Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác xây

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác xây

dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

3.2.6.1. Mục đích

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT cho cả lãnh đạo, CBQL, giáo viên và HS trong nhà trường là đều cần thiết. Ứng dụng CNTT trong nhà trường tạo cho việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, cần thiết nhằm cải thiện công tác dạy và học. Một hệ thống thông tin tốt sẽ là cơ sở để mọi công việc trong nhà trường được triển khai năng động, linh hoạt và kịp thời, hạn chế để xảy ra vấn đề không mong đợi, giúp lãnh đạo xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh, tạo niềm tin và sự tôn trọng của mọi thành viên trong nhà trường.

Ứng dụng CNTT tạo sự công khai, minh bạch các thông tin trong quản lý tạo ra động lực để nhà trường khẳng định mình với cộng đồng dân cư trong địa bàn, với toàn xã hội, tạo niềm tin và sự tôn trọng của nhân dân địa phương.

3.2.6.2. Nội dung

- Thông tin truyền thông có ba luồng chính thức gồm có: thông tin trên xuống, thông tin dưới lên và theo chiều ngang đều có chất lượng tốt.

Thông tin truyền thông trên xuống là luồng thông tin chính thức rõ ràng nhất và quen thuộc nhất trong nhà trường. Đó là các thông điệp, thông tin từ lãnh đạo nhà trường gửi tới các cấp dưới, bao gồm: các mục tiêu và chiến lược, chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, các quy tắc, quy phạm, thông tin biểu dương những cá nhân, tổ nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...

- Thông tin dưới lên bao gồm những thông điệp từ cấp thấp lên cấp cao hơn trong thứ bậc của tổ chức. Những thành viên của tổ chức cần được bày tỏ sự bất bình hoặc phàn nàn, cần báo cáo sự tiến bộ của mình, phản hồi công việc của mình lên cấp trên.

- Thông tin theo chiều ngang là sự trao đổi thông tin giữa những người ngang bằng về địa vị công tác, xảy ra trong một đơn vị hoặc giữa các đơn vị với nhau. Mục đích của thông tin theo chiều ngang không chỉ là sự thông báo mà còn là yêu cầu trợ giúp và phối hợp hoạt động.

Trong nhà trường, đó là những thông tin giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn, giữa các tổ nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, thông tin giữa các nhà trường, phối hợp về công tác tuyển sinh, đổi mới phương pháp, chương trình, sách giáo khoa, ...

Bên cạnh các luồng tin chính thức, người lãnh đạo cần chú ý đến các kênh không chính thức. Người lãnh đạo cần hòa mình với cấp dưới, hình thành mối quan hệ mật thiết với họ và trực tiếp nhận biết những thông tin về bộ phận nơi họ làm việc. Nếu người lãnh đạo thất bại trong việc sử dụng kênh này họ sẽ bị cô lập, bị cấp dưới xa lánh. Và như vậy, hiệu quả quản lý trong TTSP sẽ rất hạn chế.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường đầu tư cơ sở hạ tầng về CNTT như máy tính, máy chủ, hệ thống mạng để phục vụ cho việc áp dụng CNTT vào việc xây dựng xây dựng TTSP theo hướng TCHT.

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, để tranh thủ những phần tài chính riêng biệt cho việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như mở những lớp tập huấn về CNTT cho CB, GV sử dụng các phần miền phổ biến, dễ dùng như: Powerpoint, word, Excel, đặc biệt là khai thác tài nguyên thông tin trên các Inteenet. Việc tìm kiếm khai thác thông tin trên Internet cùng với việc sử dụng các phần miền phổ biến của Microsoft đã mở rộng và làm phong phú việc ứng dụng CNTT trong dạy học .

Sinh… và các phần miền công cụ môn học như Sketpatch, Geometry, Carbi, … để sử dụng cho các bộ môn trong việc mô hình hóa minh họa, mô phỏng… tập huấn để giáo viên sử dụng được các phần miền này.

Đưa Intenernet vào việc học tập của học sinh: giao bài tập mà công việc đòi hỏi cần tìm kiếm thông tin trên Internet để có thể hoàn thành nhanh, có chất lượng các bài tập được giao mà nếu như không có Internet thì học sinh khó hoặc không thể hoàn thành bài tập, công việc được giao.

Đưa phần miền tin học văn phòng và khai thác thông tin trên Internet tới giáo viên và học sinh để mọi người cùng sử dụng và có thể thêm những hỗ trợ khác từ phía cha mẹ, bạn bè… trong quá trình học tập và phối kết hợp quản lý giáo dục học sinh.

Toàn thể CB, GV chịu trách nhiệm thực hiện trong đó mỗi GV, CB phải tập trung dưới sự chỉ đạo và giám sát của cán bộ quản lý để thực hiện các công việc của biện pháp này.

3.2.7. Xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện tài chính hỗ trợ công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

3.2.7.1. Mục đích

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như dự trù các khoản tài chính cần thiết đáp ứng cho nhu cầu xây dựng TTSP theo hướng TCHT cho các trường THCS huyện Ngọc Hiển. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường với cơ sở vật chất và nguồn tài chính dòi giàu.

3.2.7.2. Nội dung

Để thực hiện giải pháp này chúng ta cần quan tâm các công việc của thể sau: - Đẩy mạnh việc lập quỷ cho việc xây dựng xây dựng TTSP theo hướng TCHT cho các trường THCS huyện Ngọc Hiển từ nguồn thu của Trường, vận động đóng góp từ các mạnh thường quân.

- Lập kế hoạch, dự toán về chi phí để xây dựng TTSP theo hướng TCHT ở mỗi trường THCS huyện Ngọc Hiển theo tuần năm để có thể nắm được con số cụ thể về chi phí, từ đó tiến hành phân tích và tìm các nguồn cho hợp lý nhất.

- Tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học cũng như cho công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT ở mỗi trường THCS huyện Ngọc Hiển theo tuần năm.

- Nhà trường trú trọng đến việc đầu tư các thiết bị ứng dụng CNTT trong dạy học như Máy tính, Mạng internet, máy in…

- Tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

- Đánh giá, kiểm tra thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho từng năm học; chỉ đạo các đơn vị trong trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Nhà trường thành lập Ban quản lý tài sản - thiết bị, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách thống kê, kiểm tra tài sản định kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, nhà trường giao trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản cho từng đơn vị; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.

- Khai thác các nguồn kinh phí từ dự án của nước ngoài, các chương trình mục tiêu của Chính phủ, sự hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cân đối từ việc tiết kiệm chi để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ tốt công tác đào tạo của nhà trường.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng kết hợp các tổ chức đoàn thể đặc biệt là công đoàn chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng cần tranh thu các nguồn tài chính của nhà trường để có thể đẩy mạnh các công tác tài chính cũng như đầu tư cơ sở vật chất.

Nhà trường cần đẩy mạnh các giải pháp phương án cần thiết để có thể tăng thêm nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để đạt được thành công trong quá trình xây dựng TTSP nhà trường theo hướng TCBHT, người lãnh đạo cần phối hợp đồng bộ các biện pháp đã nêu trên. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để thực hiện, biện pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện biện pháp kia. Chẳng hạn, khó có thể đạt được thành công trong triển khai hệ thống biện pháp, nếu HT không dành sự quan tâm thích đáng đến việc thực hiện biện pháp.

Đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Các biện pháp nêu trên cũng cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, chúng ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ. Các biện pháp xây dựng TTSP nhà trường theo hướng TCHT được xây dựng ở trên không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức, mà còn có mối quan hệ biện chứng về nội dung. Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để thực hiện, biện pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện biện pháp kia. Chẳng hạn, khó có thể đạt được thành công trong triển khai hệ thống biện pháp, nếu HT không dành sự quan tâm thích đáng đến việc thực hiện biện pháp.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm

- Mục tiêu khảo nghiệm: Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất, kiểm chứng về mực độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Quản lý TTSP theo tiếp cận TCHT ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ CB - GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm: Khảo mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

- Phương pháp khảo nghiệm: phát bảng hỏi được thiết kế sẵn cho CB – GV

3.4.1.3. Phương pháp khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn cụ thể về bảng hỏi như sau:

Bảng hỏi dùng điều tra về tính cần thiếp của các biện pháp.

Bảng hỏi phỏng vấn dùng điều tra về tính khả thi của các biện pháp.

3.4.1.4. Tổ chức khảo sát

Cơ cấu về mẫu khảo sát được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu khảo sát

Stt Trường Hiệu Trưởng Phó

Hiệu Trưởng

1 Bông Văn Dĩa 1 1

2 Tam Giang Tây 1 1

3 Tân Ân Tây 1 1

4 Đất Mũi 1 1

5 Viên An Đông 1 1

Tổng 5 5

Tác giả tiến hành khảo sát 150 giáo viên, 5 Hiệu trưởng và 5 Phó Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Thời gian và tiến trình khảo sát: Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021.

3.4.1.5. Phương pháp xử lý

Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu khảo sát đó là thống kê mô tả và đại lượng chủ yếu được sử dụng trong phương pháp này đó chính là trung bình.

x ̅ = x1 ∗ f1 + x2 ∗ f2 + x3 ∗ f3 + x4 ∗ f4 + x5 ∗ f5 f1 + f2 + f3 + f4 + f5

Trong đó:

x: mức độ (từ 1 điểm đến 5 điểm) f: số người đánh giá.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Thứ nhất, mức độ cấp thiết của các giải pháp được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả thăm dò mức độ cấp thiết của Biện pháp Quản lý TTSP theo tiếp cận TCHT

Stt Nội dung

Mức độ

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết

SL % SL % SL %

1

Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL,giáo viên, nhân viên nhà trường và các bên liên quan về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

78 52,0 71 47,0 1 1,0

2 Đổi mới phong cách lãnh

đạo, quản lý 96 64,0 51 34,0 3 2,0

3

Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng sư phạm nhà trường theo định hướng TCHT

75 50,0 69 46,0 6 4,0

4

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện trong nhà trường

80 53,3 67 44,7 3 2,0

5

Tạo động lực cho các thành viên trong TTSP hướng đến TCHT

Stt Nội dung

Mức độ

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết

SL % SL % SL %

6

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

113 75,3 30 20,0 7 4,7

7

Xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện tài chính hỗ trợ công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

74 49,3 69 46,0 7 4,7

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Qua bảng 3.2 cho thấy các giải pháp đều được CB, GV đánh giá từ 95% ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đối với các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển.

Thứ hai, kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả thăm dò mức độ khả thi của Biện pháp Quản lý TTSP theo tiếp cận TCHT

Stt Nội dung

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

SL % SL % SL %

1

Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL,giáo viên, nhân viên nhà trường và các bên liên quan về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

23 15,3 79 52,7 48 32,0

2 Đổi mới phong cách lãnh đạo,

quản lý 21 14,0 97 64,7 32 21,3

3

Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng sư phạm nhà trường theo định hướng TCHT

Stt Nội dung

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

SL % SL % SL %

4 Xây dựng môi trường làm việc

thân thiện trong nhà trường 32 21,3 64 42,7, 54 36,0 5 Tạo động lực cho các thành viên

trong TTSP hướng đến TCHT 20 13,3 81 54,0 49 32,7 6

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

23 15,3 97 64,7 30 20,0

7

Xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện tài chính hỗ trợ công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT

51 34,0 69 46,0 30 20,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Qua bảng 3.3 cho thấy các giải pháp đều được CB, GV đánh giá có tính khả thi cao để thực hiện các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp quản lý TTSP theo tiếp cận TCHT do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

Tiểu kết Chương 3

Nội dung của chương 3 đã đề cập đến một số nguyên tắc xây dựng và đề xuất 7 biện pháp quản lý xây dựng TTSP các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển theo hướng TCHT. Mỗi biện pháp đều được phân tích cụ thể, chi tiết về ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý, tác động vào tất cả nội dung của công tác quản lý xây dựng TTSP các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển theo hướng TCHT. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, các biện pháp này phải được thực hiện đầy đủ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp mà chúng tôi nghiên ứcu đề cập đến đều có tính cấp thiết và khả thi cao trong điều kiện hiện nay ở các trường THCS ở huyện Ngọc Hiển. Nhà trường cần vận dụng một cách tổng thể, linh hoạt, sáng tạo vào công tác xây dựng TTSP theo hướng TCHT góp phần phát triển nền giáo dục tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)