Tình hình giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS

Cùng với việc thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển giáo dục. Giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau tiếp tục ổn định và có bước phát triển vững chắc. Các mặt công tác hoàn thành tốt. Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đều được công nhận hoàn thành đạt và vượt mức 11/11 chỉ tiêu công tác.

- Triển khai thực hiện khá tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Việc dạy và học chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học và THCS về cơ bản đã đi vào nề nếp, có bước chuyển biến tích cực về chất lượng và các mặt giảng dạy trong nhà trường có nhiều tiến bộ.

- Việc phối hợp với các lực lượng làm công tác giảng dạy có sự tiến triển mạnh mẽ; công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giảng dạy, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, đánh giá thi cử nghiêm túc, trung thực, thu ngắn khoảng cách về chất lượng giảng dạy ở thành thị và nông thôn.

- CSVC và phương tiện dạy học còn nhiều khó khăn bất cập so với yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy.

- Đội ngũ GV vừa thiếu lại vừa thừa, chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giảng dạy.

- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp và đội ngũ CBQL còn nhiều lúng túng.

- Chất lượng GD còn nhiều khó khăn, nhất là huyện mới chia tách.

2.3. Thực trạng xây dựng tập thể sư phạm ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau nhìn từ giác độ tổ chức học tập

2.3.1. Thực trạng công tác phát triển nhân sự trong tập thể sư phạm

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, các trường đã triển khai kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ bằng nhiều hình thức, khắc phục dần tình trạng thiếu thừa cục bộ và yếu kém về chuyên môn.

trị, QLGD, chuyên môn đã góp phần quan trọng nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường.

Số lượng GV đạt chuẩn đào tạo được phân công giảng dạy đúng chuyên môn ngày càng nhiều. Chất lượng giáo dục và tỉ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm của huyện đều bằng hoặc cao hơn tỉ lệ chung của tỉnh.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các TTSP được các cấp QLGD quan tâm, đa số GV tâm huyết, yêu nghề, gắn bó với công việc, có tinh thần vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất, lối sống phù hợp với các quy định về đạo đức nhà giáo. Công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, các hoạt động bồi dưỡng trong hè, các hình thức bồi dưỡng chuyên môn ở trường, ở tổ, phong trào thi GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng và làm đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá HS, … đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phấn đấu vươn lên của đội ngũ GV.

Nghiên cứu kết quả đánh giá cán bộ hàng năm ở các trường nhận thấy:

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá cán bộ, giao viên các trường THCS

Nhân sự Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Hiệu trưởng 5 3 2 Phó hiệu trưởng 5 3 2 Giáo viên 143 68 4 104 39 Tổng phụ trách 2 2 Nhân viên 18 3 15 Cộng 173 68 4 3 127 43 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đội ngũ GV của các trường đều có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề.

Hầu hết GV có kỹ năng soạn giáo án thể hiện đầy đủ mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học. Số GV có ý thức và năng lực về đổi mới phương pháp dạy học tập trung cao ở các bộ môn tự nhiên.

Hầu hết các GV trẻ đều có kỹ năng ứng dụng tin học, soạn giáo án điện tử, khai thác tài liệu trên internet, sử dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy, thực hiện tốt việc ra đề kiểm tra.

GV các trường có thái độ giao tiếp đúng mực với phụ huynh HS, một số GV đã làm tốt công tác huy động cộng đồng.

GV của trường có nhận thức mới về công tác tự bồi dưỡng, nhiều GV đã ý thức được là phải học suốt đời, học thường xuyên.

Các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các quy chế theo đúng quy định. Tuy nhiên trong TTSP vẫn còn một số GV ngại học, ngại đổi mới, chỉ tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn một cách chiếu lệ, hình thức.

2.3.2. Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển tập thể sư phạm

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác xác định chiến lược phát triển TTSP của các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, thể hiện bảng sau:

Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng chiến lược tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển

Stt Nội dung

Mức độ

Cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL %

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về sự cần thiết của việc xây dựng TTSP nhà trường vững mạnh.

47 31,3 88 58,7 15 10,0

2 Viễn cảnh của các trường được

xác định rõ 33 22,0 93 62,0 24 16,0

3

Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp.

64 42,7 58 38,7 28 18,6

4

Có chiến lược và kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

23 15,3 112 74,7 15 10,0

5 Quan hệ công tác được xây

dựng đúng đắn trong tập thể 45 30,0 83 55,3 22 14,7 6 Các quan hệ đồng nghiệp được

chú trọng xây dựng 55 36,7 78 52,0 17 11,3

7 Các hoạt động giao lưu trong tổ

chức được tổ chức đều đặn 35 23,3 85 56,7 30 20,0 8 Các truyền thống được nối tiếp 71 47,3 52 34,7 27 18,0 9 Dư luận tập thể lành mạnh được

Stt Nội dung

Mức độ

Cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL %

10 Xây dựng bầu không khí tâm lý

tích cực trong tập thể 57 38,0 72 48,0 21 14,0 11 Các quyết định QL được đưa ra

dựa trên sự đồng thuận cao 53 35,3 72 48,0 25 16,7 12 Lãnh đạo xây dựng được phong

cách quản lý phù hợp 69 46,0 62 41,3 19 12,7

13

Tinh thần hợp tácđược đề cao trong các công việc chung cũng như các công việc cá nhân

42 28,0 90 60,0 18 12,0

14 Nhà trường được xây dựng theo

định hướng TCHT 23 15,3 79 52,7 48 32,0

15

Tự chủ và tự quản là kim chỉ nam trong tư duy quản lý của nhà trường

40 26,7 80 53,3 30 20,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Qua kết quả khảo của bảng 2.3 cho thấy số nội dung được CB, GV đánh giá mức độ cao như:

Ở nội dung 1 và nội dung 14 về tuyên truyền nhận thức xây dựng TTSP vững mạnh theo hướng tổ chức biết học tập có đến 10% và 32% CB, GV đánh giá ở mức độ thấp có thể các thành viên này đánh giá việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho TTSP của cán bộ quản lý chưa tốt cộng với việc chưa hiểu rõ khái niệm tổ chức biết học tập.

Nội dung 3 “Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp” có 64 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 42,7%, có 58 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 38,7% và có 28 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 18,6%;

Nội dung 8 “Các truyền thống được nối tiếp” có 71 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 47,3%, có 52 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 34,7% và có 27 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 18%;

Nội dung 10“Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể” có 57 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 38%, có 72 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 48% và có 21 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 14%;

Nội dung 12 “Lãnh đạo xây dựng được phong cách quản lý phù hợp” có 69 người đánh giá mức độ cao chiếm tỷ 46,0%, có 62 người đánh giá mức độ trung bình chiếm tỷ 41,3% và có 19 người đánh giá mức độ thấp chiếm tỷ 12,7%;

Theo đánh giá của CB, GV cho thấy việc xây dựng chiến lược xây dựng TTSP của các trường THCS dựa trên tư tưởng “Các truyền thống được nối tiếp”,xây dựng “Lãnh đạo xây dựng được phong cách quản lý phù hợp” và “Xây dựng chế độ làm việc hợp lý trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp” vì ba nội dung này được nhiều CB, GV đánh giá cao.

Các nội dung 2, 4, 7, 15 được CB, GV đánh giá mức độ thấp không làm nản lòng người làm công tác quản lý tâm huyết, đây chính là thực trạng, là thách thức hiện tại của các trường trong giai đoạn có nhiều sự ảnh hưởng, sự thay đổi trong quá trình hội nhập từ cơ chế hoạt động bao cấp chuyển sang cơ chế từng bước tự chủ về tài chính của nhà trường hiện nay. Sự trăn trở của CB, GV, NV có giá trị nền tảng cho việc đề xuất giải pháp khai thông chiến lược phát ộl để hướng đến xây dựng TTSP các trường THCS huyện Ngọc Hiển thành Tổ chức biết học tập.

2.3.3. Thực trạng xây dựng các mối quan hệ trong tập thể sư phạm

Kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng các mối quan hệ trong TTSP được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.4: Thực trạng xây dựng các mối quan hệ trong TTSP

St

t Nội dung

Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Giao trách nhiệm và uỷ quyền, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đưa ra các quyết định.

87 58,0 41 27,3 22 14,7

2

Chia sẻ và cung cấp đầy đủ, các thông tin về nhà trường cho tất cả những người có liên quan

81 54,0 39 26,0 30 20,0

3 Tạo bầu không khí thi đua, tích

cực, tự giác làm việc và học tập 69 46,0 46 30,7 35 23,3 4 Hiệu trưởng là người kết nối 45 30,0 75 50,0 30 20,0 5

Hiệu trưởng coi trọng việc tạo nên sự đồng thuận cho hoạt động

30 20,0 60 40,0 60 40,0

Qua bảng trên cho thấy thực trạng xây dựng mối quan hệ trong TTSP ở các trường THCS theo chiều hướng ủy quyền vì nội dung thứ nhất “Giao trách nhiệm và uỷ quyền, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đưa ra các quyết định.” được 87 CB, GV đánh giá rất đồng ý chiếm tỷ lệ 58,0% và 41 CB, GV đánh giá đồng ý chiếm tỷ lệ 27,3 %. Mối qua hệ trong TTSP còn là mối quan hệ chia sẽ vì nội dung thứ hai “Chia sẻ và cung cấp đầy đủ, các thông tin về nhà trường cho tất cả những người có liên quan” có 81 CB, GV đánh giá rất đồng ý chiếm tỷ lệ 54,0% và 39 CB, GV đánh giá đồng ý chiếm tỷ lệ 26,0%. Ba nội dung còn lại đều có hơn 60% CB, GV đánh giá hai mức độ Rất đồng ý và đồng ý, qua đó cho thầy THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang xây dựng mối quan hệ trong TTSP theo hướng dân chủ và Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng nhất, và góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT.

2.3.4. Thực trạng văn hóa tổ chức của tập thể sư phạm

Kết quả đánh giá của CB, GV về thực trạng văn hóa tổ chức của TTSP tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5: Thực trạng văn hóa tổ chức của TTSP

Stt Nội dung

Mức độ

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Mọi người trong nhà trường luôn phải niềm nở, tươi cười và lịch thiệp với mọi người

89 59,3 42 28,0 20 13,3

2

Xưng hô trong giao tiếp, ứng xự phải chuẩn mực, nên gọi người dưới quyền bằng “anh, chị, Thầy, Cô”;

98 65,3 38 25,4 14 9,3

3 Biểu hiện lòng chân thành với

mọi người 86 57,3 47 31,4 17 11,3

4

Hiệu trưởng lắng nghe ý kiến của họ , cần để họ trình bày một cách thoải mái

81 54,0 55 36,7 14 9,3

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Bảng 2.5 cho thấy:

Nội dung thứ 1 “Mọi người trong nhà trường luôn phải niềm nở, tươi cười và lịch thiệp với mọi người” có 89 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 59,3%; có 42 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 28% và 20 người đánh giá không

đồng ý 13,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều thứ hai. Nội dung thứ 2 “Xưng hô trong giao tiếp, ứng xự phải chuẩn mực, nên gọi người dưới quyền bằng “anh, chị, Thầy, Cô” có 98 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 65,3%; có 38 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 25,4% và 14 người đánh giá không đồng ý 9,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều nhất.

Nội dung thứ 3 “Biểu hiện lòng chân thành với mọi người” có 86 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 57,3%; có 47 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 31,3% và 17 người đánh giá không đồng ý 11,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều thứ ba.

Nội dung thứ 4 “Hiệu trưởng lắng nghe ý kiến của họ , cần để họ trình bày một cách thoải mái” có 81 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 54%; có 55 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 36,7% và 14 người đánh giá không đồng ý 9,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều thứ tư.

Nhìn chung 4 chỉ tiêu đánh giá về văn hóa tổ chức của các trường đều được CB, GV đánh giá cao hơn 80% CB, GV đánh giá ở mức rất đồng ý và đồng ý. Điều này có ý nghĩa văn hóa tại các trường là một văn hóa lịch sự, pha trộn sự tôn trọng và chia sẽ mọi việc lẫn nhau. Đây có thể xem một nét văn hóa đẹp mà các trường đã xây dựng được trong thời điểm hiện tại, đây cũng là một trong những yếu tố để tạo nên sự thành công trong việc xây dựng TTSP theo hướng TCHT tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển.

2.3.5. Thực trạng nhận thức của các thành viên về quyền hạn, nhiệm vụ trong xây dựng tập thể sư phạm xây dựng tập thể sư phạm

Nhìn chung từ Hiệu Trưởng các Trường cho đến cán bộ, giáo viên, đều nhận thức rõ nhận thức của mình trong vai trò thực hiện, thể hiện qua: Sự ủy quyền của Hiệu trưởng và Sự phân công công việc cho các thành viên trong tập thể sư phạm:

- Sự ủy quyền của Hiệu trưởng: Ủy quyền giúp công việc hoàn thành thuận lợi hơn, đồng thời tạo cơ hội để cấp dưới rèn luyện, trưởng thành, phát huy năng lực làm việc. Để tìm hiểu thực trạng sự ủy quyền trong TTSP, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 cán bộ, giáo viên và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về sự ủy quyền của Hiệu trưởng các Trường Stt Nội dung Mức độ Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 CB-GV biết tính chất, phạm vi

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)