mạnh cho địa phương, cơ sở theo phương thức giao quyền, hỗ trợ trọn gói và tăng cường sự tham gia của người nghèo. Trên cơ sở tổng nguồn lực được giao trung hạn theo Luật Đầu tư công, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo những mục tiêu Chương trình đề ra.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)