Thực trạng công tác phân tích hiện trạng của tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác phân tích hiện trạng của tổ chức

Việc tích hiện trạng của tổ chức được thực hiện các cách đánh giá về CB-GV qua các nội dung sau:

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về CB, GV Stt Nội dung Mức độ Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức,

lối sống của giáo viên 130 86,7 18 12,0 2 1,3 2

Năng lực tìm hiểu đối tượng và

môi trường giáo dục 113 75,3 34 22,7 3 2,0

3 Năng lực dạy học 127 84,7 21 14,0 2 1,3 4 Năng lực giáo dục 15 10,0 117 78,0 18 12,0 5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 122 81,3 25 16,7 3 2,0 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp 15 10,0 125 83,3 10 6,7

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)

Qua bảng 2.12 cho thấy:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên của GV các trường THCS huyện Ngọc Hiển được đánh giá rất cao. Sở dĩ như vậy là do CB-GV có quan điểm lập trường vững vàng, có tinh

thần đoàn kết tương thân tương ái, có tinh thần cầu thị, có lối sống trong sạch lành mạnh và mẫu mực, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trung tâm và địa phương. Đội ngũ giáo viên của nhà trường có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề. Các thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn luôn chăm lo đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá việc ứng xử với học sinh và đồng nghiệp chưa cao, điều đó thể hiện giáo viên cần phải nâng cao hơn nữa nghiệp vụ sư phạm cũng như cách ứng xử với đồng nghiệp trong nhà trường.

- Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của GV các trường THCS huyện Ngọc Hiển được đánh giá khá cao. Để làm tốt công việc này, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã tiến hành tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra kiến thức đầu năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm trước, tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng và đặc điểm của học sinh. Từ đó giáo viên phân loại, lên kế hoạch cho các hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về học sinh qua nhiều nguồn như: gặp gỡ phụ huynh học viên, phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, cán bộ lớp….giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học và giáo dục kịp thời và phù hợp. Đa số giáo viên nắm được điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn học của nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục. Tuy nhiên tính chủ động thâm nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp điều tra của giáo viên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của gia đình, gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh chưa được chú trọng và thực hiện chưa có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

- Về năng lực dạy học: Năng lực dạy học của giáo viên được đánh giá tương đối tốt vì: Đa số giáo viên nắm được chương trình chung ở tất cả các khối, nhưng vẫn còn một số giáo viên (mới ra trường giảng dạy chưa được 4 năm) chỉ nắm được chương trình ở khối mình giảng dạy. Vẫn còn một số giáo viên hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy còn hạn chế, dẫn đến việc xử lý các tình huống dạy học và giáo dục nhiều khi còn cứng nhắc, chưa đạt hiệu quả. Hầu hết giáo viên đều nắm vững nội dung và kiến thức môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống. Nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy

với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học. Những giáo viên có kinh nghiệm và có năng lực đã tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh giúp học sinh biết cách tự học. Số giáo viên có ý thức và năng lực về đổi mới phương pháp dạy học tập trung cao ở bộ phận giáo viên trẻ và giáo viên trung tuổi. Một số giáo viên đã sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác; biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất nên những giờ học có ứng dụng tin học chưa nhiều và số giờ dạy ứng dụng CNTT ở giáo viên có tuổi còn hạn chế. Trong các giờ học một số giáo viên đã tổ chức tốt nhịp điệu làm việc giữa thầy và trò, tránh cho học sinh tâm lý căng thẳng, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, nhàm chán. Trong tạo lập bầu không khí học tập, đa số giáo viên đã tạo được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, khuyến khích học sinh mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên; đảm bảo điều kiện học tập an toàn; tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học. Trong công tác quản lý hồ sơ dạy học 100% giáo viên đã xây dựng được hồ sơ dạy học và bảo quản, phục vụ cho dạy học theo quy định. Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đa số giáo viên vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.

- Về năng lực giáo dục: Năng lực giáo dục của CB- GV được đánh giá chưa cao là do: Mặc dù, trong công tác xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, các giáo viên đã tuân thủ hướng dẫn lập kế hoạch của Ban giám hiệu kế hoạch đã thể hiện rõ mục tiêu; các hoạt động được thiết kế cụ thể khá phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở học sinh; tiến độ thực hiện khả thi. Tuy nhiên, một số kế hoạch chưa đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, một số kế hoạch còn chung chung. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục cũng được quan tâm. Tuy nhiên một số giáo viên chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Đa số giáo viên đã vận dụng khá hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; một số giáo viên trung tuổi có nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt. Mặc dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp được thực hiện đều đặn song nội dung và hình thức chưa thật sự hấp dẫn, phong phú, Số GV có

năng lực về tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh không nhiều. Một số giáo viên còn tâm lý e ngại, chưa nhiệt tình, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giảng dạy các chuyên đề.

- Về năng lực hoạt động chính trị, xã hội: Trong công tác phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng, chủ yếu giáo viên chủ nhiệm và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đưa ra các phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh. Trong công tác tham gia hoạt động chính trị, xã hội do các tổ chức chính trị, xã hội do nhà trường khởi xướng và do địa phương tổ chức các giáo viên đều tham gia đầy đủ. Giáo viên của nhà trường có thái độ giao tiếp đúng mực với phụ huynh học viên, một số giáo viên đã làm tốt công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng, ủng hộ về vật chất và tinh thần cho nhà trường. Kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và địa phương chưa được một số ít giáo viên quan tâm đúng mức. Các hoạt động của các tổ chức chính trị địa phương thường tổ chức vào các ngày trong tuần nên giáo viên đã gặp khó khăn về thời gian khi tham gia những hoạt động đó.

- Về năng lực phát triển nghề nghiệp: Năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên được đánh giá chưa được cao là do: Đa số giáo viên trong TTSP đã có tinh thần cầu thị, lắng nghe những nhận xét đánh giá của người khác; thực hiện đầy đủ yêu cầu đối với việc bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Một số giáo viên biết rút kinh nghiệm trong công tác, tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện. Các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên tăng cường tổ chức các hoạt động thăm lớp, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm và phổ biến cho nhau các kiến thức mới, công nghệ mới. Tuy nhiên, trong tập thể sư phạm vẫn còn một số giáo viên ngại học, ngại đổi mới, tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn một cách chiếu lệ, hình thức, số giáo viên này tập trung ở một số thầy cô cao tuổi và một số giáo viên trẻ mà năng lực trình độ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường trung học cơ sở huyện ngọc hiển tỉnh cà mau 1 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)