Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý xây dựng tập thể sư

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý xây dựng tập thể sư

phạm theo hướng tổ chức học tập ở trường Trung học cơ sở

Trong quản lý nhà trường vấn đề xây dựng TTSP là vấn đề then chốt có tính chất quyết định đến sự phát triển và hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy, các thành viên của TTSP cần phải nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng TTSP.

Qua kết quả khảo sátở bảng 2.9 cho thấy CB, GV đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác xây dựng TTSP (rất quan trọng và quan trọng chiếm hơn 88%). Tuy nhiên, vẫn còn một số GV, NV còn nhận thức chưa rõ ràng về vấn đề này (9,3% không rõ về tầm quan trọng).

Bảng 2.9: Nhận thức của CB, GV về công tác xây dựng TTSP

Nội dung

Mức độ Rất quan

trọng Quan trọng

Không

quan trọng Không rõ

SL % SL % SL % SL %

Tầm quan trọng của công tác xây dựng TTSP

94 62,7 40 26,7 2 1,3 14 9,3

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Với tỷ lệ hơn 88% CB, GV nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng TTSP là tín hiệu đáng mừng, đây sẽ là lực lượng nòng cốt tác động, thuyết phục chuyển hóa các thành viên còn lại (9,3% không rõ) để hạn chế đến mức thấp nhất số thành viên “đứng ngoài” TTSP. Để thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT, tác giả còn khảo sát CB, GV về kết quả mà TTSP mang đến cho các trường THCS tại huyện Ngọc Hiển như sau:

Bảng 2.10: Đánh giá về TTSP các trường THCS tại huyện Ngọc Hiển hiện nay

Stt Nội dung

Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Có truyền thống tập thể tốt đẹp, các thành viên luôn ý thức giữ gìn và phát huy

50 33,3 86 57,3 15 10,0

2 Có sự thống nhất về tư tưởng và hành

động của các thành viên trong tập thể 36 24,0 79 52,7 35 23,3

3

Giữa các thành viên có sự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, có ý thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

17 11,3 110 73,4 23 15,3

4

Mọi người đều nhiệt tình tích cực tham gia hoạt động chung của nhà trường

32 21,3 103 68,7 15 10,0

5 Có giáo viên, nhân viên vững vàng về

chuyên môn, tích cực 23 15,3 94 62,7 34 22,7

6 Có văn hóa sư phạm, khéo léo trong

Stt Nội dung

Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL % SL % SL %

7 Có sự quan tâm đến đời sống vật chất

và tinh thần từng thành viên 21 14,0 95 63,3 34 22,7 8 Có ý thức tự phê bình, có sự tôn trọng,

giúp đỡ nhau khắc phục khuyết điểm 41 27,3 77 51,3 32 21,3 9

Có sự thống nhất về mục đích chung giữa các nhóm chính thức và không chính thức

35 23,3 91 60,7 24 16,0

10 Các luồng dư luận đều lành mạnh, tích

cực 20 13,3 98 65,3 32 21,4

11 Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, sử

dụng đúng người, đúng việc 57 38,0 60 40,0 33 22,0 12 Thành viên đều có ý thức tổ chức kỷ

luật tập thể 30 20,0 85 56,7 35 23,3

13 Có động viên khen thưởng kịp thời,

khách quan 26 17,3 103 68,7 21 14,0

14

GV, NV tâm huyết với nghề, yêu thương hoạc sinh, quan tâm giáo dục HS chậm tiến bộ, HS có hoàn cảnh khó khăn

42 28,0 97 64,7 11 7,3

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Kết quả bảng 2.10. cho thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã tán đồng với các nội dung mang tính tích cực của TTSP nhà trường, cụ thể tổng tỷ lệ các mức “rất đồng ý” và “ đồng ý” với từng nội dung về tính tích cực của tập thể đều trên 75%. Kết quả này cho thấy đa số CB, GV đã đánh giá về tập thể sư phạm của các trường THCS huyện Ngọc Hiển là tích cực.

Nhiều năm qua, việc xây dựng TTSP ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển luôn được chú trọng. Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ thường xuyên được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Đây vừa là kết quả của việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành, đồng thời còn là nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường học thông qua các hoạt động hướng nghiệp, các kế hoạch tạo nguồn, đầu tư tuyển chọn ở cơ sở giáo dục.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về sự quan tâm xây dựng TTSP của CBQL

Stt Nội dung

Mức độ Rất quan

tâm Quan tâm

Không quan tâm

SL % SL % SL %

1 Quan tâm đến công tác

dựng TTSP 39 26,0 111 74,0 0

2 Dành thời gian đầu tư cho

việc xây dựng TTSP 38 25,3 112 74,7 0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Kết quả trên cho thấy tất cả thống nhất nhận định việc xây dựng TTSP có vai trò quan trọng, trong đó có 100% ý kiến khẳng định là rất quan tâm và quan tâm cho công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)