7. Cấu trúc luận văn
2.3.6. Thực trạng công tác minh bạch thông tin về tập thể sư phạm
Thực trạng về công tác minh bạch thông tin về TTSP được tác giả đánh giá thông qua kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về công tác minh bạch thông tin về TTSP
Stt Nội dung
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1 Thông tin truyền thông từ
trên xuống dưới. 54 36,0 88 58,7 8 5,3
2 Thông tin truyền thông từ
dưới lên trên 24 16,0 84 56,0 42 28,0
3 Thông tin truyền thông
theo chiều ngang 72 48,,0 63 42,0 15 10,0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)
Từ bảng trên cho thấy:
- Về việc truyền thông thông tin từ trên xuống: Có 58,7% CB-GV nhận xét thông tin truyền thông từ trên xuống rõ ràng ở mức trung bình; Tuy nhiên, chỉ có 36% CB-GV nhận xét là cao và có tới 5,3% CB-GV nhận xét là thấp. Thông tin truyền thông từ trên xuống trong tổ chức chính là thông tin chính thống, căn cứ vào thông tin này để CB-GV thực hiện công việc. Thông tin không rõ ràng sẽ gây lúng túng cho người thực hiện mệnh lệnh, cấp dưới phải hiểu và nắm rõ thông tin sẽ thực hiện tốt được công việc. Bản thân hiệu trưởng khi đưa ra thông tin thì phải có trách nhiệm với những thông tin của mình: thông tin phải chuẩn theo đúng chỉ đạo của các cấp và rõ ràng. Khi hiệu trưởng truyền thông tin xuống thì tất cả các thành viên trong TTSP phải rõ các thông tin, chỉ cần một vài người không hiểu rõ được thông tin thì việc thực hiện công việc chung trong một tập thể sẽ không thể thành công. Cũng giống như một cỗ máy, muốn chuyển động được thì các mắt xích phải liên kết với nhau, nếu một mắt xích hỏng thì cỗ máy sẽ ngừng hoạt động.
- Về việc truyền thông thông tin từ dưới lên: 56 % CB-GV nhận xét là rõ ràng ở mức trung bình; Có tới 28 % CB-GV nhận xét là rõ ràng ở mức thấp và chỉ có 16 %
CB-GV nhận xét rõ ràng ở mức cao. Việc truyền thông thông tin từ dưới lên giúp hiệu trưởng cập nhật và nắm bắt được tình hình triển khai và thực hiện công việc của cấp dưới. Căn cứ vào thông tin nắm bắt được để hiệu trưởng có thể điều chỉnh cũng như biết được hiệu quả công tác chỉ đạo của mình. Ngoài công việc, hiệu trưởng cũng cần phải biết được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình của từng nhân viên, giúp hiệu trưởng điều hành công việc vừa có lý vừa có tình. Tuy nhiên, hiệu trưởng cũng cần phải kiểm chứng những thông tin truyền thông từ dưới lên để loại bỏ những thông tin rác hoặc thông tin không có tính chất xây dựng vì chúng làm ảnh hưởng đến quan hệ nội bộ. Nhận xét của giáo viên là lãnh đạo nhà trường chưa nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết từ cấp dưới. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác lãnh đạo của hiệu trưởng.
- Thông tin truyền thông theo chiều ngang được nhiều CB-GV đánh giá là rất rõ ràng ở mức cao (48,0%); Có 42,0% CB-GV nhận xét thông tin rõ ràng mức trung bình và chỉ có 10,0% CB-GV nhận xét rõ ràng ở mức thấp. Việc truyền thông tin giữa cán bộ với cán bộ, giáo viên với giáo viên có ảnh hưởng lớn đến sự phối hợp làm việc trong một tổ chức. Trong nhà trường, giáo viên biết chia sẻ công việc, truyền đạt kinh nghiệm giảng dạy cho nhau thì chuyên môn của trường đó sẽ rất vững vàng. Một trường không thể có chuyên môn tốt nếu như mỗi cá nhân giáo viên chỉ biết có phần việc của mình, không có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc và không có sự chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy cho nhau. Đặc biệt, trong công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, học sinh chậm tiến thì giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải có sự truyền thông thường xuyên về đối tượng học sinh lớp đang cần giáo dục của lớp mình phụ trách, thông tin về tình hình thực hiện nền nếp, thông tin về tình hình học tập….để cùng nhau phối hợp giáo dục học sinh.
2.4. Thực trạng quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau